7. Cấu trúc đề tài
3.6.4. Khảo sát nội dung phát triển nhận thức về hình học của sách toán lớp 1 theo
CTGDPT 2018 “Kết nối tri thức với cuộc sống”
Một bài học muốn phát triển trọn vẹn nhận thức của học sinh về toán học, theo chúng tôi phải được thiết kế đáp ứng cả ba giai đoạn của nhận thức: trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi từ nhận thức quay trở lại thực tiễn. Để phù hợp với quan điểm đó, chúng tôi xây dựng nên bảng tiêu chí đánh giá sau:
Bảng 3.6. Bảng tiêu chí đánh giá mức độ phát triển nhận thức của sách toán lớp 1: “Kết nối tri thức với cuộc sống”
Cao Trung bình Thấp Giai đoạn trực quan sinh động Xây dựng các hình ảnh trực quan đẹp, sinh động, cho học sinh cảm giác, tri giác, hình thành biểu tượng về sự vật Có hình ảnh trực quan nhưng chưa đẹp, cuốn hút. Chưa hình thành đầy đủ cảm giác, tri giác và biểu tượng về sự vật
Không có hình ảnh trực quan, đi thẳng vào khai thác khái niệm, quy tắc toán học
Giai đoạn tư duy trừu tượng
Từ kết quả nhận thức cảm tính đã có, hình thành cho học sinh khả năng suy luận nên khái niệm, quy tắc toán học
Bài học được xây dựng chưa tối ưu hóa hoạt động nhận thức, học sinh phải nhờ sự trợ giúp từ những đối tượng khác: giáo viên, sách tham khảo,... mới có thể rút ra khái niệm, quy tắc toán học
Theo sự hướng dẫn của bài, học sinh không thể rút ra khái niệm, quy tắc
Giai đoạn nhận thức trở về thực tiễn
Bài học sử dụng nhiều bài toán sinh động, đa dạng, có yếu tố thực tế, giúp học sinh giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống
Bài học sử dụng đa dạng các bài toán nhưng chưa có yếu tố thực tế.
Bài tập mang nặng lý thuyết, chưa sinh động, đa dạng
Qua nghiên cứu sách giáo khoa chúng tôi nhận thấy, sách đã đáp ứng tốt những yêu cầu của việc phát triển nhận thức của học sinh. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn trực quan sinh động:
+ Sách được in màu, với chất giấy và những hình ảnh đẹp, bắt mắt, sinh động và kích thích được nhận thức của học sinh. Ví dụ, trong bài “Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật”, phần khám phá đã được thiết kế như sau:
Để xây dựng nên kiến thức về các hình học phẳng, bài học đã lần lượt cho học sinh quan sát các hình ảnh trực quan như: biển báo hình tam giác, dĩa hình tròn, bức tranh hình chữ nhật,... những hình ảnh sinh động này kích thích cảm xúc của các em, giúp các em dễ hình dung, dễ liên tưởng. Sau khi học sinh quan sát hình và nhớ lại những đồ vật quen thuộc này, sách thiết kế hướng nhận thức của các em đến việc xây dựng hình vẽ của từng hình. Sau khi có biểu tượng của mỗi hình, học sinh sẽ dễ dàng liên tưởng và hệ thống đặc đặc điểm của hình khối bằng hình học.
Ví dụ trên là cách phát triển trực quan sinh động tiêu biểu và xuyên suốt tinh thần của cuốn sách nói chung và mạch kiến thức về hình học nói riêng. Tôi cho rằng cách làm này là hiệu quả, có thể phát triển trực quan sinh động cho học sinh, tạo tiền đề cho các bước nhận thức tiếp theo.
- Giai đoạn tư duy trừu tượng: Từ những kết quả học sinh tri giác, hình thành nên ở hoạt động quan sát trực quan, sách thường thiết kế trực tiếp vào giai đoạn tư duy của học sinh. Tuy nhiên ở đây, chúng tôi chưa thấy sách xây dựng những hoạt động hướng học sinh tự suy luận ra khái niệm toán học. Ví dụ như ở bài: “Khối lập phương. Khối hộp chữ nhật” sau đây:
Sau khi có những biểu tượng đã nhận thức được từ giai đoạn trực quan, học sinh trực tiếp quan sát hình ảnh khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
Chúng tôi nghĩ ở phần này để phát triển đầy đủ nhận thức của học sinh, nên có giai đoạn bóc tách về đặc điểm của vấn đề toán học. Ví dụ như có thêm những câu hỏi, hình ảnh về các mặt của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Giúp khái niệm về hai khối hình của học sinh được chặt chẽ, trách những sai sót, nhầm lẫn sau này.
- Giai đoạn từ nhận thức trở về thực tiễn:
Sau khi nghiên cứu về sách, chúng tôi cho rằng sách đã thiết kế hệ thống bài tập rất hay và phong phú. Các bài tập không chỉ gần gũi với đời sống mà còn thú vị và không nặng về kiến thức. Ví dụ trong bài “ Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật”, sách đã xây dựng một số bài tập rất thú vị như sau:
Bài tập được thiết kế như một tình huống bình thường trong cuộc sống. Với hình ảnh các đồ vật trong đời sống, bài toán không chỉ giúp học sinh phân biệt các loại hình phẳng thông dụng mà còn có nhận thức về hình đó ở các sự vật thường thấy trong cuộc sống,...
Các bài thực hành luyện tập trong sách được thiết kế rất thông minh, lồng ghép các yêu cầu vào những hoạt động gây được sự vui vẻ, hứng thú cho học sinh. Điều này làm những bài toán dù rèn luyện được khả năng kiểm nghiệm nhận thức đã có được với thực tế những vẫn không hề khô khan, nặng nề.