Điều kiện tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động nhận thức trong mạch kiến thức hình học cho học sinh lớp 1 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 33 - 34)

7. Cấu trúc đề tài

2.9. Điều kiện tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh

2.9.1. Đảm bảo cho hoc sinh có điều kiên tâm lý thuân lợi để tự lực hoạt động

a) Tạo mâu thuẫn nhận thức, gợi động cơ, hứng thú tìm cái mới, ta thường gọi là xây dựng tình huống có vấn đề. Hiện nay đã có khá nhiểu tài liệu lý luận dạy học nói về các kiểu tình huống có vấn để trong dạy học. Có thể gợi động cơ, hứng thú học tập bằng những tác động bên ngoài như khen thưởng, nói lời tích cực, nhưng quan trọng nhất, có khả năng làm thường xuyên và có hiệu quả bền vững là sự kích thích bên trong bằng mâu thuẫn nhận thức, mâu thuẫn giữa nhiệm vụ mới phải giải quyết và khả năng hiện có của học sinh còn bị hạn chế, chưa đủ, cần phải cố gắng vươn lên để tìm kiếm một giải pháp mới, kiến thức mởi. Việc thường xuyên tham gia vào giải quyết những mâu thuẫn nhận thức này sẽ tạo ra thói quen, lòng ham thích hoạt động trí óc có chiều sâu, tự giác, tích cực.

b) Tạo môi trường sư phạm thuận lợi: Học sinh lớp 1 chưa quen với các hoạt động học tập ở tiểu học; cho nên, trong thời gian đầu thường rụt rè, lúng túng, chậm chạp và phạm sai lầm khi thực hiện các hoạt động này. Giáo viên cần phải biết chờ đợi, động viên, giúp đỡ và lãnh đạo lớp học sao cho các học sinh mạnh dạn tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến của riêng mình, nêu thắc mắc, lật ngược vấn để chứ không chỉ chờ sự

nhận xét của giáo viên. Đặc biệt chú ý khắc phục tâm lý sợ mất nhiều thời gian. Hiện nay, trong một tiết học 30-35 phút thường giáo viên nói hết 20 - 25 phút, thời gian dành cho học sinh nói và tự lực làm việc quá í,. cần phải kiên quyết dành nhiều thời gian hơn cho học sinh phát biểu, thảo luận, dần dần tốc độ suy nghĩ và phát biểu sẽ nhanh lên.

2.9.2. Tạo điều kiện để học sinh có thể giải quyết thành công những nhiệm vụ được

giao

Vì đặt học sinh vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức, cho nên sự thành công của họ trong việc giải quyết vấn để học tập có tác dụng rất quan trọng. Nó làm cho học sinh tự tin hứng thú, mạnh dạn suy nghĩ để giải quyết những vấn để ngày càng khó hơn. Thực tế dạy học cho biết: Nhiều học sinh tuy không kém thông minh nhưng vì không có kỹ năng, kỹ xảo cần thiết nên thất bại nhiều lần, không được giúp đỡ kịp thời trở thành tự ti, rụt rè, rối trí mỗi khi được giao nhiệm vụ. Để khắc phục tình trạng trên, có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

a) Lựa chọn một lôgic nội dung bài học thích hợp: Phân chia bài học thành những vấn đề nhỏ, vừa với trình độ xuất phát của học sinh sao cho học sinh có thể tự lực giải quyết được với sự cố gắng vừa phải của mình. Trong quá trình dạy học, giáo viên không thể làm tràn lan, kiến thức nào cũng giao cho học sinh tự lực xây dựng, chiếm lĩnh. Cần phải có sự lựa chọn kỹ lưỡng một số vấn để vừa sức và xác định mức độ mà học sinh có thể tham gia trong việc giải quyết từng vấn để cụ thể.

b) Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hiện một số thao tác cơ bản bao gồm: thao tác chân tay và thao tác tư duy. Trong học tập toán học, những thao tác chân tay phổ biến là : Quan sát, tính toán, sử dụng các đồ dùng đo lường... Những thao tác tư duy hay dùng là phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá,... Những thao tác chân tay thì có thể huấn luyện tương đối nhanh, việc hướng dẫn của giáo viên không mấy khó khăn. Còn những thao tác tư duy thì đặc biệt khó khản vì giáo viên không quan sát được quá trình học sinh thực hiện. Cách hướng dẫn có hiệu quả là giáo viên đưa ra những câu hỏi mà muốn trả lời được, học sinh phải thực hiện một vài thao tác nào đó. Căn cứ vào kết quả trà lời mà biết được học sinh thực hiện đúng hay không đúng. Nếu học sinh chưa thể trả lời thì giáo viên phải đưa ra những câu hỏi đơn giản hơn, đòi hỏi phải thực hiện ít thao tác hơn. Cứ như thế làm thường xuyên, nhiều lần, học sinh sẽ tích luỹ được kinh nghiệm, thực hiện đúng và nhanh.

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động nhận thức trong mạch kiến thức hình học cho học sinh lớp 1 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)