7. Cấu trúc đề tài
3.6.2. Những đặc điểm tâm lí của học sinh gây khó khăn cho quá trình phát triển
động nhận thức
Để hiểu sâu hơn về từng khó khăn tâm lí của HS lớp 1 qua đánh giá của GV, chúng tôi sử dụng các bảng hỏi khác dành cho GV với những từ ngữ chuyên môn, liên quan đến học tập, thực hiện nội quy và năng lực giao tiếp ở trẻ.
Chúng tôi phát ra 10 phiếu hỏi và thu lại về 10 phiếu. Kết quả của phiếu hỏi được chúng tôi thống kê theo bảng sau:
Bảng 3.4. Thống kê số liệu biểu hiện khó khăn tâm lí trong học tập của học sinh lớp 1 (kết quả đánh giá của GV chủ nhiệm)
STT Những biểu hiện khó khăn tâm lí trong học tập
% Xếp thứ
1 Dễ nhớ, mau quên 18 2
2 Không tập trung 15 4
3 Chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập, yêu cầu của việc học
20 1
4 Chưa biết khái quát mà chỉ biết được những chi tiết bên ngoài
8 6
5 Chưa phân biệt được chữ sách giáo khoa và chữ viết
3 8
6 Không hiểu được yêu cầu của giáo viên trong học tập
17 3
7 Tiếp thu chậm 7 7
8 Chưa nắm được nội quy học tập 12 5
Ngoài những HS có khả năng học tập tương đối tốt thì vẫn có những trẻ có kết quả học tập chưa được như mong đợi. Ta có thể lí giải điều này dựa trên bảng số liệu thống kê những biểu hiện khó khăn tâm lí trong học tập do GV đánh giá. Từ bảng, ta nhận thấy học sinh lớp 1 gặp nhiều khó khăn, vì chưa thích ứng được với sự thay đổi môi trường học tập là chủ đạo ở tiểu học. Trong bảng thống kê có thể thấy rằng, những khó khăn như: “nhận thức nhiệm vụ học tập và yêu cầu của việc học” (24% trong tổng số 100 HS), “không hiểu được yêu cầu của giáo viên trong học tập” (18% trong tổng số 100 HS), “chưa nắm được nội quy học tập” (14% trong tổng số 100 HS) đạt các thứ tự cao từ trên xuống. Vì vậy có thể thấy, những điều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả học tập không tốt của trẻ. Một cô giáo ở trường TH Nguyễn Văn Trỗi cho chúng tôi biết: nhiều trẻ không biết trẻ phải học những gì, trẻ phải làm những gì bởi vì nhiệm vụ học và môi trường học của lớp 1 khác xa và phức tạp hơn nhiều so với nhiệm vụ học tập của trẻ ở mầm non. Nếu như trẻ mầm non học tập phần lớn qua việc vui chơi, nhiệm vụ
học tập của trẻ mầm non chỉ đơn giản là làm quen và nhận diễn các con chữ, con số thì nhiệm vụ của lớp 1 đa dạng và có tổ chức hơn rất nhiều. Trẻ tiểu học muốn có kĩ năng đọc, viết, làm toán thành thạo thì phải tuân thì nội quy lớp học, trường học, hoàn thành các nhiệm vụ học tập, với các hoạt động đa dạng, riêng ở môn toán có thể kể đến rất nhiều các yêu cầu khác nhau như : tìm đáp án đúng, khoanh đáp án đúng, khoanh vào hình đúng, đếm số hình,...Chính vì nhiệm vụ học tập nhiều, khó nên HS lớp 1 thường hoang mang, chán nản, không có khả năng định hướng những việc mình cần làm, vì vậy giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hướng dẫn, tạo thói quen cho HS thích nghi dần với môi trường học tập tiểu học.
Ngoài ra, đặc điểm tư duy nổi bật của lứa tuổi này là dễ nhớ nhưng mau quên, tập trung kém. Chúng tôi cho rằng đây là một biểu hiện bình thường bởi vì đây là đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi này. Vì vậy, giáo viên phải nhận thức được những điểm này để điểu chỉnh quá trình giáo dục của minh như: cho học sinh nhắc lại kết luận nhiều lần, cho học sinh ghi lại các yêu cầu, bài tập vào vở,...
Bảng 3.3 cũng cho thấy, trẻ phân biệt được chữ sách giáo khoa và chữ viết và tiếp thu khá tốt (2 khó khăn này đứng cuối cùng trong tổng số 8 khó khăn đã thống kê). Có thể lí giải điều này như sau: việc trẻ có thể phân biệt chữ in và chữ viết vì trong quá trình dạy học vần, giáo viên đã giới thiệu và chỉ rõ sự khác biệt của hai loại chữ. Hầu hết trẻ ngày nay thật sự có tầm tiếp thu khá tốt nếu giáo viên thực sự chọn lựa được cách giảng dạy hiệu quả, kích thích được suy nghĩ và sự chú ý của các em.