Các quyết định phân phối vật chất

Một phần của tài liệu Phan trang bản sửa (Trang 31 - 34)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.8.3 Các quyết định phân phối vật chất

Các quyết định về lựa chọn và quản trị kênh phân phối là các quyết định về thiết kế kênh và lựa chọn các thành viên trong kênh, về khuyến khích các thành viên và đánh giá hoạt động của các thành viên trong kênh.

Sau khi đã xác định được mục tiêu phân phối vật chất, công ty phải quyết định các vấn đề cơ bản sau đây về phân phối vật chất: Xử lý đơn đặt hàng như thế nào? Bố trí các kho bãi ở đâu? Cần dự trữ bao nhiêu hàng tồn kho? Vận chuyển hàng hoá như thế nào?

Xử lý đơn đặt hàng

Xử lý đơn đặt hàng của khách hàng là khâu đầu tiên của quá trình phân phối vật chất. Mục tiêu là phải kiểm tra và xử lý đơn hàng nhanh nhất có thể, sau đó đơn hàng được nhanh chóng được chuyển qua các bộ phận tiếp theo khác để hoàn thiện các thủ tục giao hàng nhanh chóng cho khách hàng. Quyết định đến vấn đề xử lý đơn hàng nhanh chóng,

DN cần trang bị hệ thống phương tiện thông tin hiện đại được cọi là chiến lược đầu tư dài hạn cho hoạt động này.

Quyết định về kho bãi

- Giữa sản xuất và tiêu dùng hàng hoá thường có sự không đồng bộ về địa điểm, không gian và thời gian. Dự trữ hàng hoá là việc cần thiết để đáp ứng nhanh

nhất nhu cầu của khách hàng. Nó giúp cho việc cân bằng giữa cung và cầu về số lượng, thời gian và không gian. Muốn dự trữ hàng cần phải có kho bãi. Liên quan đến kho bãi, DN cần phải quan tâm những nôi dung sau đây:

- Nội dung chính của những quyết định về kho bãi:

+ DN phải quyết định số lượng và địa điểm của kho bãi: nhiều địa điểm kho bãi và đưa hàng hóa tới KH nhanh hơn nhưng sẽ làm tăng chi phí à cân đối giữa mức độ dịch vụ và chi phí;

+ Công ty nên xây kho hàng riêng hay đi thuê? Cũng là câu hỏi DN cần phải cân nhắc kỹ để đưa ra câu trả lời;

+ Tự xây kho bãi: công ty có thể sử dụng chủ động, thiết kế, trang bị phù hợp nhất với đặc điểm hàng hóa của công ty nhưng chi phí cao và địa điểm khó đa dạng: kho thay đổi địa điểm khi cần; Áp dụng hợp lý đối với các công ty có quy mô lớn à khai thác được tối đa hiệu quả của kho bãi;

+ Thuê lại kho bãi: mức chủ động không cao nhưng dễ lựa chọn địa điểm phù hợp với các công ty nhỏ và vừa: nguồn lực chưa cho phép.

Quyết định về khối lượng hàng dự trữ trong kho

- Mức hàng hóa dự trữ trong kho sẽ ảnh hưởng tới tính „kịp thời‟ trong việc cung cấp hàng hóa cho KH à ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ thỏa mãn KH. Số lượng hàng dự trữ trong kho càng lớn mức độ thỏa mãn KH càng cao (sẽ cung cấp càng kịp thời), đồng thời mức chi phí DN chi trả cũng càng cao à ảnh hưởng tới lợi nhuận của DN.

- Các quyết định về khối lượng hàng dự trữ trong kho:

+DN không thể đáp ứng được số lượng theo đơn đặt hàng của KH và phải thực hiện đặt hàng mới).

+Thời điểm và số lượng mỗi lần đặt hàng (đặt hàng khi nào, với số lượng bao nhiêu).

+Số lượng hàng dự trữ tối ưu được xác định khi tổng chi phí xử lý đơn hàng. +Chi phí thực hiện lưu kho là thấp nhất.

+Tần suất đặt hàng.

- Quyết định đặt hàng trả lời câu hỏi số lượng đặt hàng là bao nhiêu. Công ty cần cân bằng giữa chi phí xử lý đơn hàng và chi phí dự trữ hàng tồn kho.

-Để vận chuyển hàng hóa phải có phương tiện vận tải vận chuyển DN cần phải xác định mục tiêu của việc lựa chọn phương tiện vận tải và xác định loại phương tiện vận tải sẽ sử dụng.

- Ảnh hưởng của phương tiện vận tải tới chất lượng dịch vụ: khả năng giao hàng đúng hạn, ảnh hưởng tới chi phí, giá bán sản phẩm, chất lượng hàng hóa khi hàng hóa được giao tới nơi khách hàng.

-Doanh nghiệp cần phải xác định chính xác mục tiêu vận chuyển và cân bằng với mức chi phí giành cho phương tiện vận tải để chọn ra loại phương tiện vận tải phù hợp. Các loại phương tiện vận tải chủ yếu:

* Vận tải đường sắt: + Chi phí thấp;

+ Tốc độ tương đối nhanh;

+ Khối lượng vận tải lớn; tính an toàn cao; + Cần kho trung chuyển về hệ thống đường sắt;

+ Thường phải sử dụng kết hợp các phương tiện khác để hoàn tất công việc vận chuyển,

* Vận tải đường thủy:

+ Chi phí vận chuyển thấp;

+ Thích hợp vận chuyển hàng cồng kềnh, trọng lượng lớn (vật liệu xây dựng…);

+ Tốc độ không cao;

+ Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên về hệ thống cơ sở vật chất (bến cảng…); + Thường được sử dụng kết hợp với các phương tiện vận tải khác đặc biệt là trong khâu hoàn tất;

* Vận tải đường bộ:

+ Cự ly vận chuyển ngắn;

+ Thích hợp với những sản phẩm gọn nhẹ, giá trị cao; + Khả năng hoàn tất công việc vận chuyển cao (ít rủi ro);

+ Thường được sử dụng kết hợp với các phương tiện vận chuyển khác;

* Vận tải hàng không:

+ Tốc độ vận tải nhanh nhất; + Chi phí cáo nhất;

+ Thích hợp vận chuyển hàng hóa đặc biệt (giá trị cao và gọn nhẹ…); + Phải có hệ thống càng hàng không và được phép khai thác;

- Khi lựa chọn phương tiện vận tải DN cần phải dựa vào 6 yếu tố:

+ Tốc độ;

+ Tần suất giao hàng; + Độ tin cậy;

+Khả năng vận chuyển các loại hàng hóa khác nhau; +Khả năng vận chuyển tới địa điểm yêu cầu;

+Chi phí vận chuyển;

+Mối quan hệ của phương tiện vận tải với các yếu tố khác: kho bãi, lưu kho…

Một phần của tài liệu Phan trang bản sửa (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)