Biện pháp 2: Sử dụng hệ thống câu hỏi “mở” kích thích trí nhớ, đặt học

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động nhận thức trong mạch kiến thức hình học cho học sinh lớp 1 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 59)

7. Cấu trúc đề tài

4.2.2. Biện pháp 2: Sử dụng hệ thống câu hỏi “mở” kích thích trí nhớ, đặt học

sinh vào tình huống có vấn đề, phát triển khả năng suy luận, nhận thức

4.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Cotton định nghĩa: “Câu hỏi trong lớp học là gợi ý có tính chất hướng dẫn để học sinh đạt được nội dung cần học, hoặc biết được chỉ dẫn phải làm gì hoặc làm như thế nào”. Do gắn với nội dung và phương pháp dạy học nên câu hỏi trong dạy học liên quan đến quá trình tổ chức dạy học của giáo viên, học tập của học sinh. Những câu hỏi mà giáo viên đặt ra trong quá trình dạy học là những điều giáo viên đã biết. Vậy mục đích của việc đặt các câu hỏi trong dạy học là:

- Hỏi để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh.

- Hỏi để kích thích khả năng tư duy của học sinh, dẫn dắt học sinh tư duy, khám phá những điều học sinh chưa biết.

- Hỏi để hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức, rèn luyện kĩ năng,...

Kết hợp các nội dung đã nêu trên, theo tôi, câu hỏi trong dạy học là câu nói nêu lên vấn đề về nhận thức đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ rồi đưa ra câu trả lời; bao gồm cả yêu cầu hoặc nêu ra một nhiệm vụ cho học sinh thực hiện. Câu hỏi trong dạy học được đưa ra trong một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, nhằm vào một đối tượng cụ thể, có một mục tiêu xác định và phục vụ cho mục đích nào đó.

Câu hỏi trong dạy học có chức năng cơ bản nhất là công cụ tổ chức quá trình lĩnh hội tri thức nhằm giúp học sinh hiểu và vận dụng tri thức, kỹ năng, phát triển những quá trình suy nghĩ. Thông qua hệ thống câu hỏi, giáo viên thể hiện ý đồ của mình, dẫn dắt học sinh tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề theo hướng nào, nhằm đạt được kiến thức, kỹ năng gì, đưa đến cho người học thông tin cơ bản nào. Thông qua hệ thống câu hỏi, giáo viên rèn luyện tư duy cho học sinh, kích thích học sinh tích cực tham gia vào quá trình học tập, giao tiếp, góp phần vào việc huy động kiến thức, kinh nghiệm. Thông qua sử dụng hệ thống câu hỏi, giáo viên trở thành người tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, còn học sinh trở thành chủ thể tích cực trong quá trình nhận thức của chính mình.

4.2.1.2. Cơ sở khoa học của biện pháp

Câu hỏi “mở” là những câu hỏi kích thích sự tư duy của học sinh, ở đó học sinh phải suy nghĩ, vận dụng những hiểu biết của mình để đưa ra câu trả lời thích hợp với câu hỏi của giáo viên. Có thể nói những câu hỏi “mở” sẽ có tác động tốt đến nhận thức của học sinh, bởi lúc này học sinh sẽ phải huy động những kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

Van den Heuvel-Panhuizen (1996) thừa nhận rằng việc sử dụng câu hỏi kết thúc mở có thể đem đến những lợi ích cho HS khi các em giải quyết vấn đề thực tế, mặc dù thông tin đưa ra không đầy đủ và các em được yêu cầu để tạo ra các giả định về các thông tin còn thiếu và cung cấp cho giáo viên các thông tin có ý nghĩa về quá trình học sinh biết cách giải quyết vấn đề.

4.2.1.3. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Giáo viên tìm hiểu kĩ bài học, xây dựng kế hoạch dạy học có quy trình cụ thể, kết hợp được hệ thống câu hỏi vào mỗi phần của hoạt động học tập, như sau:

a. Kiểm tra kiến thức cũ: Đặt câu hỏi giúp học sinh tái hiện lại các kiến thức cũ. Tạo

tiền đề cho việc phát triển, sử dụng kiến thức đó để tìm hiểu về kiến thức trong bài học mới.

Ví dụ: Trước khi học bài “Khối lập phương, khối hộp chữ nhật”, đặt câu hỏi vừa giúp kiểm tra kiến thức cũ, vừa giúp học sinh sẽ có những hình dung tương đối giữa các mặt của hai khối hình:

Câu 1: Em đã học những loại hình nào?

Câu 2: Những loại hình đó như thế nào trên một mặt phẳng?

Câu 3: Trong đời sống, có đồ vật nào tạo thành từ nhiều hình vuông ghép lại không? Câu 4: Trong đời sống, có đồ vật nào tạo thành từ nhiều hình chữ nhật ghép lại không?

b. Khám phá: Phối hợp các dạng câu hỏi sau:

- Câu hỏi gợi mở: Đặt hỏi kích thích học sinh quan sát các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, đưa ra những băn khoăn, thắc mắc, phỏng đoán, suy luận của mình trong quá trình tiếp xúc với các đối tượng, giáo viên có vai trò là hướng dẫn học sinh cách thức quan sát - chính là sử dụng các giác quan để khảo sát đối tượng như nhìn, sờ, nắn, nghe, ngửi, nếm, đo… Cách thức quan sát phải phù hợp với nhiệm vụ, tính chất của đối tượng, hiện tượng. Giáo viên cần giúp trẻ nhớ lại những cách thức khảo sát đã biết và trên cơ sở đó tìm ra được cách thức diễn đạt mới khi cùng nói về một sự vật hiện tượng.

Ví dụ: Để dẫn dắt vào bài học “Khối lập phương, khối hộp chữ nhật”, giáo viên yêu

cầu học sinh quan sát 1 hộp sữa Vinamilk và 1 khối rubik. Giáo viên đặt các câu hỏi để kích thích học sinh quan sát hai đối tượng:

+ Hộp sữa và khối rubik có hình dạng giống nhau hay không? + Nếu giống, thì giống ở điểm nào?

+ Nếu khác thì khác ở điểm nào?

+ Hộp sữa, khối rubik có giống với các hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác không? Giống ở điểm nào? Khác ở điểm nào?

- Câu hỏi hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan, để nắm được những đặc điểm của các hiện tượng: Giáo viên nêu đặc điểm của đối tượng, hiện tượng và gợi mở cho học sinh có thể trả lời, để nhận biết ra đặc điểm ấy; Giáo viên gợi ý học sinh sử dụng các giác quan khác nhau để tiếp xúc, hoạt động với đối tượng, phát hiện ra đặc điểm của đối tượng, kích thích mong muốn khám phá, ham biết của trẻ.

- Câu hỏi kích thích học sinh tri giác, tiếp xúc trải nghiệm, hoạt động trực tiếp với đối tượng: Giáo viên sử dụng câu hỏi này để kích thích học sinh tham gia hoạt động trực tiếp với đối tượng, hiện tượng thiên nhiên nhằm phát hiện ra đặc điểm, thuộc tính, mối liên hệ… của chúng. Đây là những câu hỏi đòi hỏi học sinh phải chú ý tri giác, phải tiếp xúc trải nghiệm, hoạt động trực tiếp với đối tượng: Nhìn, ngửi, sờ, nếm, đong, đo, so sánh, phân loại, thử nghiệm, đối chiếu… Vai trò của nó là định hướng, điều khiển, điều chỉnh các hành động, hoạt động khám phá của học sinh.

Ví dụ: Giáo viên chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một hộp sữa, một khối rubik, một

vài hình học phẳng (hình chữ nhật, hình vuông,...), cho học sinh tri giác trên các đồ vật đó và trả lời các câu hỏi như:

+ Hộp sữa, khối rubik như thế nào trên mặt bàn?

+ Hình chữ nhật, hình vuong như thế nào trên mặt bàn? + Hộp sữa có mấy mặt? Mỗi mặt là hình gì?

+ Khối rubik có mấy mặt? Mỗi mặt là hình gì? + Hộp sữa được gọi là hình khối gì?

+ Khối rubik được gọi là hình khối gì?

- Câu hỏi kích thích tư duy: So sánh, phân loại, phán đoán, suy luận, giải thích… Đó là những câu hỏi yêu cầu học sinh phải tích cực sử dụng các thao tác tư duy để phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại, rút ra kết luận, phán đoán, suy luận… về những điều học sinh đã được trải nghiệm trực tiếp. Giúp cho việc nhận biết, phân biệt các sự vật, hiện tượng trở nên chính xác, đầy đủ, sâu sắc. Để trả lời được câu hỏi này buộc học sinh phải quan sát kỹ, tách các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng và so sánh với các đối tượng khác. Học sinh phải tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng, hiện tượng… Với câu hỏi kích thích các em phán đoán, suy luận, giải thích chưa yêu cầu trẻ phải trả lời hoàn toàn chính xác và muốn làm được điều này thì các em phải lục tìm trong kinh nghiệm của mình những vốn từ mà mình có. Điều quan trọng là học sinh phải biết vận dụng những vốn từ đó để nói lên được các mối liên hệ của hiện tượng mà mình cảm thấy phù hợp. Câu hỏi này thường sử dụng sau khi trẻ đã có hoạt động trải nghiệm thực tế như tri giác, tiếp xúc, thử nghiệm… Giáo viên đặt các câu hỏi như: Tại sao? Như thế nào? Vì sao lại như vậy? Điều gì sẽ xảy ra?... để kích thích tư duy học sinh. Tuy nhiên đây là câu hỏi khó nên giáo viên chú ý đặt câu hỏi mang tính khái quát trước, đặt câu hỏi gợi ý sau. Cần chuẩn bị mức độ câu hỏi phù hợp với trình độ khác nhau của từng đối tượng học sinh. Giáo viên chú ý khơi gợi ở trẻ cảm xúc trước hiện tượng đang tìm hiểu khám phá. Khuyến khích học sinh dùng các cách khác nhau để biểu đạt suy nghĩ hiểu biết của mình

Ví dụ: Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để tổng kết các đặc điểm, kết quả mà học

sinh tri giác, nhận xét được:

+ Em hãy nói xem khối hộp chữ nhật có đặc điểm gì? + Vậy khối lập phương có đặc điểm gì?

+ Ngoài hộp sữa, trong cuộc sống còn những đồ vật nào có dạng khối hộp chữ nhật? + Ngồi khối rubik, còn có đồ vật nào xung quanh ta có dạng khối lập phương? + Theo em, khối lập phương và khối hộp chữ nhật khối nào đẹp hơn? Vì sao?

c. Củng cố:

- Xây dựng hệ thống câu hỏi hệ thống kiến thức, ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

Ví dụ:

+Hôm nay, chúng ta đã học về những hình khối gì?

4.2.3. Biện pháp 3: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh hệ thống những đặc điểm đã tri giác từ sự vật hình học đã tri giác từ sự vật hình học

4.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Sơ đồ tư duy còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,…bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng sơ đồ tư duy theo một cách riêng, do đó việc lập sơ đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng nhận thức độc lập, sáng tạo của mỗi người.

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy trong dạy học: Việc sử dụng sơ đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng của bộ não, giúp học sinh học tập tích cực, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học.Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, giáo viên giúp học sinh có thói quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đãđọc- đã học, theo cách hiểu của học sinh.Mỗi bài học,kiến thức trọng tâm được hệ thốngdưới dạng sơ đồ tư duy trên một trang giấy, giúp học sinh dễ ôn tập, dễ xem lại kiến thức khi cần.Học sinh thường xuyên tự lập sơ đồ tư duy sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng khoa học, súc tích… Và đó chính là cách để học sinh của chúng ta “Học cách học”.

Sơ đồ tư duy giúp HS học được phương pháp học: Việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Trong quá trình học Toán nõi chung và quá trình học hình học nói riêng, các em này thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và

không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Bởi vì các em không thể ghi nhớ, ghi chép có hệ thống để khắc sâu và lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo sơ đồ tư duy trong dạy học, học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.

4.2.3.2. Cơ sở khoa học của biện pháp

Theo Tâm lý học, tư duy của trẻ Tiểu học mang tính đột biến chuyển từ tư duy tiền thao tác sang tư duy thao tác. Giai đoạn đầu bậc Tiểu học, tư duy của các em chủ yếu diễn ra trong trường hành động: tức là những hành động trên các đồ vật và hành động tri giác (phối hợp giữa các giác quan). Trên cơ sở đó, sơ đồ tư duy giúp học sinh phát hiện vấn đề một cách dễ dàng và ghi nhớ một cách có hệ thống. Mỗi nhánh nhỏ sẽ có tác động đến “nấc thang” nhận thức gần nhất của các em.

4.2.3.3. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Làm quen với sơ đồ tư duy:

Việc kết hợp sơ đồ tư duy giúp hệ thống kiến thức một cách logic, tuy nhiên, nếu học sinh chưa được tiếp xúc với kĩ thuật này, việc hình thành, đọc sơ đồ sẽ gây rất nhiều khó

khăn cho học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh chưa có khả năng hệ thống hóa như học sinh lớp 1. Vì vậy, trước khi đưa sơ đồ tư duy vào một bài học cụ thể, giáo viên phải có quá trình đưa sơ đồ tư duy từ từ vào quá trình học tập. Ví dụ như giáo viên sẽ vẽ mẫu sơ đồ tư duy nội dung bài học vào những tiết học làm quen, giới thiệu về cấu trúc nội dung sơ đồ tư duy,... Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy theo các bước như sau:

- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang)

+ Chúng ta sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Hình ảnh có thể thay thế cho cả ngàn từ và giúp chúng ta sử dụng tốt hơn trí tưởng tượng của mình.

Sau đó có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.

+ Sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh, đặc biệt là các màu sắc bản thân yêu thích.

+ Có thể dùng từ khóa, kí hiệu, câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấn tượng sâu sắc về chủ đề.

+ Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần được làm nổi bật dễ nhớ

+ Chủ đề phải đủ to, rõ, nổi bật trọng tâm cần ghi nhớ. - Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm

+ Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổi bật. + Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm.

+ Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.

- Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ + Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh. + Nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và

thời gian. Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho những từ thông dụng. Bạn hãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt riêng.

+ Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động nhận thức trong mạch kiến thức hình học cho học sinh lớp 1 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)