Mức độ nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ (Trang 60 - 62)

Chương 3: : Kết quả nghiên cứu nhận thức của sinh viên

3.2. Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về

3.2.4. Mức độ nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Nhận thức của sinh viên về vấn đề năng lực lãnh đạo của phụ nữ không dừng lại ở khả năng biết mà còn ở khả năng thông hiểu và vận dụng vào tình hình tế các kiến thức về vấn đề này.

Khi so sánh phong cách lãnh đạo của nam giới và nữ giới, kết quả thu được:

Biểu đồ 3.8: Thể hiện nhận thức của sinh viên về phong cách lãnh đạo của phụ nữ Chú thích: (đơn vị %)

A. Dân chủ, linh hoạt, hợp tác, nhạy cảm và thông hiểu B. Độc đoán, mạnh mẽ

C. Cạnh tranh, quyết đoán, thích kiểm soát

Khi so sánh phong cách lãnh đạo của nữ giới với nam giới, nữ giới thường có xu hướng lãnh đạo theo phong cách dân chủ, linh hoạt, hợp tác, nhạy cảm và thông hiểu. Số liệu thu được cho thấy phần lớn sinh viên đồng tình với điều này là lựa chọn đáp án

A là câu trả lời (có 76%). Một số ít sinh viên khác lựa chọn đáp án B (13%) và C (11%).

Trong công việc, phụ nữ thường rất ngại đối diện hoặc đương đầu với những tranh cãi, mâu thuẫn. Họ thường sử dụng thái độ hòa nhã để đối xử với nhân viên và giải quyết các vấn đề. Chính vì vậy, phong cách lãnh đạo dân chủ, linh hoạt, hợp tác, nhạy cảm và thông hiểu xuất ở nhiều, mang tính đặc trưng ở nữ.

A 76% B 13% C 11%

Phân tích lý do lựa chọn các tiêu chí quyết định năng lực lãnh đạo của sinh viên để biết được khả năng thông hiểu vấn đề của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

Trong 17 tiêu chí ở trên, các tiêu chí “sự quyết đoán” ; “khả năng giao tiếp”; “biết lắng nghe” là 3 tiêu chí được sinh viên lựa chọn nhiều nhất, mang ý nghĩa quyết định đến năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

Sinh viên cho rằng “sự quyết đoán là ra quyết định nhanh chóng, dứt khoát; Đưa ra những phán đoán tự tin, có cơ sở; Đưa ra quyết định dựa trên bản chất vấn đề và có tinh thần trách nhiệm với những quyết định đó.” Với 81% sinh viên lựa chọn. Điều này đúng với định nghĩa sự quyết đoán của đề tài. Bên cạnh đó, có 98.4% sinh viên khẳng định 2 tiêu chí “khả năng giao tiếp”; “biết lắng nghe” là sự bắt buộc phải có để đánh giá năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

Một số ý kiến được sinh viên nếu ra: “Giao tiếp là điều kiện để trở thành một nhà lãnh đạo và biết lắng nghe những suy nghĩ và ý kiến của con người để đưa ra một phương án tốt nhất”

Giao tiếp tốt sẽ là một lợi thế rất tốt để thuyết phục mọi người, biết nhìn nhận vấn đề và lắng nghe ý kiến và tiếp thu ý kiến, thì từ đó mới biết cách cư xử đúng mực với vai trò lãnh đạo”

“Giao tiếp tốt để truyền đạt, thuyết phục hay động viên, lắng nghe để hiểu nhân viên muốn gì, cần gì, tình trạng như thế nào”

“Có khả năng giao tiếp mới có thể trao đổi và nắm bắt tâm lý của đối tượng giao tiếp, nhằm đạt kết quả cao và thu được nhiều thông tin trong giao tiếp, tạo được nhiều mối quan hệ. Còn kỹ năng năng lắng nghe để thấu hiểu, để nhìn nhận vấn đề đa chiều, quyết định đúng đắn hơn”

“Người biết lắng nghe sẽ biết được điểm mạnh, yếu của bản thân cũng như của tập thể để đưa ra hướng đi phù hợp.”

Phân tích khả năng vận dụng giải quyết vấn đề của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ dựa vào các tình huống.

Đầu tiên là tình huống: “Trong một hoạt động do đoàn tổ chức, T là đoàn viên không hoàn thành trách nhiệm được giao. Quyên là bí thư liên chi Đoàn, sau khi biết được tình hình, Quyên liền gặp mặt, trò chuyện với T về các vấn đề T đang mắc phải. Sau đó, Quyên nhanh cho giao nhiệm vụ đó cho một đoàn viên khác có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ hơn”. Phần lớn sinh viên đều cho rằng nhân vật Quyên trong tình huống có năng lực lãnh đạo là Sự quyết đoán, sự lắng nghe, bình tĩnh xử lý các biến cố với 72.8% lựa chọn

Thứ hai là tình huống: “Sắp tới Khoa có tổ chức chương trình văn nghệ. Phương là lớp trưởng đã phân cô cho bạn R phụ trách hoạt động văn nghệ của lớp. Tuy nhiên,

gần sát ngày tổ chức chương trình bạn R không thể tham gia được. Phương rất lo lắng, sau đó quyết định báo lên khoa là lớp không tham gia chương trình được.” Có 77.8% sinh viên lựa chọn nhân vật Phương trong tình huống không có năng lực bình tình xử lý các biến cố.

Tỉ lệ cao sinh viên đưa ra được đáp án hợp lý cho hai tình huống trên cho thấy khả năng vận dụng giải quyết vấn đề là rất tốt.

Đối với các tình huống tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giải quyết tình huống, kết quả thu được như sau: Gía trị Minimum = 0, Maximum = 3, điểm trung bình mean = 1.81. Điều này cho thấy sinh viên đã giải quyết các tình huống một cách tích cực, hiệu quả.

Sinh viên còn đưa ra một số ý kiến giúp phụ nữ nâng cao năng lực lãnh đạo của mình là: “Cần đào tạo các năng lực lãnh đạo cần thiết cho phụ nữ. Đề cao năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Bình đẳng trong công việc, đặc biệt là công việc giữa phụ nữ và đàn ông”

“Tổ chức, tham gia các khóa học, giáo dục lãnh đạo”

“Để nâng cao năng lực lãnh đạo, phụ nữ cần phát triển nội lực bên trong”

“Để nâng cao năng lực lãnh đạo của phụ nữ cần phát triển đặc điểm bên ngoài để tạo cho người phụ nữ sức cuốn hút. Từ đó sẽ khiến người phụ nữ tự tin và góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo.”

“Tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội để lãnh đạo, phổ biến những yếu tố cần thiết đề phụ nữ nâng cao năng lực lãnh đạo của mình.”

“Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi vấn đề bình đẳng giới, tạo nhiều điều kiện cho phụ nữ tham gia vào công tác xã hội.”

Như vậy, những kết quả nghiên cứu trên cho thấy sinh viên Trường ĐHSP – ĐHĐN có sự hiểu biết, thông hiểu và vận dụng về vấn đề năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)