7. Kết cấu đề tài
4.2.2. Quy trình tổ chức hoạt động giáo dụcSTEM trong dạy học môn Khoa
học ở tiểu học
Hoạt động 1: Tìm hiểu thực tiễn, phát hiện vấn đề
- Giáo viên đưa ra tình huống thực tiễn từ những kiến thức ở các môn học liên quan cho học sinh tìm hiểu, và xác định vấn đề cần giải quyết.
- Trong trường hợp cần thiết, quá trình chuyển giao nhiệm vụ cho bao gồm việc giới thiệu về các kiến thức khoa học có liên quan và được sử dụng trong tình huống, quy trình hay thiết bị công nghệ mà học sinh phải tìm hiểu.
- Nhiệm vụ cần phải đảm bảo tính vừa sức để lôi cuốn được học sinh tham gia thực hiện; tránh những nhiệm vụ quá dễ hoặc quá khó, không tạo được hứng thú đối với học sinh.
b) Học sinh hoạt động tìm tòi, nghiên cứu:
- Học sinh thực hiện hoạt động tìm hiểu về thiết bị được giao để thu thập thông tin, xác định vấn đề cần giải quyết.
c) Báo cáo và thảo luận:
- Căn cứ vào kết quả hoạt động tìm tòi, nghiên cứu của học sinh, giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh báo cáo, thảo luận, xác định vấn đề cần giải quyết.
d) Nhận xét, đánh giá:
- Trên cơ sở các sản phẩm của nhóm học sinh, giáo viên đánh giá, nhận xét, giúp học sinh xác định được các tiêu chí cho giải pháp cần thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra. Từ đó định hướng cho hoạt động tiếp theo của học sinh.
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền (tổ chức dạy học các kiến thức có liên quan theo chương trình giáo dục phổ thông; sử dụng thời gian phân phối của chương trình cho nội dung tương ứng)
a) Học kiến thức mới:
- Học sinh được hướng dẫn hoạt động học kiến thức mới có liên quan, bao gồm hoạt động thí nghiệm, thực hành để nắm vững kiến thức.
b) Giải thích về quy trình/thiết bị đã tìm hiểu:
- Vận dụng kiến thức mới vừa học và các kiến thức đã biết từ trước, học sinh cố gắng giải thích về thiết bị được tìm hiểu. Qua đó xác định được những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập.
c) Báo cáo và thảo luận:
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh trình bày về kiến thức mới đã tìm hiểu và vận dụng chúng để giải thích những kết quả đã tìm tòi, khám phá được trong Hoạt động 1.
d) Nhận xét, đánh giá:
- Căn cứ vào kết quả báo cáo và thảo luận của các nhóm học sinh, giáo viên nhận xét, đánh giá, kết luận kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận và sử dụng; làm rõ hơn vấn đề cần giải quyết; xác định rõ tiêu chí của sản phẩm ứng dụng mà học sinh phải hoàn thành trong Hoạt động 3.
Hoạt động 3: Giải quyết vấn đề
a) Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề:
- Căn cứ vào tiêu chí của sản phẩm (hoàn thiện quy trình hoặc chế tạo thiết bị), học sinh đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề. Khuyến khích học sinh thảo luận theo nhóm để đề xuất các ý tưởng khác nhau, sau đó thống nhất lựa chọn giải pháp khả thi nhất.
b) Thử nghiệm giải pháp:
- Học sinh lựa chọn dụng cụ thí nghiệm, tiến hành thiết kế và thử nghiệm theo phương án đã thiết kế thiết bị; rút ra kết luận, đánh giá kết quả thử nghiệm.
c) Báo cáo và thảo luận:
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh báo cáo kết quả và thảo luận. d) Nhận xét, đánh giá:
- Trên cơ sở sản phẩm học tập của học sinh, giáo viên nhận xét, đánh giá; học sinh ghi nhận các kết quả và tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện sản phẩm.