Chương 3: : Kết quả nghiên cứu nhận thức của sinh viên
3.2. Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về
3.2.3. Quan điểm của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ
Kết quả khảo sát cho thấy nhận thức của sinh viên về tiêu chí quyết định năng lực lãnh đạo, thuận lợi và khó khăn, giải pháp về vấn đề năng lực lãnh đạo của phụ nữ đều được sinh viên nhận thức khá mới mẻ và đầy đủ. Tuy nhiên, để có thể khảo sát nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ một cách toàn diện hơn thì cần phải thể hiện được các ý kiến, đánh giá về những quan điểm khác nhau liên quan đến năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Sau đây là kết quả thu được của một số ý kiến thể hiện quan điểm tham gia lãnh đạo của phụ nữ:
Quan điểm chung của mọi người là nhiệm vụ chính của phụ nữ là trong gia đình và chăm sóc con cái, người già, người ốm. Đây là vai trò được truyền thông, giáo dục và dân gian ủng hộ, phụ nữ bị gắn liền với danh xưng là người của gia đình.
Biểu đồ 3.4: Thể hiện quan điểm “phụ nữ chỉ nên phấn đấu vừa phải cho sự nghiệp, cần ưu tiên nhiều hơn cho gia đình.” (đơn vị %)
Với quan điểm này, Có 60% sinh viên được hỏi đưa ra ý kiến không đồng ý và 17% hoàn toàn không đồng ý, chỉ có hơn 20% là đồng ý (17%) và hoàn toàn đồng ý (6%). Như vậy, đa số các sinh viên đều không ủng hộ quan điểm này. Theo họ, việc phụ nữ tăng cường hoạt động xã hội và xây dựng sự nghiệp là sự khẳng định năng lực bản thân, góp phần nâng cao địa vị của phụ nữ trong xã hội.
17%
60% 17%
6%
Không đồng tình với quan điểm này cũng cho thấy sinh viên đã bắt đầu tiếp cận với những tư tưởng mới, tiến bộ về vấn đề phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ.
Một số ý kiến là: “Mình nghĩ thời nay, phụ nữ thời này rất năng động, sáng tạo. Họ ưu tiên đặt sự nghiệp lên hàng đầu, không giống như phụ nữ thời xưa ưu tiên gia đình nhiều hơn. Yêu cầu xã hội ngày nay ai cũng cần được khẳng định vị trí nhất định của mình. Phụ nữ họ lựa chọn phấn đấu cho sự nghiệp hay chăm lo gia đình là quyền cá nhân của họ. Mình nghĩ không nên đưa ra nhận định một chiều” – bạn H, sinh viên năm 3
“Với cá nhân em thì mình lựa chọn cân bằng cả sự nghiệp và gia đình. Nhưng em không đồng ý với quan điểm phụ nữ chỉ nên phấn đấu vừa phải cho sự nghiệp. Để nhận được sự tôn trọng từ những người khác thì em nghĩ bản thân mình phải cố gắng hết sức” - bạn D, sinh viên năm 2 cho ý kiến.
Mặc dù có ý kiến khác nhau về quan điểm “phụ nữ chỉ nên phấn đấu vừa phải cho sự nghiệp, cần ưu tiên nhiều hơn cho gia đình” nhưng hầu hết ý kiến đề không tán thành với quan điểm này. Điều này chứng minh cho việc phụ nữ ngày nay cần phải ưu tiên phát triển sự nghiệp, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò của mình trong xã hội. Nó góp phần thay đổi định kiến, quan điểm không chính xác về phụ nữ và bình đẳng giới.
Biểu đồ 3.5: Thể hiện quan điểm “phụ nữ lãnh đạo sẽ làm này sinh nhiều vấn đề hơn nam giới.” (đơn vị %)
Kết quả khảo sát quan điểm “phụ nữ lãnh đạo sẽ làm này sinh nhiều vấn đề hơn nam giới” thu được: Hoàn toàn không đồng ý là 11%, không đồng ý là 62%, chỉ có 22% người đồng ý và 5% hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Trên 70% sinh viên tham gia khảo sát đề không đồng ý với quan điểm này. Điều này cho thấy mức độ tôn trọng và đánh giá công bằng của sinh viên tham gia khảo sát với với năng lực của phụ
11%
62% 22%
5%
Quan điểm “phụ nữ làm này sinh nhiều vấn đề” xuất phát từ việc đổ lỗi, thiếu trọng trọng. Nếu như cùng một vấn đề sai sót nảy sinh, đối với lãnh đạo là nam thì người ta thường lựa chọn im lặng hoặc đề xuất các giải pháp rồi cùng nhau thực hiện. Nhưng với nữ giới thì họ thường phải chịu sự chỉ trích nhiều hơn và nhận thái độ tức giận, khó chịu từ cấp giới, và cấp trên.
Như vậy, quan điểm “phụ lãnh đạo sẽ làm này sinh nhiều vấn đề hơn nam giới” không được phần lớn người đồng ý. Đây là một sự nhìn nhận và tích cực hiện nay đối với phụ nữ, khác xa với những định kiến trước đây luôn cho rằng phụ nữ là rung tâm của mọi rắc rối. Có thể thấy năng lực của phụ nữ ngày càng dần nhận được sự tôn trọng thích đáng.
“Lớp mình toàn bộ ban cán sự lớp và ban cán sự đoàn đều là nữ. Mình thấy các bạn ấy giải quyết các vấn đề vô cùng tốt. Chúng mình chẳng gặp rắc rối gì, đặc biệt là những rắc rối với các cô ấy thì hoàn toàn chưa xảy ra.” – bạn H, sinh viên năm 3.
Biểu đồ 3.6 Thể hiện quan điểm “nếu hai người có năng lực làm việc như nhau thì nên lựa chọn nam giới hơn là nữ giới.” (đơn vị %)
Với quan điểm “nếu hai người có năng lực làm việc như nhau thì nên lựa chọn nam giới hơn là nữ giới”, trên thực tế đang xảy ra. Quan điểm này thể hiện sự bình đẳng giới và bất công trong công tác lãnh đạo.
Nếu một nam giới và nữ giới có năng lực như nhau. Chắc chắn nam giới sẽ được lựa chọn. Không chỉ nam giới là bầu cho nam giới mà phụ nữ cũng bầu cho nam giới. Điều này có thể là mọi người, đặc biệt là nam giới, không thích giới quyền lãnh đạo của phụ nữ. Có lẽ người ta nghĩ rằng phụ nữ có ít thời gian cho công việc hơn do họ phải thực hiện các nghĩa vụ gia đình. [28]
Với 19% người hoàn toàn không đồng ý và 51% không đồng ý , ở quan điểm này đã cho thấy đa phần sinh viên đều không đồng ý với quan điểm này. Điều này chứng
19%
51% 23%
7%
tỏ họ coi trọng sự công bằng nơi công sở nhiều hơn, đồng thời mong muốn tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, cùng phát triển. Điều này cũng thể hiện xu thế mới hiện nay trong các doanh nghiệp/ tổ chức đó là xây dựng văn hóa học tập, công bằng. Nhìn vào biểu đồ số liệu cho biết có 23% người đồng tình và 7% hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Với những người đồng tình với quan điểm “nếu hai người có năng lực làm việc như nhau thì nên lựa chọn nam giới hơn là nữ giới” là ý kiến nhìn nhận vấn đề theo góc độ khác.
“Mình không đồng ý với quan điểm này, phụ nữ cũng lãnh đạo tốt tại sao lại không lựa chọn. Điều thật bất công và đi trái lại mong muốn của mình. “ – bạn L, sinh viên năm 4
“Em thấy nam giới thường có sự mạnh mẽ và quyết đoán hơn nữ giới, lại có sức khỏe nữ. Việt lựa chọn nam giới thay vì nữ giới cũng là điều dễ hiểu ạ” – bạn N, sinh viên năm 2
Nhìn chung việc xây dựng môi trường công bằng, phát triển năng lực lãnh đạo cá nhân nói chung và phụ nữ nói riêng đang được ưu tiên. Việc này vừa có thể tạo ra một môi trường làm việc tin cậy, chất lượng, vừa góp phần vào việc nâng cao nhận thức của nhân viên về vấn đề “năng lực lãnh đạo của phụ nữ”.
Biểu đồ 3.7: Thể hiện quan điểm “năng lực lãnh đạo của phụ nữ không bằng nam giới.” (đơn vị %)
Với quan điểm này, có 30% sinh viên hoàn toàn không đồng ý và 48% không đồng ý, chỉ có 16% đồng ý và 6% hoàn toàn đồng ý. Phần lớn (78%) người không đồng ý với quan điểm này chứng minh họ đánh giá cao năng lực của nữ giới không thua kém năng lực của nam giới. Điều này có thể hiện được sự nhìn nhận đúng mức giá trị năng lực của phụ nữ.
30%
48% 16%
6%
Những số liệu đánh giá và ý kiến thu được đối với các quan điểm về “năng lực lãnh đạo của phụ nữ” đã cho thấy sinh viên có nhận thức mới mẻ, có hiểu biết nhất định đối với các vấn đề về năng lực lãnh đạo của phụ nữ, phù hợp với sự phát triển chung về mặt xã hội.