Nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ theo ngành học

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ (Trang 68 - 119)

Chương 3: : Kết quả nghiên cứu nhận thức của sinh viên

3.4. Nhận thức về năng lực lãnh đạo của phụ nữ theo ngành học

3.4.1. Nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ theo ngành học

Khảo sát nhận thức của sinh viên theo từng nhóm ngành học qua việc tiếp cận khái niệm năng lực lãnh đạo, các tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo của phụ nữ và các yếu tố thuận lợi và khó khăn của phụ nữ khi tham gia vào công tác lãnh đạo.

3.4.1. Nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ theo ngành học học

Bảng 3.9: Nhận thức của sinh viên về khái niệm năng lực lãnh đạo theo ngành học (đơn vị %) A B C D Tần suất Phần trăm (%) Tần suất Phần trăm (%) Tần suất Phần trăm (%) Tần suất Phần trăm (%) KH GD 58 42 61 44.2 19 13.7 0 0 KH TN 40 37.7 72 64.3 0 0 0 0 KH XH & NV 52 40.3 64 49.6 13 10.1 0 0

Dựa vào bảng số liệu 3.9, Đối với sinh viên thuộc nhóm ngành khoa học giáo dục, lựa chọn tiếp cận khái niệm về “năng lực lãnh đạo là khả năng ảnh hưởng của một người hoặc một số người lên những người khác để họ tự nguyện thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.” và “năng lực lãnh đạo đồng nhất với khái niệm năng lực quản lý, đó lý là khả năng phụ trách việc sắp xếp, điều hành công việc nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.” gần như tương đương nhau, với tỉ lệ lựa chọn đáp án A là 42% và đáp án B là 44.2%.

Đối với hai khối ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân văn thì tỉ lệ sinh viên chọn khái niệm năng lực lãnh đạo đồng nhất với năng lực quản lý cao hơn.

Điều này thể hiện, sự tiếp cận thông tin về vấn đề năng lực lãnh đạo của phụ nữ ở sinh viên khối ngành giáo dục rộng hơn. Nó cho thấy ý nghĩa giáo dục ảnh hưởng đến nhận thức.

Xem xét các tiêu chí quyết định năng lực lãnh đạo theo 3 nhóm ngành:

Bảng 3.10: Các tiêu chí quyết định năng lực lãnh đạo theo ngành học

STT Các tiêu chí

Khoa học giáo dục Khoa học tự nhiên Khoa học XH & NV Tần suất Phần trăm (%) Thứ bậc Tần suất Phần trăm (%) Thứ bậc Tần suất Phần trăm (%) Thứ bậc 1 Sự quyết đoán 138 100 1 90 80.3 6 108 84 1 2 Chấp nhận mạo hiểm 52 37.7 15 48 42.8 15 71 55 10 3 Sự hài hước 24 17.4 16 48 42.8 15 30 23.2 15 4 Đầu óc thực tế 100 72.5 9 88 78.5 7 91 70.5 4 5 Sự kiên trì 62 45 13 55 49.1 14 49 38 14 6 Sự hiểu biết 103 74.6 8 97 86.6 3 84 65.1 6 7 Sự năng động 75 54.3 12 64 57.1 13 73 56.6 9 8 Khả năng giao tiếp 126 91.3 3 103 92 1 86 66.6 5 9 Trình bày thuyết phục 98 71 10 71 63.4 12 78 60.5 8 10 Khả năng phân tích tình hình và dự báo xu hướng 106 76.8 7 80 71.4 10 73 56.6 9 11 Khả năng tiếp cận 61 44.2 14 72 64.3 11 61 47.3 13

thông tin 12 Bình tĩnh xử lý các biến cố 78 56.5 11 85 75.9 9 69 53.5 12 13 Biết lắng nghe 131 95 2 86 76.8 8 100 77.5 2 14 Biết dùng người. 116 84 5 85 75.9 9 94 72.8 3 15 Tính linh hoạt 100 72.5 9 94 84 4 80 62 7 16 Trí tuệ cảm xúc 113 82 6 101 90.1 2 69 53.5 12 17 Khả năng liên kết con người 119 86.2 4 93 83 5 70 54.2 11

Kết quả thu được, Với nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn, 5 tiêu chí được lựa chọn nhiều nhất là Sự quyết đoán (84%); Biết lắng nghe (77.5%); Biết dùng người (72.8%); Đầu óc thực tế (70.5%); Khả năng giao tiếp (66.6%).

Năm tiêu chí được nhóm ngành khoa học tự nhiên lựa chọn nhiều nhất là: Khả năng giao tiếp (92%); Trí tuệ cảm xúc (91.1%); Sự hiểu biết (86.6%); Tính linh hoạt (84%); Khả năng liên kết con người (83%).

Đối với nhóm ngành khoa học giáo dục, 5 tiêu chí lần lượt là: Sự quyết đoán (100%); Biết lắng nghe (95%); Khả năng giao tiếp (91.3%); Khả năng liên kết con người (86.2%); Biết dùng người (84%).

Các tiêu chí lựa chọn ở hai nhóm ngày khoa học xã hội và nhân văn với nhóm ngành khoa học tự nhiên khác nhau hoàn toàn, không có tiêu chí nào trùng lặp với nhau. Nhưng đối với nhóm ngành khoa học giáo dục thì các tiêu chí liên kết với hai nhóm ngành còn lại một cánh chon lọc. Điều này có thể thấy rằng, nhóm ngành khoa học giáo dục có nhận thức về vấn đề năng lực lãnh đạo của phụ nữ một cách toàn diện nhất.

Sự nhìn nhận vấn đề khác nhau giữa các nhóm ngành cho thấy sự ảnh hưởng của môi trường và tính chất công việc đến nhận thức về năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

D là sinh viên ngành tâm lý học cho biết: “Lúc trước em không quan tâm lắm đến những vấn đề về bình đẳng giới hay vấn đề gì liên quan đến lãnh đạo, phát triển bản thân. Tuy nhiên, từ khi lên đại học thì thầy cô, bạn bè, các anh chị khóa trên nói nhiều đến vấn đề này nên em mới dần quan tâm đến nó.”

Khi đọc hỏi ý nghĩa của việc quan tâm đến các vấn đề năng lực lãnh đạo của phụ nữ, D cho biết: “Em nghĩ đầu tiên là em thay đổi nhiều về tư tưởng của mình. Sau đó, em biết mình nhận được nhiều quyền lợi hơn. Quan trọng nữa là khi tìm hiểu về các vấn đề này em có động lực phát triển bản thân nhiều hơn.”

3.4.2. Nhận thức của sinh viên về thuận lợi và khó khăn trong việc tham gia vào công tác lãnh đạo của phụ nữ theo ngành học vào công tác lãnh đạo của phụ nữ theo ngành học

Một số yếu tố khó khăn trong việc tham gia vào công tác lãnh đạo của phụ nữ theo ngành học.

- Mất một khoảng thời gian để mang thai, sinh đẻ và nuôi con

Bảng 3.11: Yếu tố khó khăn “mất một khoảng thời gian để mang thai, sinh đẻ và nuôi con” (đơn vị %)

KH XH & NV KH TN KH GD

Hoàn toàn đồng ý 35.6 9 59

Đồng ý 55 82 38.4

Không đồng ý 9.4 9 3

Hoàn toàn không đồng ý

0 0 0

Từ bảng 3.11 có thể thấy, Ở khối ngành Khoa học giáo dục có tỉ lệ đồng ý hoàn toàn với yếu tố khó khăn “mất một khoảng thời gian để mang thai, sinh đẻ và nuôi con” cao hơn hai khối ngành còn lại với 35.6%, đặc biệt vượt trội hơn hẳn khối ngành khoa học tự nhiên (9%).

- Thiếu thời gian để học tập, nâng cao trình độ

Bảng 3.12: Yếu tố khó khăn “thiếu thời gian để học tập, nâng cao trình độ” (đơn vị %)

KH XH & NV KH TN KH GD

Hoàn toàn đồng ý 7.7 5.3 0

Đồng ý 34.1 49.1 30.4

Không đồng ý 56.5 43.75 54.3

Hoàn toàn không đồng ý

1.5 1.8 15.2

Đối với yếu tố khó khăn này, tỉ lệ không đồng ý ở cả 3 khối ngành đều cao. Khối ngành xã hội và nhân văn có tỉ lệ không đồng ý (56.5%) và hoàn toàn không đồng ý là 1.5%. Khối ngành Khoa học tự nhiên có 43.75% không đồng ý và 1.8 hoàn toàn không đồng ý. Khối ngành Khoa học giáo dục có tỉ lệ hoàn toàn không đồng ý cao nhất là 15.2%, không đồng ý là 54.3%.

Như vậy, có thể thấy rằng có hơn một nửa sinh viên tham gia khảo sát không đồng ý với yếu tố này là khó khăn của phụ nữ trong việc tham gia vào công tác lãnh đạo.

Ngoài hai yếu tố khó khăn trên, còn có các yếu tố khó khăn của phụ nữ trong việc tham gia vào công tác lãnh đạo như:

- Thiếu sự ủng hộ của gia đình - Thiếu sự ủng hộ của đồng nghiệp

- Khó khăn trong việc vượt qua rào cản tâm lý về định kiến xã hội - Chưa được xã hội nhìn nhận, đánh giá đúng mức

Tuy nhiên, không có sự chênh lệch và khác biệt lớn giữa các nhóm ngành đối với hai nguyên nhân những nguyên nhân này.

Một số yếu tố thuận lợi trong việc tham gia vào công tác lãnh đạo của phụ nữ theo ngành học

- Có nhiều chính sách, chế độ hỗ trợ cho phụ nữ

Bảng 3.13: Yếu tố thuận lợi “có nhiều chính sách, chế độ hỗ trợ cho phụ nữ” (đơn vị %)

KH XH & NV KH TN KH GD

Hoàn toàn đồng ý 35.6 26.7 37

Đồng ý 59 61.6 45.6

Không đồng ý 5.5 11.6 14.5

Hoàn toàn không đồng ý

0 0 3

Xét yếu tố thuận lợi “có nhiều chính sách, chế độ hỗ trợ cho phụ nữ” có thể thấy sự thống nhất trong việc lựa chọn ý kiến của các khối ngành. Phần với đều đồng ý rằng đây là yếu tố thuận lợi.

Một số yếu tố thuận lợi khác như:

- Gánh nặng việc nhà được chia sẻ (với chồng con, người giúp việc..) - Dễ lấy được thiện cảm của đối tác

- Dễ gần gũi, chia sẻ với với đồng nghiệp - Được mọi người coi trọng và ủng hộ

Cũng nhận được sự đồng ý của phần đông sinh viên theo các khối ngành. Tuy có sự khác nhau về tỉ lệ đưa ra ý kiến nhưng sự chênh lệch này không lớn. Không dẫn đến những khác biệt khác.

Tiểu kết chương 3

Để đánh giá nhận thức của sinh viên Trường ĐHSP - ĐHĐN về năng lực lãnh đạo của phụ nữ, trong chương 3 đề tài đã phân tích, xử lý số liệu thu được và tiến hành nghiên cứu nhận thức của nhân viên về các khía cạnh của năng lực lãnh đạo như khái niệm, tiêu chí quyết định năng lực lãnh đạo của phụ nữ, nhận thức về các quan điểm liên quan đến năng lực lãnh đạo của phụ nữ, …; Nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn của phụ nữ trong việc tham gia vào công tác lãnh đạo.

Dựa vào giải thuyết, ngoài việc đánh giá nhận thức của nhân về vấn đề năng lực lãnh đạo thì đề tài còn nghiên cứu, đánh giá nhận thức của sinh viên theo giới tính và khối ngành học.

Cụ thể trong chương 3 đã tiến hành nghiên cứu:

Nghiên cứu mức độ quan tâm của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Kết quả thu được cho thấy sinh viên trường ĐHSP – ĐHĐN quan tâm các vấn đề liên quan về giới, đặc biệt là quan tâm đến vấn đề năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

Khảo sát nhận thức của sinh viên Trường ĐHSP - ĐHĐN về năng lực lãnh đạo của phụ nữ dưới các khía cạnh: Khái niệm năng lực lãnh đạo, tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo của phụ nữ, nhận thức của sinh viên về các quan điểm liên quan đến năng lực lãnh đạo của phụ nữ, thuận lợi và khó khăn của phụ nữ khi tham gia và công tác lãnh đạo. Bên cạnh đó, đề tài cũng thực hiện khảo sát khả năng vận dụng kiến thức vào xử lý các tình huống về năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Kết quả thu được, sinh viên có nhận thức về các mức độ biết, thông hiểu và vận dụng về vấn đề năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

Khảo sát nhận thức của sinh viên Trường ĐHSP - ĐHĐN về năng lực lãnh đạo của phụ nữ theo giới tính ở khía cạnh tiếp cận khái niệm, tiêu chí quyết định năng lực lãnh đạo, những thuận lợi và khó khăn. Kết quả thu được: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khía cạnh tiếp cận khái niệm năng lực lãnh đạo giữa nam và nữ. Và Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về yếu tố khó khăn“thiếu sự ủng hộ của gia đình” với các nhóm giới tính giữa nam và nữ.

Đánh giá nhận thức của sinh viên Trường ĐHSP - ĐHĐN về năng lực lãnh đạo của phụ nữ theo khối ngành học. Kết quả thu được cho thấy có sự tiếp cận khác nhau về khái niệm giữa 3 khối ngành học. Lý giải điều này có thể do tính chất mỗi ảnh học có ảnh hưởng đến sự tiếp cận vấn đề. Những khía cạnh khác có sự khác biệt như không lớn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận:

1. Phần lớn sinh viên Trường ĐHSP – ĐHĐN quan tâm đến các vấn đề về giới và vấn đề phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

2. Sinh viên có khả năng nhận thức các mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng về vấn đề năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

3. Sinh viên có khả năng đánh giá những thuận lợi và khó khăn của phụ nữ khi tham gia vào công tác lãnh đạo. Hai yếu tố khó khăn nhất đối với sự phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ được sinh viên lựa chọn là: mất một khoảng thời gian để mang thai, sinh đẻ và nuôi con; Khó khăn trong việc vượt qua rào cản tâm lý về định kiến xã hội.

4. Sinh viên nêu lên các giải pháp giải quyết những vấn đề khó khăn của phụ nữ trong việc tham gia vào công tác lãnh đạo như: Xây dựng một môi trường thân thiện, cởi mở và công bằng và Xây dựng các bộ luật, không phân biệt đối xử giữa nam và nữ

5. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về yếu tố “thiếu sự ủng hộ của gia đình” với giới tính nam và nữ. Như vậy, phần lớn nam giới cho rằng nữ giới nhận được sự ủng hộ từ gia đình, ngược lại phần lớn nữ giới lại cho rằng phụ nữ chưa thật sự nhận được sự ủng hộ từ gia đình.

6. Sinh viên nêu lên những đánh giá, quan điểm của mình. Đồng thời có khả năng vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn.

7. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các cách tiếp cận khái niệm năng lực lãnh đạo theo giới tính. Sự khác biệt này thể hiện qua khái niệm năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

8. Có sự khác nhau về đánh giá các tiêu chí quyết định năng lực lãnh đạo của phụ nữ theo nhóm ngành. Trong đó, nhóm ngành khoa học giáo dục có nhận thức toàn diện hơn hai nhóm ngành còn lại.

Khuyến nghị:

Nhận thức về năng lực lãnh đạo của phụ nữ là một vấn đề có sự ảnh hưởng có ý nghĩa đến nhiều vấn đề xã hội như bình đẳng giới, phân công vai trò lao động, đào tạo và phát triển thế hệ lãnh đạo đất nước, … Chính vì vậy, cần phải được chú trọng, đầu từ nâng cao nhận thức cho tất cả mọi người trong xã hội, đặc biệt nhất là thế hệ trẻ. Sau đây là một số khuyến nghiên đối với nhà trường để nâng cao nhận thức của sinh về năng lực lãnh đạo của phụ nữ:

1. Tăng cường các chương trình, hội thảo về chủ đề phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Các chương trình, hội thảo này mở rộng đến tất cả mọi đối tượng.

2. Tuyên truyền, kết nối các chính sách của nhà nước về phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ thông qua các tài liệu học tập, báo đài, … Đối với sinh viên là các kênh truyền thông của nhà trường.

3. Xây dựng môi trường cởi mở, năng động, sáng tạo, tôn trọng và bình đẳng. Thông quan các hoạt động ngoại khóa, hoạt động câu lạc bộ, đội, nhóm, …

4. Xây dựng chương trình đào tạo năng lực lãnh đạo cho sinh viên. Chương trình mở rộng, tiếp cận đến tất cả mọi đối tượng sinh viên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt:

1. Vũ Dũng (2006). Giáo trình Tâm lý học quản lý. NXB Đại học Sư phạm 2. Trần Mai Hương, Nguyễn Thị Thúy, Kristen Pratt và Nguyễn Thu Hằng (2004). Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách. NXB Phụ nữ.

3. Vũ Thùy Hương. Cơ sở định hướng giá trị của thanh niên – sinh viên. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 21-26

4. Hoàng Phê (chủ biên) 2008, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

5. Cao Minh Qúy (2009). Nhận thức của trí thức Hà Nội về vai trò của cán bộ nữ trong việc tham gia lãnh đạo, quản lý nhà nước hiện nay. Luận văn thạc sĩ. ĐH Quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

6. Nguyễn Văn Tường (2010). Tâm lý học nhận thức. Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em (Trung tâm N – T Nguyễn Khắc Viện)

7. Đỗ Minh Thúy (2008). Nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Luận văn thạc sĩ. Đại Học Quốc gia hà Nội - Trường Đại học Khoa học xã hội

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ (Trang 68 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)