Quản lý kênh phân phối, khuyến khích các thành viên trong kênh

Một phần của tài liệu Phan trang bản sửa (Trang 83 - 85)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.3. Quản lý kênh phân phối, khuyến khích các thành viên trong kênh

Mối quan hệ giữa các thành viên kênh và nhà sản xuất là mối quan hệ hai chiều. Mối quan hệ đó càng mật thiết càng dễ đi đến mục tiêu chung của cả hệ thống. Muốn vậy nhà sản xuất phải thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của các trung gian và có hướng giúp đỡ giải quyết.

Đối với một doanh nghiệp thì việc tiêu thụ hàng hoá luôn là một vấn đề quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Không chỉ đơn giản là một sản phẩm tốt đi kèm với một dịch vụ tốt sẽ giúp doanh nghiệp thành công mà còn phụ thuộc vào phương pháp tiếp cận mang sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng. Điều này sẽ quyết định sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường.

Trong giai đoạn thị trường cạnh tranh như hiện nay, kênh phân phối chính là cầu nối quan trọng để doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của mình đến khách hàng, việc quản trị một kênh phân phối có hiệu quả là một thách thức với doanh nghiệp. Việc này đòi hỏi nhà quản trị phải am hiểu về sản phẩm và thị trường tiêu thụ cũng như hệ thống phân phối, nắm bắt được những thay đổi của thị trường từ đó có những quyết định kịp thời và chính xác giúp hoạt động của kênh phân phối đạt hiệu quả cao.

Công ty cần lưu ý những phương pháp sau để việc quản lý và điều hành kênh phân phối đạt hiệu quả:

- Khuyến khích các thành viên trong kênh hoạt động:

+ Quan tâm và tìm hiểu những nhu cầu hay trở ngại mà nhân viên trong kênh đang gặp phải từ đó đưa ra sự trợ giúp các thành viên trong kênh, làm tăng sự đoàn kết giữa các thành viên trong kênh giúp cho hoạt động trong kênh đạt hiệu quả tốt hơn.

+ Khuyến khích các thành viên trong kênh: một kênh phân phối chỉ đạt được hiệu quả khi những thành viên trong kênh cùng nhau làm việc để đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra, những biện pháp khuyến khích có tác động trực tiếp đến năng suất làm việc và chất lượng của kênh.

+ Thường xuyên đánh giá hoạt động của những thành viên trong kênh thông qua những tiêu chuẩn như: mức doanh số, cách xử lý những hàng hoá thất thoát hư hỏng, mức độ quảng cáo sản phẩm và những dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng mà họ mang lại, từ đó có những chính sách thưởng – phạt phù hợp nhằm khích lệ tinh thần nhân viên, thắt chặt hơn việc quản lý bộ máy phân phối của doanh nghiệp.

+ Chính sách phân phối mang yếu tố quyết định đến hiệu quả vận hành kênh phân phối. Thông thường, doanh nghiệp thường triển khai các loại hình chính sách sau:

+ Chính sách chiết khấu: Có nhiều hình thức chiết khấu khác nhau mà doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng như: chiết khấu phần trăm hoa hồng theo đơn hàng; chiết khấu thưởng; chiết khấu bán thẳng chênh lệch giá; chiết khấu thanh toán…

+ Chính sách công nợ: Đây là điều kiện để giữ chân nhà phân phối, thể hiện sự hỗ trợ về mặt tài chính. Theo đó, Công ty sẽ cho phép đối tác thanh toán sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên nó sẽ là “con dao 2 lưỡi”. Bởi thu hồi công nợ là yếu tố sống còn với nhà sản xuất để chi trả cho nhà cung cấp, tái đầu tư và quay vòng sản xuất. Trong khi đó gia hạn công nợ lại là một cách để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh bán lẻ. Việc thanh toán công nợ hay thanh toán gối đầu khiến NPP phụ thuộc vào doanh nghiệp sản xuất, và ngược lại doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của NPP. Vì vậy, cần phải có quy định chặt chẽ về thanh toán nhằm tạo mối quan hệ công bằng trong kinh doanh.

Chính sách đổi trả hàng: Đổi hay trả hàng thường phát sinh trong trường hợp sản phẩm

Nhà phân phối nhận không đúng với thỏa thuận mua hàng ban đầu hoặc có lỗi thuộc về

đơn vị sản xuất. Khi đó NPP có quyền yêu cầu được thay đổi sản phẩm khác hoặc trả hàng mới.

Chính sách hỗ trợ giá: Trong quá trình phân phối sẽ xuất hiện tình trạng giá bán hàng chênh lệch (tăng hoặc giảm). Để đảm bảo quyền lợi NPP, doanh nghiệp sản xuất thường có quy định riêng, ví dụ: Trong trường hợp tăng giá bán phải thông báo tối thiểu

45 – 60 ngày.

Điều quan trọng của một chính sách phân phối là doanh nghiệp sản xuất phải cho đối tác thấy rõ được mình sẵn sàng giúp đỡ họ trong mọi hoàn cảnh. Việc hỗ trợ luôn diễn ra liên tục, không phải chỉ tập trung ở giai đoạn đầu “làm quen”. Nhà sản xuất phải thường xuyên động viên, khuyến khích các trung gian nhưng đồng thời cũng phải thiết lập ra mức KPIs để theo dõi hiệu quả công việc.

+ Chính sách hỗ trợ vận chuyển

Đối với các tỉnh xa, việc sử dụng phương tiện vận chuyển của Công ty để hỗ trợ vận chuyển là rất tốn kém, vì hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức hỗ trợ vận chuyển thông qua cước tính trên đơn vị sản phẩm chứ không tính theo tổng chi phí của chuyển hàng. Công ty nên khuyến khích các đại lý lấy hàng với khối lượng lớn hoặc

sử dụng phương tiện vận chuyển của mình Công ty sẽ chi trả 100% số tiền vận chuyển như đúng với Công ty bỏ ra.

Tiếp tục mở rộng kênh phân phối không chỉ trong nước mà còn phát triển ra các nước lân cận.

Một phần của tài liệu Phan trang bản sửa (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)