Giai đoạn 1

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ (Trang 41)

8. Cấu trúc đề tài

2.1.1.Giai đoạn 1

a. Mục đích

Mục đích của giai đoạn này nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho toàn bộ quá trình nghiên cứu, bao gồm:

- Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về nhận thức về năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản liên quan đến khái niệm nhận thức về năng lực lãnh đạo của phụ nữ, tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo của phụ nữ, thuận lợi và khó khăn.

- Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.

b. Nhiệm vụ

- Phân tích và tổng hợp các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về nhận thức về năng lực lãnh đạo của phụ nữ, chỉ ra những khía cạnh tiếp cận và kết quả thu được của các nghiên cứu này.

- Xác định các khái niệm, công cụ sử dụng trong bài nghiên cứu - Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn:

+ Mức độ nhận thức về năng lực lãnh đạo của sinh viên

2.2.2. Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn

a. Mục đích

Khảo sát mức độ nhận thức của sinh viên Trường ĐHSP – ĐHĐN về năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Tìm hiểu về nhận thức về năng lực lãnh đạo của khách thể qua các khía cạnh nhận thức, mức độ quan tâm, tiêu chí, thuận lợi và khó khăn.

b. Nhiệm vụ

- Xây dựng công cụ nghiên cứu: Bảng hỏi, câu hỏi phỏng vấn

- Khảo sát mức độ nhận thức của sinh viên Trường ĐHSP – ĐHĐN và nhận thức về năng lực lãnh đạo của phụ nữ qua các khía cạnh nhận thức.

- Phân tích kết quả khảo sát nhận thức của sinh viên Trường ĐHSP – ĐHĐN về năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

c. Quy trình nghiên cứu

- Xây dựng công cụ nghiên cứu

+ Tiến hành thiết kế bảng hỏi: Đề tài có kết hợp với phỏng vấn để lấy ý kiến của sinh viên về vấn đề năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

+ Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi:

Khách thể nghiên cứu:

Sau khi đã xác định được tổng thể mẫu nghiên cứu, chúng tôi tiến hành chọn mẫu phù hợp với phạm vi nghiên cứu theo công thức:

Với độ tin cậy là 95%, sai số tiêu chuẩn là

Như vậy số lượng sinh viên được chọn tham gia vào nghiên cứu là 383 sinh viên. Chúng tôi chia số sinh viên này theo 3 khối ngành đào tạo là khoa học giáo dục (sư phạm toán, sư phạm vật lý, sư phạm mầm non…); khoa học tự nhiên (cử nhân hóa dược, cử nhân công nghệ sinh học, cử nhân quản lý tài nguyên môi trường); khoa học

xã hội và nhân văn (tâm lý học, công tác xã hội, việt nam học, báo chí, giáo dục chính

trị…). Trong mỗi khối, lựa chọn mẫu ngẫu nhiên, đảm bảo đủ số lượng mẫu cần thiết, đại diện cho tổng mẫu nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình nghiên cứu, có nhiều lý do khác nhau phát sinh. Đề tài chỉ thu được 379 mẫu phiếu nghiên cứu.

Bảng 2.1: Số lượng mẫu tham gia nghiên cứu

Khối ngành Số lượng Tỉ lệ(%) Nam Nữ

Khoa học giáo dục 138 36.4 54 84

Khoa học tự nhiên 112 29.6 66 46

Khoa học xã hội và nhân văn 129 34 21 108

Cách tiến hành:

Tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi theo hai hình thức online (biểu mẫu) và offline (giấy)

d. Xử lý kết quả

Xử lý số liệu thu được từ phiếu khảo sát. Từ đó phân tích kết quả thực trạng mức độ nhận thức của sinh viên.

Nhập và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 22.0

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi thực hiện phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

Mục đích: Khái quát nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

Cách thức tiến hành: Đề tài đã nghiên cứu nhiều công trình của các tác giả trong và ngoài nước. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các nghiên cứu trước đây về năng lực lãnh đạo, năng lực lãnh đạo của phụ nữ, nhận của về năng lực lãnh đạo, nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo. Các khía cạnh ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo và nhận thức về năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

Kết quả nghiên cứu văn bản tài liệu cũng cho phép chúng tôi xác định các công cụ nghiên cứu và cách thức tiến hành nghiên cứu thực trạng.

2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi xây dựng bảng hỏi khảo sát mức độ nhận thức về năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

Mục đích: Đánh giá nhận thức và các khía cạnh nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

Nội dung và cấu trúc bảng hỏi:

Dựa trên cơ sở lý luận, tổng quan đã nghiên cứu trước đó. Đề tài tiến hành xây dựng phiếu hỏi nhằm đánh giá nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Phiếu hỏi được xây dựng dựa trên thang đo nhận thức của Bloom. Chúng tôi lựa chọn tiến hành xây dựng và đo mức độ nhận thức theo 3 bậc: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng.

Tổng số mẫu mà chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên là: 379

Hoàn thành phiếu hỏi và xử lý phiếu hỏi

Các mức độ nhận thức:

Nhận biết

Thông hiểu

Từ câu 9 đến câu 13: Khảo sát mức độ nhận thức thông hiểu

Vận dụng

Từ câu 14 đến câu 17: Khảo sát mức độ vận dụng Câu 16: Tình huống 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên nhân:

- Không nêu được nguyên nhân. Tính 0 điểm - Nêu được nguyên nhân:

+ Nêu nguyên nhân không rõ ràng: Tính 1 điểm Ví dụ: may mắn, được nhiều người yêu mến hơn, … + Nêu nguyên nhân cụ thể: Tính 2 điểm

Ví dụ: Giới tính, năng lực lãnh đạo, ….

Giải pháp:

- Không nêu được giả pháp. Tính 0 điểm Nêu được giải pháp. Tính 1 điểm

Câu 16: Tình huống 2

Nguyên nhân:

- Không nêu được nguyên nhân. Tính 0 điểm - Nêu được nguyên nhân:

+ Nêu nguyên nhân không rõ ràng. Tính 1 điểm Ví dụ: Do sinh viên, do thầy cô, ,..

+ Nêu nguyên nhân cụ thể. Tính 2 điểm

Ví dụ: Năng lực lãnh đạo của Mai, yếu tố lãnh đạo còn thiếu, …

Giải pháp:

- Không nêu được giả pháp. Tính 0 điểm - Nêu được giải pháp. Tính 1 điểm Câu 17:

- Không nêu được biện pháp. Tính 0 điểm - Nêu được biện pháp. Tính 1 điểm

Tiến hành phát phiếu

Xác định độ tin cậy của phiếu hỏi:

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

N of Items

Độ tin cậy đạt được Cronbach‟s Alphan = 0.678

Kết quả cho thấy phiếu hỏi được quyền sử dụng vào nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn thực hiện nhằm mục đích thu thập, bổ sung thêm thông tin cho phiếu khảo sát. Góp phần làm rõ kết quả đề tài thu được.

Nội dung phỏng vấn là các vấn đề mà đề tài nghiên cứu xoay quanh nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Nội dung phỏng vấn được ghi rõ ràng, bao gồm: thông tin mã hóa sinh viên được hỏi, câu hỏi phỏng vấn, câu trả lời của người được phỏng vấn.

2.2.4. Phương pháp thống kê toán học

Số liệu thu được sau khảo sát thực tiễn, chúng tôi nhập vào phần mềm SPSS phiên bản 22.0 và được làm sạch dữ liệu để đảm bảo tính chính xác của việc nhập số liệu. Dữ liệu sau đó được xử lý bằng SPSS nhằm đánh giá về mặt định lượng và định tính, đảm bảo độ tin cậy của các kết quả thu được. Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.

Các chỉ số sau được sử dụng trong phân tích thống kê mô tả: tần suất, điểm trung bình cộng (Mean), độ lệch chuẩn (Std. Deviation), tính phần trăm (Frequency).

Phần phân tích thống kê suy luận sử dụng các phép thống kê: so sánh giá trị trung bình (Compare means).

Tiểu kết chương 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1, trong chương 2 đề tài thực hiện mô tả các giai đoạn nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu.

Ở chương 2, chúng tôi đã mô tả hai giai đoạn nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn. Trong đó, giai đoạn nghiên cứu lý luận mô tả mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu để làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn.

Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn mô tả khách thể nghiên cứu, cách tiến hành nghiên cứu và xử lý số liệu. Khách thể nghiên cứu được xác định là 383 sinh viên Trường ĐHSP – ĐHĐN. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đề tài chỉ thu được 379 mẫu khách thể.

Mô tả các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu, gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn và phương pháp thống kê toán học. Đặc biệt mô tả cụ thể cách xử lý số liệu khi sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

Những nghiên cứu ở chương 2, là tiền đề để đề tài tiếp tục thực hiện nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu ở chương 3.

Chương 3: : Kết quả nghiên cứu nhận thức của sinh viên

trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ 3.1. Mức độ quan tâm của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Vai trò về giới là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở phụ nữ và nam giới liên quan đến những đặc điểm và năng lực mà xã hội coi là thuộc về nam giới hoặc thuộc về phụ nữ trong một xã hội hay một nền văn hóa cụ thể nào đó.

Việc quan tâm đến vấn đề về giới cho thấy sự quan tâm của mọi người đến năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Điều này được thể hiện qua chỉ số tương quan giữa hai biến là mức độ quan tâm các vấn đề về giới và mức độ quan tâm về năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

r = 0.472

Bảng 3.1: Chỉ số tương quan hai biến

về mức độ quan tâm các vấn đề về giới và năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Correlations C2 C1 C2 Pearson Correlation 1 .472 ** Sig. (2-tailed) .000 N 379 379 C1 Pearson Correlation .472 ** 1 Sig. (2-tailed) .000 N 379 379

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Sự tương quan này là hai chiều, như vậy có thể thấy vấn đề về giới và năng lực lãnh đạo của phụ nữ có ảnh hưởng đến nhau và tác động đến nhận thức của sinh viên về các vấn đề này. Mối tương quan này còn được chứng minh dưới góc độ tiếp cận của xã hội học, nhận thức năng lực lãnh đạo của phụ nữ phản ánh nhận thức của con người về giới và bình đẳng giới.

Biểu đồ 3.1: Thể hiện mức độ quan tâm của sinh viên về các vấn đề về Giới và phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Đối với mức độ quan tâm các vấn đề về Giới, số liệu thu thập được cho thấy có

mức độ rất quan tâm là 32.7 %, quan tâm là 54.9 % và hai mức độ còn lại lần lượt là ít quan tâm là 10.3% và không quan tâm là 2.1%. Từ số liệu thu được có thể thấy hầu như tất cả sinh viên đều quan tâm đến các vấn đề về Giới với 87.6% là rất quan tâm và quan tâm. Đây là một số liệu minh chứng minh cho việc sinh viên ngày càng ý thức rõ được những vấn đề xã hội và con người.

Đối với mức độ quan tâm đến “phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ” tỉ lệ này còn cao hơn nữa. Có tận 59.4% là quan tâm, 37.7% là rất quan tâm và không có ai là không quan tâm đến vấn đề này. Phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ dường như là mối quan tâm hàng đầu của sinh viên Trường ĐHSP – ĐHĐN.

Ở trong môi trường có nền tảng là giáo dục, sinh viên sư phạm hiểu ý thức được trách nhiệm của mình trong tương lai. Ngoài những kiến thức chuyên môn là điều bắt buộc thì việc nhận thức và quan tâm đến các vấn đề xã hội ảnh hưởng đến con người là điều tất yếu. Mức độ quan tâm của sinh viên về phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ cho thấy một bức tranh tích cực trong giáo dục về vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong xã hội. Bên cạnh đó, nó đang thể hiện nhận thức của một thế hệ trẻ.

So sánh mức độ quan tâm “phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ” trong các năm học: 2.1 10.3 54.9 32.7 0 7.9 59.4 32.7 K H Ô N G Q U A N T Â M Í T Q U A N T Â M Q U A N T Â M R Ấ T Q U A N T Â M Vấn đề về Giới Năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Bảng 3.2: So sánh mức độ quan tâm phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ theo năm học

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Ít quan tâm 0 10% 14.7% 3.8%

Quan tâm 48.4% 45% 60% 71.1%

Rất quan tâm 51.6% 45% 29.3% 25.1%

Tổng 100% 100% 100% 100%

Bảng so sánh cho thấy kết quả mức độ quan tâm, rất quan tâm của sinh viên năm 1 lớn nhất và không có sinh viên nào là không quan tâm và ít quan tâm. Sinh viên năm 1 là những sinh viên mới rời khỏi môi trường trung học phổ thông lên đại học nhưng lại rất quan tâm đến vấn đề phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ cho thấy các bạn đã được giáo dục tốt ở môi trường phổ thông về vấn đề này. Đồng thời cũng chứng minh được sự cải thiện nhận thức trong vấn đề này ở thế hệ trẻ ngày càng phát triển.

Ở sinh viên năm 2, tỉ lệ sinh viên quan tâm và rất quan tâm là bằng nhau với 45%, tuy nhiên lại có 10% là ít quan tâm. Sinh viên năm 2 bắt đầu có sự ổn định trong học tập, họ cũng bắt đầu có nhiều sự quan tâm đến các vấn đề khác hơn. Việc ít quan tâm hơn đến vấn đề phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ cũng là điều có thể hiểu được. Sinh viên năm 3, có một sự dịch chuyển về mức độ quan tâm, tỉ lệ rất quan tâm thấp dần nhưng tỉ lệ quan tâm cũng tăng dần. Điều này có thể lý giải là vấn đề phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ không phải là mối quan tâm hàng đầu của sinh viên năm 3. Đối với sinh viên năm 4, sự dịch chuyển này vẫn tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên có một sự khác biệt hơn, đó là tỉ lệ ít quan tâm đã giảm xuống. Năm 4 là thời điểm mà sinh viên chuẩn bị tất cả mọi thứ để tốt nghiệp và tìm kiếm việc làm, ưu tiên hàng đầu của sinh viên năm 4 là nghề nghiệp tương lai. Việc quan tâm tới vấn đề phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ là cơ sở để họ xem xét cơ hội việc làm, phát triển trong tương lai và tính cạnh tranh trong công việc.

Khi được hỏi vì sao bạn quan tâm đến vấn đề phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Bạn L, một sinh viên năm 4 cho biết: Mình quan tâm đến vấn đề này là vì muốn tìm kiếm một môi trường làm việc tốt sau khi ra trường, hy vọng có cơ hội thăng tiến trong tương lai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, mức độ quan tâm của sinh viên Trường ĐHSP – ĐHĐN về vấn đề năng lực lãnh đạo của phụ nữ là rất cao.

3.2. Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ (Trang 41)