Mức độ phát triển nhận thức của học sinh qua các hoạt động dạy học môn

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động nhận thức trong mạch kiến thức hình học cho học sinh lớp 1 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 37 - 42)

7. Cấu trúc đề tài

3.6.1. Mức độ phát triển nhận thức của học sinh qua các hoạt động dạy học môn

toán của giáo viên lớp 1

Qua nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng được bảng tiêu chí đánh giá một hoạt động phát triển được nhận thức của học sinh phải đáp ứng được những tiêu chuẩn, đặc điểm như sau:

Bảng 3.1. Bảng tiêu chí đánh giá mức độ phát triển nhận thức về hình trong một tiết dạy học môn toán lớp 1

Cao Trung bình Thấp Phương pháp dạy học Sử dụng các đa dạng các phương pháp dạy học tích cực làm tiết học trở thành một hoạt động nhận thức hoàn chỉnh. Bước đầu sử dụng các phương pháp phát triển được nhận thức của học sinh nhưng chưa toàn diện, triệt để, xuyên suốt cả quá trình học. Sử dụng các phương pháp chưa tích cực hóa được nhận thức của học sinh Hình thức dạy học Kết hợp đa dạng các hình thức để kích thích nhận thức của học sinh. Có kết hợp các hình thức dạy học nhưng chưa đa dạng. Sử dụng xuyên suốt một vài hình thức trong quá trình dạy học làm học sinh chán nản, không còn hứng thú nhận thức. Hoạt động khởi động Gây được hứng thú, đặt học sinh vào tình huống có vấn đề nhằm kích thích nhận thức của các em với vấn đề toán học. Đã xây dựng được tình huống có vấn đề nhưng còn nhàm chán, chưa kích thích được nhận thức của học sinh tập trung tối đa để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.

Dẫn dắt vào bài học trực tiếp, đặt ra vấn đề toán học ngay khi chưa kích thích được sự tò mò, nhận thức của các em Hoạt động khám phá Hoạt động đáp ứng yêu cầu có thể giúp học sinh phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể, sau đó hình thành nên biểu tượng, khái niệm toán học,

Hoạt động đã được xây dựng theo quá trình nhận thức nhưng chưa đầy đủ các bước, chưa phát huy triệt để các giai đoạn nhận thức như: cảm giác, tri giác, hình thành biểu tượng, khái niêm, phán đoán, suy luận,...

Hoạt động chưa đáp ứng được các giai đoạn chính của quá trình tri thức, còn áp đặt tri thức, nhận thức.

liên kết các khái niệm khác để tìm ra các điểm khác, điểm giống giữa các đối tượng toán học Hoạt động thực hành, vận dụng Hoạt động phải hướng được nhận thức vừa hình thành trở về được thực tiễn, sử dụng các vấn đề nhận thức đã tổng kết được để giải quyết các vấn đề trong thực

Hoạt động đã sử dụng các bài toán thực tiễn, thực tế những chưa hay, chưa vận dụng tối đa nhận thức vừa có được của học sinh.

Hoạt động rập khuôn, sử dụng các bài tập bài toán lý thuyết, khô cứng, chưa có tính ứng dụng, thực tiễn.

Kiểm tra, đánh giá Đánh giá năng lực qua sự quan sát cả quá trình nhận thức

Đánh giá theo năng lực nhưng chưa bao quát được đại đa số học sinh, toàn bộ quá trình nhận thức

Đánh giá kiến thức của học sinh, chưa quan tâm đến năng lực, cả quá trình tham gia hoạt động nhận thức toán học Qua quá trình dự giờ các tiết dạy toán lớp 1 của giáo viên, đối chiếu với bảng tiêu chí phát triển nhận thức đã xây dựng ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng:

Quá trình dạy của giáo viên phổ thông chưa phát huy được tối đa quá trình nhận thức của học sinh tiểu học, cụ thể như sau:

 Về phương pháp dạy học: Mức độ trung bình – thấp

Trong những tiết dạy toán chúng tôi đến dự giờ, không có một giáo viên nào tổ chức được tiết dạy theo quy trình một hoạt động nhận thức chuẩn, đa phần các giáo viên đã sử dụng các phương pháp khá tích cực như: gợi mở vấn đáp, giải quyết vấn đề,trực quan,... nhưng vẫn còn một vài người sử dụng các phương pháp chưa phát huy được sự tích cực nhận thức của học sinh như: giảng giải,thuyết trình,... Nói như vậy, không có nghĩa là chúng tôi hoàn toàn phủ nhận vai trò và ưu điểm của các phương pháp như giảng giải, thuyết trình,... nhưng thực sự những phương pháp này không phải là giải pháp tối đa để phát triển quá trình nhận thức của học sinh.

 Về hình thức dạy học: Mức độ trung bình

Giáo viên đã kết hợp các hình thức dạy học khác nhau nhằm tránh sự nhàm chán trong quá trình nhận thức nhưng chưa đa dạng. Chủ yếu là hoạt động các nhân và theo nhóm đôi. Để hạn chế được điều này, việc giáo viên tổ chức cho học sinh chia nhóm ngẫu nhiên là một giải pháp khá đặc sắc, điều này không chỉ giúp thay đổi không khí,

tăng cường vận động mà còn có thể luyện tập các kĩ năng khác cho học sinh, ví dụ như: đếm số để chia nhóm, điểm danh theo số lẻ, số chẵn để chia nhóm,...

 Về hoạt động khởi động: Mức độ thấp:

Vì việc đến dự giờ của chúng tôi đa phần là ngẫu nhiên, nên sự chuẩn bị của đa số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu. Rất nhiều giáo viên dẫn nhập vào bài học trực tiếp, nhàm chán, chưa đặt được nhận thức học sinh vào các tình huống có vấn đề, cần sự suy nghĩ, tò mò.

 Về hoạt động khám phá: Mức độ trung bình:

Giáo viên chưa xây dựng được một quá trình hình thành kiến thức mới đầy đủ các bước của cả hai giai đoạn: nhận thức cảm tính và lý tính. Ví dụ: Giáo viên không chuẩn bị đồ dùng để học sinh có cơ hội dùng các giác quan cảm giác, tri giác về sự vật mà trực tiếp hướng dẫn các em hình thành nên biểu tượng bằng hình ảnh sách giáo khoa, rồi tự giáo viên rút ra kết luận mà không hướng học sinh tự tổng kết từ biểu tượng để rút ra khái niệm, suy luận.

Đa số giáo viên tổ chức hoạt động khám phá y như phần hình thành kiến thức mới được gợi ý trong sách giáo khoa mà không có sự đầu tư, đổi mới và tập trung vào hoạt động nhận thức củ học sinh.

 Về hoạt động thực hành luyện tập: Mức độ thấp

Ở hoạt động này, giáo viên chủ yếu cho học sinh làm tất cả các bài tập có trong sách mà chưa chú ý bổ sung các bài toán thực tế, thực tiễn có liên quan. Hơn thế nữa, hoạt động này thường được xây dựng rất nhàm chán, vì giáo viên yêu cầu học sinh làm lần lượt các bài tập mà không chú ý vào hứng thú, quá trình sử dụng nhận thức giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống của các em.

 Hoạt động kiểm tra đánh giá: Mức độ thấp

Vì các hoạt động của tiết học chưa đáp ứng được các yêu cầu của việc phát triển nhận thức của học sinh, vì vậy việc đánh giá được nhận thức của học sinh qua các hoạt động học là điều không thể.

Giáo viên dành nhiều thời gian xem các sản phẩm học tập ,bài làm mà chưa đi sâu khai thác, đánh giá được quá trình nhận thức của học sinh.

Bên cạnh việc quan sát quá trình dạy học của giáo viên, chúng tôi còn chú ý vào hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động học mà giáo viên thiết kế. Qua đó, chúng tôi thấy rằng: Quá trình dạy của giáo viên và học sinh là hai quá trình song song. Những tiết dạy của giáo viên không đạt được mức độ cao về phát triển nhận thức thì chắc chắn hoạt động học của học sinh cũng không đạt được mức độ cao của quá trình nhận thức. Để chứng minh điều này, sau khi dự giờ tiết học: “Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật” , chúng tôi cho các em học sinh vừa học tiết học thực hiện bảng hỏi kết hợp với bài khảo sát năng lực nhận thức. Bài khảo sát có nội dung như sau:

PHIẾU 1:

Câu 1: Em cảm thấy tiết học: “Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật”

như thế nào?

Câu 2: Đâu là hoạt động mà em thích nhất: A. Làm bài tập vào vở

B. Làm bài tập theo nhóm C. Tham gia trò chơi PHIẾU 2: Câu 1: Đây là hình gì? A. Hình tam giác B. Hình tròn C. Hình chữ nhật Câu 2: Hình nào là hình chữ nhật: Hình 1 Hình 2 A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 1 và Hình 2 Câu 3: Khoanh vào hình vuông:

Câu 4: Khoanh vào hình tròn

Câu 5: Hình bên có phải là hình vuông không? A. Có B. Không

Chúng tôi phát ra 40 bài khảo sát, số bài thu về là 40 bài, qua khảo sát, thu về được bảng số liệu sau:

Bảng 3.2. Bảng thống kê số liệu kết quả khảo sát phiếu hỏi về hứng thú với tiết học

Câu A Câu B Câu C

Câu 1 20% 67,5% 12,5%

Câu 2 12,5% 42,5% 45%

Qua kết quả khảo sát, có thể nhận thấy học sinh không mấy hứng thú với tiết học, có tới 20% học sinh thấy cảm thấy tiết học “chán”, có hơn nửa số học sinh cảm thấy tiết học là “bình thường” và chỉ có 12,5% học sinh đánh giá tiết học là “vui”, đó cũng là kết quả mà chúng tôi có thể dự đoán được khi dự giờ tiết học. Tiết học không kết hợp nhiều hoạt động, phương pháp, chưa tích cực hóa hoạt động và kích thích nhận thức của học sinh.

Trong các hoạt động học tập, học sinh thích nhất là được tham gia vào các trò chơi (tới 45% học sinh chọn câu C), song song với đó, việc làm bài tập cá nhân trong vở bài tập không được nhiều học sinh thích thú. Điều này có thể được lý giải dễ dàng qua đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1.

Bảng 3.3. Bảng thống kê số liệu của kết quả khảo sát phiếu học tập về mức độ lĩnh hội kiến thức qua tiết học

Kết quả Số lượng % Ghi chú

Học sinh không trả lời đúng câu 1 2 5 Học sinh không trả lời đúng câu 2 5 12,5 Học sinh không trả lời đúng câu 3 7 17,5 Học sinh không trả lời đúng câu 4 4 20 Học sinh không trả lời đúng câu 5 15 37,5

Để biết tiết học có phát triển được năng lực nhận thức của học sinh hay không, chúng tôi đã cho các em làm bài kiểm tra với những câu hỏi có nội dung xoay quanh bài học với độ khó tăng dần. Rõ ràng, theo kết quả bảng thống kê ở trên, năng lực nhận thức của học sinh về các hình học phẳng là chưa cao. Vì tiết học chưa đầu tư chú ý vào nhận thức của các em nên hầu hết những kiến thức các em tiếp thu qua bài học khá mơ hồ. Cụ thể như sau:

- Câu 1: Độ khó của câu hỏi 1 chỉ nằm ở mức độ nhận biết, nhưng vẫn có 2 em trả lời sai.

- Câu 2: Qua những bài làm sai, chúng tôi thấy được phần lớn học sinh làm chưa đúng vì cho rằng hình chữ nhật nằm dọc (hình 2) không phải là hình chữ nhật. Như vậy, học sinh mới chỉ nhận biết về hình ở dạng ghi nhớ về một vài hình ảnh tiểu biểu mà chưa hệ thống được những tính chất của hình chữ nhật nói chung.

- Câu 3: Có tới 17,5% học sinh có kết quả sai về việc nhận biết hình vuông. Đáp án đưa ra là sự trộn lẫn giữa 2 tứ giác dễ gây nhầm lẫn cho học sinh là hình chữ nhật và hình vuông. Học sinh chọn chưa đúng bởi còn chưa nhận thức được sự khác và giống nhau giữa hai đối tượng hình học này.

- Câu 4: Học sinh sai câu này bởi nhầm lẫn rằng đường cong khép kín nào cũng là hình tròn, mặc dù hình elip (hình 1, hình 2) không phải là hình tròn.

- Câu 3: Vì đa số học sinh nhận thức về hình ở mức độ quá sơ sài, nên khá nhiều học sinh làm sai ở câu này. Bởi học sinh chỉ ghi nhớ hình ảnh tiểu biểu về hình vuông, mà không có được những kết luận về các đặc điểm riêng của nó.

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động nhận thức trong mạch kiến thức hình học cho học sinh lớp 1 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)