7. Cấu trúc đề tài
3.6.3. Quá trình tri giác hình ảnh trực quan của học sinh
Quá trình tri giác về hình ảnh trực quan đối với việc học hình học có thể nói là một yếu tố quyết định. Bởi hình học là hình, là mảng nội dung toán học gắn chặt với thực tế, khác với việc tiếp thu các quy tắc về tính toán, đại lượng,... Chúng tôi tiến hành điều tra quá trình tri giác hình ảnh trực quan của học sinh qua hai con đường: trong khi học tập môn toán và bài kiểm tra năng lực tri giác hình ảnh đồ vật.
- Trong khi học tập môn toán: Để biết được khả năng tri giác của học sinh trong giờ học chúng tôi đã dự giờ tiết học “Khối lập phương, khối hộp chữ nhật”
+ Đầu tiên, giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 4, phát cho học sinh 4 khối hộp (2 khối lập phương, 2 khối hộp chữ nhật) yêu cầu học sinh quan sát các hình khối, tìm điểm giống nhau rồi phân 4 hình khối này ra làm 2 loại.
Đa số các nhóm không có kết quả đúng, bởi phần lớn các em chưa có khả năng nhận ra được các mối quan hệ có tính quy luật của các sự vật cụ thể là 4 đồ dùng trực quan.
36 + Tiếp theo, giáo viên giới thiệu về khối lập phương, khối hộp chữ nhật rồi yêu cầu học sinh quan sát vật thật, sau đó khái quát cho học sinh thành hình vẽ.
Vậy qua kết quả quan sát về quá trình tri giác trong tiết học toán, chúng tôi thấy: kết quả tri giác của học sinh là chưa tốt. Kết quả làm việc của các nhóm cũng là kết quả tri giác của học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động, vì thế mà quá trình hình thành kiến thức mới về hình lập phương, hình hộp chữ nhật hoàn toàn là phần giới thiệu của giáo viên. Học sinh nghe và tiếp thu là chủ yếu.
- Bên cạnh việc điều tra quá trình tri giác trong tiết học, chúng tôi còn cho học sinh làm một bài kiểm tra để có thêm kết luận về khả năng tri giác của học sinh . Bài kiểm tra năng lực có nội dung như sau:
Câu 1: Nối:
Mỗi găng tay đang thiếu phần hoa văn nào?
Câu 2: Nối:
Chúng tôi phát ra 40 bài khảo sát, số bài thu về là 40 bài, qua khảo sát, thu về được bảng số liệu sau:
Bảng 3.5. Bảng thống kê số liệu của kết quả khảo sát phiếu bài tập về khả năng tri giác
Hình 1 Hình 2
Số học sinh trả lời đúng (%) 65% 87%
Bài kiểm tra tri giác mà chúng tôi đưa ra không quá khó, nhưng chúng tôi chỉ cho học sinh làm bài trong khoảng 3 phút, nên kết quả học sinh làm đúng chưa cao. Vậy khả năng tri giác của học sinh chưa nhanh nhạy, chưa chú ý quan sát và phân tích các đặc điểm nhỏ của hình gốc (màu sắc, hoa văn của các găng tay, đặc điểm hình dáng các loại củ quả,...)