Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động nhận thức trong mạch kiến thức hình học cho học sinh lớp 1 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 52 - 59)

7. Cấu trúc đề tài

4.2.1.3. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Hình thành biểu tượng hình học là việc làm quan trọng quyết định sự thành công trong việc dạy học các yếu tố hình học. GV tổ chức tốt quá trình nhận thức cho HS trong việc hình thành biểu tượng toán học, học sinh sẽ nhận biết được các loại hình, ứng dụng giải một số bài tập cơ bản cũng như nâng cao liên quan đến yếu tố hình học. Muốn làm được điều này, người GV phải xác định rõ yêu cầu cần đạt của việc hình thành biểu tượng hình học, từ đó có phương pháp dạy học phù hợp nhất cho HS.

Con đường hình thành quá trình nhận thức về biểu tượng hình học, chúng tôi sẽ dựa trên quan điểm của V.I.Lê Nin “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” [3] nghĩa là cho học sinh quan sát đồ vật, mô hình thât, để hình thành những mô tả ban đầu sơ giản về đồ vật, tư duy của các em được kích thích, học sinh bắt đầu có dấu hiệu tìm ra đặc điểm của đồ vật, mô hình lúc quan sát. Vì đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học là tính hứng thú, sự tò mò, kích thích, nên khi thao tác với một đồ vật thật trên tay, học sinh sẽ không ngừng truy tìm đặc điểm về hình dạng, chức năng hoạt động của đồ vật, mô hình đó. Và quá trình này được mô tả theo sơ đồ sau:

Quan sát Thao tác Kích thích tư duy Hình thành khái niệm, kiến thức. Cụ thể được thể hiện qua các bước sau:

Bước 1: GV tổ chức cho HS quan sát mô hình, vật thật, những đồ vật gần gũi với học sinh, có kích thước, màu sắc, đồ vật chứa đựng dụng ý sư phạm của giáo viên.

Bước 2: Cho HS phát hiện, hình thành những biểu tượng sơ giản ban đầu sau khi quan sát về đặc điểm cấu tạo, nguyên lí hoạt động,… của mô hình, vật thật đó.

Bước 3: Khái quát hóa biểu tượng hình học thông qua mô hình, vật thật, khắc sâu biểu tượng mà HS đã hình thành ở bước 2, kiểm chứng tính đúng sai của bước 2.

+ Cắt, ghép hình +Xếp hình

+ Tô màu vào hình

Để thực hiện tốt biện pháp gắn liền với mô hình, vật thật này, giáo viên cần sử dụng các dụng cụ trực quan kết hợp với phương pháp trình bày, mô tả, giảng giải. Có thể sử dụng phối hợp linh hoạt một số phương pháp khác như: vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.

Ví dụ: 1.Bài 14: Khối lập phương, khối hộp chữ nhật (SGK Kết nối tri thức với

cuộc sống, NXB Giáo dục)

GV tổ chức hoạt động nhận thức để HS nhận biết được khối hộp chữ nhật, khối lập phương thông qua các đồ vật thật xung quanh các em có hình dạng là khối hộp chữ nhật

và khối lập phương như rubic, xúc xắc, hộp quà. Những đồ vật này dễ tìm kiếm và hầu hết HS tiểu học đã biết.

Mục tiêu của hoạt động nhận thức: Nhận biết được khối lập phương và khối hộp chữ nhật qua các đồ vật thật trong cuộc sống.

Vận dụng ở mức độ cao hơn qua việc đếm hình, xếp các khối lập phương và khối hộp chữ nhật.

-Nhận biết khối lập phương:

Bước 1: GV cho HS quan sát 3 đồ vật là rubic, xúc xắc và hộp quà. Và giới thiệu “Đây là khối lập phương”.

Bước 2: Sau đó GV cho HS thao tác bằng tay và quan sát bằng mắt để HS có thể trực tiếp làm việc với 3 đồ vật có dạng khối lập phương. Từ đó, HS có biểu tượng cụ thể về khối lập phương. Những khối có dạng giống như rubic, xúc xắc, hộp quà HS sẽ nhận dạng được chúng và gọi tên là khối lập phương.

Bước 3: GV khái quát hóa cho học sinh những đồ vật có dạng giống rubic, xúc xắc, hộp quà được gọi là khối lập phương.

-Nhận biết khối hộp chữ nhật:

Bước 1: GV cho HS quan sát 2 đồ vật là hộp sữa vinamilk, hộp phấn.

GV đặt câu hỏi cho học sinh: “Theo các em, hộp sữa vinamilk và hộp phấn có dạng hình khối gì”?

Bước 2: HS sau khi nhận thức được khối lập phương thì có em cũng sẽ trả lời đây là khối lập phương. GV cho HS thao tác và quan sát trực tiếp với hộp sữa và hộp phấn và đặt câu hỏi: “Hộp sữa vinamilk và hộp phấn có giống các đồ vật rubic, xúc xắc, hộp quà không?”. HS trả lời khác nhau.

Bước 3: GV khái quát hóa cho học sinh. Những đồ vật có dạng giống hộp sữa vinammilk, hộp phấn được gọi là khối hộp chữ nhật. Có các mặt bên ngoài không đều nhau ( GV thao tác chỉ cho HS các mặt bên ngoài của hộp sữa và hộp phấn). Như vậy, bước này HS đã nhận thức được những đồ vật có dạng giống hộp sữa và hộp phấn gọi là hình hộp chữ nhật.

Sau khi HS nhận biết được khối hộp chữ nhật, khối lập phương. GV tổ chức cho HS một số hoạt động để HS khắc sâu về khối hộp chữ nhật, khối lập phương.

Hoạt động 1: Nhận dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật và xếp chúng vào vị trí. -GV chia cả lớp thành các nhóm 5.

-GV chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 chiếc rổ có các khối lập phương và khối hộp chữ nhật (không phải là đồ vật thật). GV yêu cầu HS hãy tìm trong rổ và phân loại khối lập phương, khối hộp chữ nhật.

Hoạt động 2: Xếp khối lập phương, khối hộp chữ nhật -GV chia cả lớp thành các nhóm 5.

-GV chuẩn bị cho mỗi nhóm các khối lập phương, khối hộp chữ nhật. GV yêu cầu HS tìm khối lập phương nhỏ xếp thành 1 khối lập phương lớn. Tìm khối hộp chữ nhật nhỏ xếp thành một khối hộp chữ nhật lớn. Sau khi xếp, GV sẽ đi kiểm tra. Nhóm nào xếp đẹp và nhanh sẽ được 1 phần thưởng.

Hoạt động 3: Gấp hộp quà có dạng khối lập phương. -GV tổ chức cho HS gấp hộp quà tặng người thân, bạn bè. -GV chia cả lớp theo nhóm 5.

-GV thực hiện gấp mẫu lần lượt theo các bước và HS trong các nhóm sẽ quan sát và thực hiện theo GV. Nhóm nào không làm được ở bước nào, GV sẽ trực tiếp tới hướng dẫn cả nhóm. (yêu cầu các thành viên trong nhóm phải tập trung quan sát)

-Sau khi GV hướng dẫn xong, các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. GV có thể cho HS trình bày về đặc điểm, hình dạng của chiếc hộp quà này như có hình dạng gì, dùng để làm gì,…việc làm này giúp học sinh ghi nhớ được kiến thức mà GV đã tổ chức nhận thức nhận biết được các đồ vật có dạng khối lập phương vừa học.

-Kết thúc, GV giao nhiệm vụ cho mỗi cá nhân HS làm 1 hộp quà để tặng người thân, bạn bè.

-Các bước gấp hộp quà bằng giấy

Một số điểm lưu ý: Ở học sinh lớp 1, mục tiêu bài học này là thông qua hoạt động nhận thức học sinh hình thành được cơ sở ban đầu để nhận biết được đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật bằng việc xác lập biểu tượng hình học. Vì thế, GV không thể đưa các kiến thức trừu tượng về đặc điểm nhận dạng cho HS như đặc điểm về góc, cạnh, các mặt, định hướng của chúng trong không gian sẽ làm cho HS khó tư duy về biểu tượng hình học mà GV chỉ cần hình thành biểu tượng để HS nhận biết được khối lập phương, khối hộp chữ nhật.

Ví dụ 2.Bài Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật (SGK Kết nối

tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục)

GV tổ chức hoạt động nhận thức cho HS để HS có biểu tượng ban đầu về nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Khi HS đã có biểu tượng ban đầu về các loại hình này, HS sẽ gắn việc hình thành biểu tượng để gọi tên những sự vật, hiện tượng có dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác ở xung quanh các em.

Mục tiêu của hoạt động nhận thức:

-Có biểu tượng ban đầu về hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật -HS nhận biết được các hình dạng trên thông qua các đồ vật, đồ dùng gia đình, dụng cụ học tập.

-Ở mức độ vận dụng cao hơn, sau khi HS tham gia hoạt động nhận thức do GV tổ chức HS sẽ hình thành cơ sở bước đầu để phân tích, nhận dạng các loại hình trong một nhóm những hình đã cho.

-HS biết đếm dạng hình theo yêu cầu, đưa số liệu sau khi đếm vào trong hình, ở mục tiêu này, HS sẽ được làm quen với yếu tố thống kê.

-Khi đã đếm được hình mô phỏng, HS sẽ biết cách đếm các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật ở xung quanh các em như: chiếc bàn, cái tủ, cái đồng hồ,…

Chuẩn bị: Các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật như: quyển vở, tấm bìa, khăn tay, chiếc đĩa hình tròn, khăn quàng đỏ, khung tranh hình chữ nhật, bộ thực hành toán 1,…

Bước 1: GV cho HS quan sát các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

-GV cho HS quan sát một chiếc khăn tay có dạng hình vuông. Sau đó, GV cho HS quan sát 1 tấm bìa hình vuông. GV dịch chuyển tấm bìa trùng khớp với chiếc khăn tay, mục đích là để HS quan sát thấy 2 đồ vật này có hình dạng giống nhau. GV chỉ vào tấm bìa và giới thiệu: “Đây là hình vuông. Còn chiếc khăn tay này có dạng là 1 hình vuông.”

-GV cho HS quan sát một cái đĩa nhựa có dạng hình tròn. Sau đó GV cho HS quan sát 1 tấm bìa hình tròn. GV dịch chuyển tấm bìa trùng khớp với chiếc đĩa nhựa, để HS quan sát thấy 2 đồ vật này có hình dạng giống nhau. GV chỉ vào tấm bìa và giới thiệu: “Đây là hình tròn. Còn chiếc đĩa nhựa có dạng là 1 hình tròn”.

-GV cho HS quan sát một khung tranh có dạng hình chữ nhật. Sau đó, GV cho HS quan sát 1 tấm bìa hình chữ nhật. GV dịch chuyển tấm bìa trùng khớp với khung tranh, HS sẽ thấy hai đồ vật này trùng khớp nhau, nghĩa là có hình dạng giống nhau. GV chỉ vào tấm bìa hình chữ nhật và giới thiệu: “Đây là hình chữ nhật. Còn khung tranh có dạng là 1 hình chữ nhật”.

-GV cho HS quan sát 1 cái khăn quàng đỏ. Sau đó, GV cho HS quan sát 1 tấm bìa hình tam giác. GV dịch chuyển tấm bìa trùng khớp với cái khăn quàng đỏ, nghĩa là 2 đồ vật này có hình dạng giống nhau. GV chỉ vào tấm bìa hình tam giác và giới thiệu: “Đây là hình tam giác. Còn chiếc khăn quàng đỏ có dạng là 1 hình tam giác.”

Sau hoạt động ở bước 1, HS sẽ hình thành nhận thức về biểu tượng đơn giản các dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

Bước 2: GV cho HS thao tác tìm hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật trong bộ thực hành dùng toán 1. GV yêu cầu HS lần lượt tìm trong bộ thực hành toán hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Thông qua hoạt động ở bước 2, HS nhận biết được các dạng hình, tìm dạng hình theo yêu cầu trong 1 nhóm nhiều hình khác nhau.

Bước 3: GV khái quát hóa lại kiến thức cho HS. Những đồ vật có dạng giống chiếc khăn tay hình vuông gọi là đồ vật có dạng hình vuông, giống chiếc đĩa nhựa hình tròn gọi là đồ vật có dạng hình tròn, giống khung tranh hình chữ nhật gọi là đồ vật có dạng hình chữ nhật, giống chiếc khăn quàng đỏ gọi là đồ vật có dạng hình tam giác.

Để khắc sâu kiến thức cho HS, GV tổ chức 1 số hoạt động nhận thức để nâng cao kĩ năng cho HS:

Hoạt động 1: Ai khéo tay

-GV chia lớp thành các nhóm 4.

-GV phát cho mỗi nhóm các phiếu học tập có hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật và yêu cầu HS tô màu vào các hình theo yêu cầu. Hình vuông màu đỏ, hình tròn màu xanh dương, hình tam giác màu cam, hình chữ nhật màu vàng

-Nhóm nào hoàn thành phiếu học tập nhanh và đẹp, đúng yêu cầu, nhóm sẽ được 1 phần thưởng.

Hoạt động 2: Ghép hình

-GV chia lớp thành các nhóm 4.

-GV phát cho mỗi nhóm 8 hình tam giác nhỏ yêu cầu mỗi nhóm xếp 8 hình tam giác nhỏ và đính chúng thành 1 hình theo mẫu cho sẵn trên giấy a4.

-Sau khi thảo luận nhóm, các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình. Tiêu chí chấm điểm là: hoàn thành nhanh, ghép đúng, đẹp.

-GV hỗ trợ cho các nhóm nếu các em mất nhiều thời gian mà không nghĩ ra cách ghép hình.

Hoạt động 3: Lựa chọn và đếm hình -GV chia lớp thành các nhóm 6.

-GV phát cho mỗi nhóm 1 chiếc rổ đựng 4 loại hình được trộn lẫn là: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

-GV yêu cầu mỗi nhóm tìm và phân loại 4 loại hình để theo nhóm các hình vuông, các hình tròn, các hình tam giác, các hình chữ nhật. Sau đó hãy đếm số hình mỗi loại và ghi vào bảng như sau:

Số thứ tự Dạng hình Số lượng

1 Hình vuông

2 Hình tròn

3 Hình tam giác

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

(Hoạt động: Khám phá- Hình thành kiến thức mới) Bài 14: Khối lập phương, khối hộp chữ nhật

Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 7 phút -Hoạt động 2: Khám phá:

Nhận biết khối lập phương, khối hộp chữ nhật

-Mục tiêu: Nhận biết được khối lập phương và khối hộp chữ nhật qua các đồ vật thật trong cuộc sống.

Vận dụng ở mức độ cao hơn qua việc đếm hình, xếp các khối lập phương và khối hộp chữ nhật.

-Phương pháp:

PP giải quyết tình huống PP trực quan

PP thuyết trình, trình bày -Hình thức: Cá nhân -Cách tiến hành:

*Nhận biết khối lập phương:

-GV cho HS quan sát 3 đồ vật là rubic, xúc xắc và hộp quà.

Và giới thiệu “Đây là khối lập phương”.

-GV cho HS thao tác bằng tay và quan sát bằng mắt để HS có thể trực tiếp làm việc với 3 đồ vật có dạng khối lập phương.

-GV khái quát hóa cho học sinh những đồ vật có dạng giống rubic, xúc xắc, hộp quà được gọi là khối lập phương.

*Nhận biết khối hộp chữ nhật:

- GV cho HS quan sát 2 đồ vật là hộp sữa vinamilk, hộp phấn. -GV đặt câu hỏi cho học sinh: “Theo các em, hộp sữa

-HS quan sát HS lắng nghe

-HS thao tác trực tiếp trên đồ vật

-HS lắng nghe

-HS quan sát trả lời: Có dạng khối lập phương.

vinamilk và hộp phấn có dạng hình khối gì”?

- GV cho HS thao tác và quan sát trực tiếp với hộp sữa và hộp phấn và đặt câu hỏi:

“Hộp sữa vinamilk và hộp phấn có giống các đồ vật rubic, xúc xắc, hộp quà không?

-GV khái quát hóa cho học sinh. Những đồ vật có dạng giống hộp sữa vinammilk, hộp phấn được gọi là khối hộp chữ nhật. Có các mặt bên ngoài không đều nhau ( GV thao tác chỉ cho HS các mặt bên ngoài của hộp sữa và hộp phấn.

Hoạt động khắc sâu kiến thức cho HS: Gấp hộp quà có dạng khối lập phương.

-GV tổ chức cho HS gấp hộp quà tặng người thân, bạn bè.

-GV chia cả lớp theo nhóm 5. -GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy a4.

-GV thực hiện gấp mẫu lần lượt theo các bước và HS trong các nhóm sẽ quan sát và thực hiện theo GV. Nhóm nào không làm được ở bước nào, GV sẽ trực tiếp tới hướng dẫn cả nhóm. (yêu cầu các thành viên trong nhóm phải tập trung quan sát)

- GV tổ chức các nhóm trưng bày sản phẩm

- GV có thể cho HS trình bày về đặc điểm, hình dạng của chiếc hộp quà này như có hình dạng gì, dùng để làm gì,…

-HS trả lời: Nó không giống với rubic, xúc xắc, hộp quà

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động nhận thức trong mạch kiến thức hình học cho học sinh lớp 1 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 52 - 59)