Những nhân tố thuộc về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phan trang bản sửa (Trang 38)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.9.2. Những nhân tố thuộc về doanh nghiệp

*Chất lượng sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm quyết định khả năng cạnh tranh và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm hàng hoá phải có chất lượng cao. Khác với chế độ bao cấp hàng hoá hiếm hoi và xây dựng kênh phân phối theo nguyên tắc phân phối, nên hàng xấu, kém phẩm chất, người tiêu dùng cũng đành ngậm ngùi.

Trong cơ chế thị trường “khách hàng là thượng đế”, họ có quyền lựa chọn trong hàng trăm sản phẩm để mua một sản phẩm tốt nhất. Vì vậy chất lượng sản phẩm phải luôn đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Hàng hoá chất lượng tốt sẽ tiêu thụ nhanh, thu được lợi nhuận cao. Hàng hoá chất lượng kém sẽ bị ứ đọng, ế ẩm làm cho doanh nghiệp thua lỗ, phá sản. Có thể nói: “Chỉ có chất lượng mới là lời quảng cáo tốt nhất cho sản phẩm của doanh nghiệp”.

* Giá cả sản phẩm.

Giá cả một sản phẩm là biểu hiện bằng tiền mà người bán dự tính có thể nhận được từ người mua. Việc dự tính giá cả chỉ được coi là hợp lý và đúng đắn khi đã xuất phát từ giá cả thị trường, đặc biệt là giá cả bình quân của một hàng hoá trên từng loại thị trường trong và ngoài nước trong từng thời kỳ kinh doanh.

Nếu giá cả được xác định một cách hợp lý và đúng đắn thì nó đem lại cho doanh nghiệp nhiều tác dụng to lớn. Đặc biệt là giá cả thực hiện chức năng gắn sản xuất với xây dựng kênh phân phối trên từng loại thị trường trong và ngoài nước. Nó là đòn bẩy kinh tế quan trọng đối với doanh nghiệp và thị trường. Vì giá cả cao hay thấp có ảnh hưởng quyết định tới khối lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ đạt được.

Do đó để thực hiện mục tiêu kinh tế tổng hợp (lợi nhuận của doanh nghiệp, vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp là phải có chính sách hợp lý).

* Phương thức thanh toán.

Việc xây dựng kênh phân phối của doanh nghiệp với khách hàng có thể gồm nhiều phương thức thanh toán: Séc, tiền mặt, ngoại tệ,.. Mỗi phương thức đều có mặt lợi và mặt hại của nó cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Vấn đề là phải chọn được một phương thức thanh toán sao cho đôi bên cùng có lợi, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được nhiều hơn khi doanh nghiệp có những phương thức thanh toán tiện lợi, nhanh chóng. Doanh nghiệp cần đơn giản hoá thủ tục, điều kiện thanh toán tạo thuận lợi cho khách hàng để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm.

* Hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp.

Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp cần phải có hệ thống phân phối sản phẩm của mình, bao gồm các cửa hàng bán trực tiếp, các đại lý, hoặc cung cấp cho người bán lẻ.

Tất cả các phần tử nằm trong bộ máy xây dựng kênh phân phối sẽ tạo nên một hệ thống phân phối sản phẩmncủa doanh nghiệp, với mạng lưới phân bố trên các đại bàn, các vùng thị trường doanh nghiệp tham gia kinh doanh.

Doanh nghiệp nếu tổ chức được hệ thống phân phối sản phẩm hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác tiêu thụ sản phẩm, ngược lại nếu tổ chức không tốt sẽ gây hậu quả xấu đến công tác tiêu thụ sản phẩm bị ứ đọng sẽ gây tổn thất cho doanh nghiệp.

* Uy tín của doanh nghiệp.

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo lập dần vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tránh sự hoài nghi của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp.

Uy tín của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn hiệu quả của công tác tiêu thụ sản phẩm. Nó được biểu hiện bằng sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Chiếm được lòng tin của khách hàng sẽ góp phần quan trọng để đẩy mạnh công tác xây dựng kênh phân phối của doanh nghiệp.

1.2.10. Các chỉ tiêu đo lƣờng và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp

M=DTBH - F

M:Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. F: Chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu.

Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Có nghĩa là trong một thời kỳ nhất định doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng doanh thu trên một đồng chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ trình độ sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

- Lợi nhuận

+ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

LNg= M - Gv

LN: Lợi nhuận

M: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Gv: Giá vốn hàng

bán

+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

LNt = LNg + DTTC - CPTC - CPBH - CPQLDN

LNt: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh LNg: Lợi nhuận gộp

DTTC: Doanh thu tài chính CPTC: Chi phí tài chính CPBH: Chi phí bán hành

CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp

+ Lợi nhuận khác

LNk= DTk - CPk

LNk: Lợi nhuận khác DTk: Doanh thu khác CPk: Chi phí khác

=>Tổng hợp lợi nhuận từ những nguồn trên, chúng ta sẽ có được: + Lợi nhuận trước thuế:

Lợi nhuận trƣớc thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác

(trừ) khoản Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nộp cho nhà nước, ta sẽ được Lợi nhuận sau thuế.

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trƣớc thuế – Thuế TNDN Đây là khoản lợi nhuận thuộc sở hữu của doanh nghiệp và cổ đông.

+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

ROS = ( Lợi nhuận sau thuế/ doanh thu )*100

Chỉ số của mỗi ngành trong từng thời kỳ khác nhau nên chúng ta chỉ có thể so sánh chỉ số tỷ suất lợi nhuận doanh thu của các công ty trong cùng một ngành ở cùng một thời kỳ

- Mức độ bao phủ

Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá tầm cỡ của một doanh nghiệp hoạt động phân phối là khả năng bao phủ thị trường. Nói một cách khác là địa giới mà mạng lưới nhà phân phối ấy có thể trực tiếp phủ đến một cách hiệu quả, tức là mạng lưới phải đủ mạnh và nằm trong tầm kiểm soát của nhà phân phối ấy.

Trên thực tế có thể do hạn chế về một mặt nào đó ( tài chính, nhân lực, khả năng quản lý, danh mục mặt hàng, khả năng hỗ trợ nhà cung cấp…) nhiều nhà phân phối chỉ mạnh ở một thị trường nhất định

- Số lượng thành viên kênh

Số lượng các thành viên kênh biểu hiện hiệu quả của nhà phân phối. Nhà phân phối có số lượng thành viên nhiều thì cơ hội bán hàng ngày càng cao.

- Đội ngũ nhân viên phân phối

Để có thể thực hiện tốt công việc phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng một cách hiệu quả, nhà phân phối phải có một đội ngũ nhân viên bán hàng đủ mạnh về cả số lượng và chất lượng. Đội ngũ này cần có trình độ chuyên nghiệp cao và nhiệt tình.

- Hệ thống thông tin giữa các thành viên kênh

Một hệ thống thông tin bao gồm hai thành phần chủ yếu là phần cứng, mạng lưới tạo nên cơ sở kỹ thuật của hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của thông tin.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Doanh nghiệp phải tổ chức quản lý được hệ thống kênh phân phối để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng trên thị trường. Những quyết định về kênh phân phối thường khó khăn và phức tạp đối với mỗi doanh nghiệp. Tham gia vào kênh phân phối có các thành viên của kênh bao gồm: nhà sản xuất, các trung gian thương mại, người tiêu dùng cuối cùng. Các trung gian thương mại tham gia vào kênh do họ thực hiện chức năng phân phối tốt hơn nhà sản xuất.Mỗi hệ thống kênh phân phối đều có cấu trúc riêng của nó qua chiều dài và bề rộng của kênh, vì vậy hình thành nên các kiểu kênh phân phối khác nhau. Các kênh phân phối bao gồm từ kênh trực tiếp tới các kênh gián tiếp qua nhiều cấp độ trung gian. Số trung gian thương mại ở mỗi cấp độ kênh cũng có thể thay đổi từ vô số trung gian đến chỉ qua 1 trung gian thương mại duy nhất trên một khu vực thị trường.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KÊNH PHÂN PHỐI NƢỚC KHOÁNG TIỀN HẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ

DẦU KHÍ THÁI BÌNH

2.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần dịch vụ dầu khí Thái Bình

2.1.1. Khái quát về công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Thái Bình

Tên công ty: Công ty Cổ phần dịch vụ dầu khí Thái Bình

Tên quốc tế: THAI BINH PETROLEUM SERVICES JOINT STOCK CAMPANY Tên viết tắt: THÁI BÌNH PSC

Mã số thuế: 1001096391

Địa chỉ: Số 545, đường Trần Lãm, Phường Trần lãm, Thành phố Thái Bình Đại diện pháp luật: Trần Đình Thành

Điện thoại: 0363831463 Fax: 036831714

Ngày cấp: 01/04/2016

Ngành nghề chính: Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng Vốn điều lệ: 21 tỷ đồng

2.1.2. Lịch sử hình thành

THAIBINH PSC là đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với ngành nghề chính là sản xuất, kinh doanh các loại nước khoáng, nước giải khát. công ty đã có bề dày lịch sử từ Công ty Dầu khí I, nơi được mệnh danh là cái nôi của ngành Dầu khí Việt Nam, sau đó trở thành đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, hiện nay là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Dầu Việt Nam.

Tiền thân của Công ty Cổ phần dịch vụ Dầu khí Thái Bình là Công ty Dầu khí I cũ gồm 4 xí nghiệp: Xí nghiệp Nước khoáng, Xí nghiệp Vận tải, Xí nghiệp Xây dựng và Xí nghiệp cơ khí. Có thể nói rằng: Công ty Dầu khí I là cái nôi của ngành dầu khí Việt Nam. Sau này, Công ty Dầu khí I đã tách ra và một bộ phận cán bộ của Công ty đã vào công tác tại các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Trong số đó, không ít người đã trở thành Lãnh đạo cấp cao trong ngành Dầu khí Việt Nam. Vào những năm 80 của thế kỷ 20, trong quá trình tìm kiếm thăm dò Dầu khí tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, các nhà thăm dò Dầu khí Liên Xô (cũ) và Việt Nam tình cờ phát hiện

ra một nguồn Nước khoáng ở độ sâu 450m tại giếng khoan 82A thuộc địa phận xã Tây Ninh huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Sau khi tiến hành công tác mở vỉa, nguồn Nước khoáng ở độ sâu 450m đã phun lên cao cách mặt đất 3,5m và tự chảy liên tục suốt ngày đêm năm này qua năm khác có lưu lượng dồi dào và ổn định. Lưu lượng cho phép khai thác 3003/ngày.

Năm 1987 nguồn Nước khoáng thiên nhiên này chính thức được đưa vào sản xuất cùng với sự ra đời của Nhà máy Nước khoáng thuộc (Công ty dầu khí I - Tổng cục Dầu khí Việt Nam (Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hiện nay).

Tháng 4/1994 để đáp ứng được yêu cầu của ngành nhằm hình thành các Công ty mạnh nên Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) quyết định sáp nhập Công ty Dầu khí I vào Công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí (PTSC) thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và chính thức thành lập Xí nghiệp Dịch vụ Dầu khí Thái Bình, có vốn kinh doanh và vốn cấp nội bộ tự hạch toán kinh doanh. (Theo quyết định số 416/TCNS-ĐT ngày 23/4/1994 của Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam). Theo chủ trương của Nhà nước là hội nhập tích cực với nền kinh tế thế giới khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO; cũng như sự phát triển đi lên của Tổng Công ty dầu khí Việt Nam nói chung và Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí nói riêng, Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phần theo quyết định số 1763/QĐ-BCN ngày 07/7/2006 của Bộ Công nghiệp. Do vậy các xí nghiệp thành viên của PTSC cũng chuyển đổi theo mô hình này. Ngày 30 tháng 11 năm 2010 Công ty chuyển đổi sang mô hình Công ty Cổ phần và có tên đăng ký giao dịch là Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Thái Bình, trực thuộc Tổng

Công ty dầu khí Việt Nam (PV OIL) - thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 1000808141 đăng ký lần đầu ngày 30 tháng 11 năm 2010 do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Thái Bình cấp.

Năm 2016, thực hiện chủ trương của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Dầu Việt Nam về việc tái cấu trúc công ty ( chia tách công ty) ngày 01/4/2016 Công ty đã hoàn thành việc chia tách Công ty thành 2 công ty là: công ty Cổ phần Xăng dầu khí Thái Bình(PV oil Thái Bình) và Công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu Khí Thái Bình (Thái Bình PSC). Kể từ đó công ty Cổ phần Dịch vụ Thái Bình phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu.

Năm 2007: Công ty xây dựng hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Tiền Hải mới và đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hàng hóa.

Với những sản phẩm chất lượng vì sức khỏe cộng đồng, liên tiếp trong các năm 2011, 2012, thương hiệu nước khoáng Tiền Hải được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định tặng giải Bạc Giải thưởng Chất lượng Quốc Gia

- Năm 2011, đạt danh hiệu “ Thực phẩm Việt vì sức khỏe người Việt”

- Nhiều năm đạt giải “hàng Việt Nam chất lượng cao” và giải thưởng “ sao Vàng Đất Việt”

- Năm 2018, lần thứ 3 nhận giải thưởng “ Chất lượng Quốc gia” với thương hiệu nước khoáng Tiền hải và nhiều dòng sản phẩm đồ uống đã khảng định được vị thế của một thương hiệu hàng đầu tại thị trường đồ uống Việt Nam.

Nước khoáng thiên nhiên Tiền Hải tiếp tục khẳng định hướng đi đúng của một thương hiệu. Với bề dày lịch sử, sản phẩm đa dạng, công nghệ tiên tiến cùng phương thức quản lý hiện đại…, sản phẩm nước khoáng thiên nhiên Tiền Hải của công ty tự tin tiếp tục đứng vững trên thị trường nội địa, qua đó sẵn sàng đổi mới, thích ứng, tạo những tiền đề quan trọng để vươn xa hơn ra thị trường quốc tế trong thời gian tới.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động

 Chức năng

- Công ty có chức năng là sản xuất cung ứng các sản phẩm dịch vụ theo đúng ngành nghề đã nêu trên (sản xuất và kinh doanh nước khoáng thiên nhiên Tiền Hải, Kinh doanh các sản phẩm Dầu khí, Dịch vụ Dầu khí, …).

- Sản xuất và cung ứng cho thị trường các dòng sản phẩm với chất lượng tốt nhất, giá cả hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chất lượng sản phẩm của công ty được đảm bảo bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005. Công ty được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chứng nhận đủ tiêu chuẩn và được Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QCVN 6- 2:2010/BYT.

- Mở rộng và phát triển các hoạt động của mình, đảm bảo sản xuất có hiệu quả, mang lại lợi ích chung cho xã hội.

- Thúc đẩy các hoạt động mua bán sản phẩm, dịch vụ.

- Thực hiện các công tác hoạch định. Tổ chức và lãnh đạo nhằm đảm bảo các hoạt động trong công ty được diễn ra nhịp nhàng.

- Công ty hoạt động theo phương thức bán hàng trực tiếp, trực tiếp liên hệ với khách hàng, bán hàng qua internet hay thông qua các kênh quảng cáo, tiếp thị, …

 Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh Công ty Cổ phần dịch vụ Dầu khí Thái Bình bao gồm: C1104 – Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng

E36000 – Khai thác, xử lý và cung cấp nước G4632 – Bán buôn thực phẩm

G4633 – Bán buôn đồ uống

G4722 – Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh G47230 – Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh

Một phần của tài liệu Phan trang bản sửa (Trang 38)