Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ (Trang 49 - 52)

8. Cấu trúc đề tài

3.2. Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về

theo năm học

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Ít quan tâm 0 10% 14.7% 3.8%

Quan tâm 48.4% 45% 60% 71.1%

Rất quan tâm 51.6% 45% 29.3% 25.1%

Tổng 100% 100% 100% 100%

Bảng so sánh cho thấy kết quả mức độ quan tâm, rất quan tâm của sinh viên năm 1 lớn nhất và không có sinh viên nào là không quan tâm và ít quan tâm. Sinh viên năm 1 là những sinh viên mới rời khỏi môi trường trung học phổ thông lên đại học nhưng lại rất quan tâm đến vấn đề phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ cho thấy các bạn đã được giáo dục tốt ở môi trường phổ thông về vấn đề này. Đồng thời cũng chứng minh được sự cải thiện nhận thức trong vấn đề này ở thế hệ trẻ ngày càng phát triển.

Ở sinh viên năm 2, tỉ lệ sinh viên quan tâm và rất quan tâm là bằng nhau với 45%, tuy nhiên lại có 10% là ít quan tâm. Sinh viên năm 2 bắt đầu có sự ổn định trong học tập, họ cũng bắt đầu có nhiều sự quan tâm đến các vấn đề khác hơn. Việc ít quan tâm hơn đến vấn đề phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ cũng là điều có thể hiểu được. Sinh viên năm 3, có một sự dịch chuyển về mức độ quan tâm, tỉ lệ rất quan tâm thấp dần nhưng tỉ lệ quan tâm cũng tăng dần. Điều này có thể lý giải là vấn đề phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ không phải là mối quan tâm hàng đầu của sinh viên năm 3. Đối với sinh viên năm 4, sự dịch chuyển này vẫn tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên có một sự khác biệt hơn, đó là tỉ lệ ít quan tâm đã giảm xuống. Năm 4 là thời điểm mà sinh viên chuẩn bị tất cả mọi thứ để tốt nghiệp và tìm kiếm việc làm, ưu tiên hàng đầu của sinh viên năm 4 là nghề nghiệp tương lai. Việc quan tâm tới vấn đề phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ là cơ sở để họ xem xét cơ hội việc làm, phát triển trong tương lai và tính cạnh tranh trong công việc.

Khi được hỏi vì sao bạn quan tâm đến vấn đề phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Bạn L, một sinh viên năm 4 cho biết: Mình quan tâm đến vấn đề này là vì muốn tìm kiếm một môi trường làm việc tốt sau khi ra trường, hy vọng có cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Như vậy, mức độ quan tâm của sinh viên Trường ĐHSP – ĐHĐN về vấn đề năng lực lãnh đạo của phụ nữ là rất cao.

3.2. Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Để đánh giá nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ, ngoài việc đánh giá mức độ nhận thức chung thì đề tài cũng xem xét đánh giá nhận thức theo

nhiều khía cạnh khác nhau như khái niệm, biểu hiện, thuận lợi, khó khăn, … của vấn đề.

3.2.1. Nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Đo mức độ biết và hiểu về năng lực lãnh đạo của nhân viên đã thu được kết quả sau: Có 52% người được hỏi cho rằng Năng lực lãnh đạo đồng nhất với khái niệm năng lực quản lý, đó lý là khả năng phụ trách việc sắp xếp, điều hành công việc nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Và 39.6% lại nghĩ Năng lực lãnh đạo là khả năng ảnh hưởng của một người hoặc một số người lên những người khác để họ tự nguyện thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.Chỉ có 8.4% có ý kiến Năng lực lãnh đạo là khả năng áp đặt ý muốn chủ quan của một người hoặc một số người lên những người khác bất kể họ đồng ý hay không đồng ý nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.không có sinh viên tham gia khảo sát nào cho rằng không có khái niệm vào về lãnh đạo.

Số liệu thu được có thấy, hơn một nửa số sinh viên cho rằng năng lực lãnh đạo đồng nhất với năng lực quản lý. Điều này có nghĩa là nhiều sinh viên nghĩ rằng khái niệm lãnh đạo và quản lý đồng nhất với nhau. Cách tiếp cận khái niệm này mang ý nghĩa hẹp, quản lý là một người lãnh đạo, tuy nhiên, khái niệm quản lý chỉ là một tính chất công việc nhỏ trong lãnh đạo. Quản lý chỉ là điều hành, sắp xếp công việc, nhưng lãnh đạo còn phải là người định hướng chiến lược, có tầm nhìn, đào tạo nhân sự, … Lãnh đạo mang ý nghĩa rộng hơn. Tiếp cận khái niệm năng lực lãnh đạo cũ, là khả năng áp đặt ý muốn của quan của một người lên những người khác có rất ít sinh viên lựa chọn, chỉ 8.4%. Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế thị trường cởi mở, lao động có nhiều quyền lợi và sự lựa chọn hơn thì khái niệm lãnh đạo nào không còn được ưa chuộng, thậm chí còn bị lên án. Số lượng sinh viên lựa chọn hướng tiếp cận khái niệm năng lực lãnh đạo này đã cho thấy đại bộ phận thế hệ trẻ có cách nhìn nhận vấn đề hợp với thời đại, xu hướng chung của xã hội. Việc tiếp cận khái niệm năng lực lãnh đạo đầy đủ và phụ hợp nhất là: Năng lực lãnh đạo là khả năng ảnh hưởng của một người hoặc một số người lên những người khác để họ tự nguyện thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt mục tiêu của tổ chức (39.6%) được không ít sinh viên lựa chọn cho thấy một đại bộ phận sinh viên có hiểu biết về vấn đề này.

Từ cách tiếp cận các khái niệm “năng lực lãnh đạo”, đề tài đi vào phân tích sinh viên lựa chọn các (yếu tố) tiêu chí quyết định năng lực lãnh đạo của một người:

Biểu đồ 3.2 : Thể hiện những tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực của một nhà lãnh đạo

Chú thích: (đơn vị %)

A. Sự quyết đoán I. Khả năng phân tích tình hình và dự báo xu hướng B. Chấp nhận mạo hiểm J. Trình bày thuyết phục

C. Sự hài hước K. Khả năng tiếp cận thông tin D. Đầu óc thực tế L. Bình tĩnh xử lý các biến cố E. Sự kiên trì M. Biết lắng nghe

F. Sự hiểu biết N. Biết dùng người G. Sự năng động O. Tính linh hoạt H. Khả năng giao tiếp P. Trí tuệ cảm xúc

Q. Khả năng liên kết con người

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, hầu hết các tiêu chí đều được đánh giá rất cao. Có 3 tiêu chí được trên 80% sinh viên lựa chọn là Sự quyết đoán (88.7%); Khả năng giao tiếp (83.2%); Biết lắng nghe (83.6%). Có 6 tiêu chí trên 70% người lựa chọn là: Đầu óc thực tế (73.6%); Sự hiểu biết (74.9%); Biết dùng người (77.8%); Tính linh hoạt (72.3%); Trí tuệ cảm xúc (74.7%); Khả năng liên kết con người (74.4%). Chỉ có một tiêu chí dưới 50% đó là sự hài hước (26.9%).

Sinh viên nhận thức được các tiêu chí đều quan trọng để đánh giá năng lực lãnh đạo. Trong đó có ba tiêu chí đặc trưng phát triển ở nữ giới là tính linh hoạt, trí tuệ cảm xúc, khả năng liên kết con người đều được phần lớn sinh viên lựa chọn. Điều này minh chứng cho việc phụ nữ hoàn toàn có năng lực để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.

So sánh sự lựa chọn các tiêu chí với nghiên cứu của Đỗ Minh Thúy (2008), Nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ được thực hiện trên địa bàn Hà

88.7 45.1 26.9 73.6 43.8 74.9 55.9 83.2 65.2 68.3 51.2 61.2 83.6 77.8 72.3 74.7 74.4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 A B C D E F G H I J K L M N O P Q Tiêu chí

Nội có một số thay đổi về số liệu thu được. Nghiên cứu của Đỗ Minh Thúy có kết quả: “sự quyết đoán”, “biết dùng người”, “khả năng phân tích tình hình và dự báo xu hướng” và “sự hiểu biết” là 4 tiêu chí được sinh viên cho là quan trọng nhất đối với người lãnh đạo. Không có sự thay đổi nhiều ở tiêu chí sự quyết đoán, tuy nhiên, mức độ đánh giá các tiêu chí khác lại thay đổi lớn. Đối với các tiêu chí “khả năng phân tích tình hình và dự báo xu hướng”, “biết dùng người”, “sự hiểu biết” vẫn được đánh giá cao nhưng không nằm ở các tiêu chí quyết định cao nhất. Một số tiêu chí ở nghiên cứu của Đỗ Minh Thúy bị đánh giá thấp như “biết lắng nghe”, “khả năng giao tiếp” nhưng trong đề tài này lại được đánh giá vào nhóm những tiêu chí quyết định. Bên cạnh đó, tỉ lệ lựa chọn tất cả các tiêu chí của hai nghiên cứu cũng có sự khác nhau.

Sự khác nhau trong số liệu thu được giữa hai đề tài có thể được lý giải với hai lý do sau: Thứ nhất, thời gian nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu của Đỗ Minh Thúy đã thực hiện cách đây hơn 12 năm, sự phát triển và thay đổi về đời sống, giáo dục cũng làm thay đổi các tiêu quyết định năng lực lãnh đạo. Sự thay đổi này có thể được gọi là thích nghi với tình hình mới, với yêu cầu thực tế; Thứ hai, khách thể thực hiện nghiên cứu cùng là sinh viên nhưng ở hai địa điểm khác nhau. Sự khác nhau của môi trường cũng sẽ dẫn đến sự khác nhau trong việc đánh giá và nhìn nhận các vấn đề.

Về các chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển năng lực lãnh đạo, kết quả khảo sát cho thấy: Có 57.5% sinh viên biết về các chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển năng lực

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng về năng lực lãnh đạo của phụ nữ (Trang 49 - 52)