Quá trình tư duy

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động nhận thức trong mạch kiến thức hình học cho học sinh lớp 1 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 30)

7. Cấu trúc đề tài

2.5.4. Quá trình tư duy

Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó con người chưa biết.

-Các giai đoạn của quá trình tư duy:

+Giai đoạn thứ nhất: Xác định vấn đề cần giải quyết.

+Giai đoạn thứ hai: Huy động tri thức, kinh nghiệm, xâm nhập, biến đổi đối tượng, liên tưởng đến những kiến thức cũ, cách giải quyết cũ đã biết.

+Giai đoạn thứ ba: Sàng lọc liên tưởng và hình thành giải quyết. +Giai đoạn thứ tư: Kiểm tra giải quyết.

+Giai đoạn thứ năm: Giải quyết vấn đề.

-Các thao tác tư duy: Phân tích và tổng hợp, so sánh; trừu tượng hóa, khái quát hóa; cụ thể hóa. Các thao tác tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong quá trình tư duy, con người sử dụng kết hợp các thao tác tư duy không theo một trật tự nhất định, tùy thuộc vào nhiệm vụ tư duy và tính chủ thể mà thao tác nào được chủ thể sử dụng.

-Phân loại tư duy:

+Phân loại theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy: tư duy trực quan hành động, tư duy hình ảnh, tư duy trừu tượng.

+Phân loại theo hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết nhiệm vụ tư duy ở người trưởng thành: tư duy thực hành, tư duy hình ảnh cụ thể, tư duy lí luận.

Nhìn chung, con người có tất cả các loại tư duy. Trong quá trình tư duy, con người thường sử dụng nhiều loại tư duy cùng lúc, nhưng tùy thuộc vào nhiệm vụ tư duy mà loại tư duy nào sẽ đóng vào trò chính, cốt lõi.

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động nhận thức trong mạch kiến thức hình học cho học sinh lớp 1 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)