Bài học về dân trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

Một phần của tài liệu Tư tưởng chính trị của trần quốc tuấn (Trang 66 - 75)

của dân, do dân, vì dân

Một là, bài học “dân là gốc”

Trong suốt chiều dài lịch sử lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho thấy, hiếm có dân tộc nào trên thế giới phải trải qua nhiều cuộc kháng chiến trường kỳ để bảo vệ độc lập, chủ quyền như Việt Nam. Và trong tồn bộ q trình lịch sử ấy, là bài học “lấy dân là gốc” vừa là nền tảng, vừa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước.

“Dân” là một khái niệm chỉ những người lao động đông đảo trong xã hội có giai cấp, có nhà nước. “Dân” trong quan niệm của Trần Quốc Tuấn là nền tảng, là gốc rễ của quốc gia. “Dân là gốc của nước”. Dân với nước gắn bó với nhau, nước phải có dân, do dân lập nên, khơng có dân thì khơng có nước, do đó dân là gốc của nước. Tư tưởng chính trị “dân là gốc” được dân tộc ta kế thừa, đúc kết thành một bài học xuyên suốt trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Dân là gốc trở thành triết lý chính trị song hành, định hướng, quyết định sự hưng thịnh hay suy vong của quốc gia. Tư tưởng này được nhiều nhà tư tưởng, các vương triều phong kiến Việt Nam coi trọng, vận dụng thành công trong việc củng cố vương triều, phát huy sức mạnh của nhân dân vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước, kiến thiết quốc gia .

Tư tưởng “Dân là gốc” đã có từ lâu trong lịch sử dân tộc, đặc biệt là ở thời kỳ Lý – Trần, nhiều nhà tư tưởng đã coi trọng và vận dụng rất thành công tư tưởng này để xây dựng đất nước, trong đó có Trần Quốc Tuấn. Ơng kế thừa và phát triển tư tưởng dân là gốc một cách rất sáng tạo, góp phần củng cố và xây dựng vương triều Trần vững mạnh, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, dân tộc trước ách xâm lăng. Trong Binh thư yếu lược, Trần Quốc Tuấn viết: “Dân là gốc của nước, gốc bị sâu thì ngun khí suy” [33, tr. 249]. Ông chủ trương “thân dân”, “ni khí dân, định khí dân”. Muốn phát huy được sức mạnh của nhân dân thì trước hết phải đồn kết và tập hợp lực lượng toàn dân, đồng thời phải quan tâm, chăm lo đến đời sống nhân dân, để tăng cường sức dân, bồi dưỡng sức dân. Tổng kết kinh nghiệm các cuộc chiến tranh của dân tộc ta thời Đinh, Lê, Trần

Quốc Tuấn nhận thấy sở dĩ phá được quân Tống là vì: “trên dưới cùng ý nguyện, lịng dân khơng chia lìa”. Nhân dân Đại Việt một lịng hướng về triều đình là vì nhà Trần đã nhận thấy nhân dân là nguồn sức mạnh lớn, sức mạnh quyết định trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Do đó, nhà Trần đã chú ý đến lợi ích của nhân dân thơng qua các chính sách “dưỡng dân, an dân”, chính sách khuyến nơng, trọng thương để ổn định đời sống nhân dân, chính sách “ngụ binh ư nông”, làm cơ sở để vừa phát triển kinh tế, vừa xây dựng và bảo vệ đất nước.

Xuất phát từ những kinh nghiệm thực tiễn lịch sử của dân tộc, xuất phát từ những giá trị đúc kết tư tưởng dân là gốc của Trần Quốc Tuấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy tư tưởng dân là gốc lên một đỉnh cao mới, có tính khái qt hóa cao hơn. Đề cao vai trò của nhân dân, Người viết: “Trong bầu trời khơng có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới khơng có gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của toàn dân… Trong xã hội khơng có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ lợi ích cho nhân dân. Dân là gốc của nước, gốc có vững cây mới bền”. Đời sống nhân dân được bảo đảm và ngày càng được cải thiện là nguyện vọng thiết thực của nhân dân. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh ln chăm lo xây dựng phát triển mọi mặt đất nước đặc biệt chú trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phịng- an ninh làm nền tảng để quy tụ và động viên sức mạnh vật chất và tinh thần của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945- 1954, đế quốc Mỹ 1954 – 1975

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày nay, Đảng ta tiếp tục khẳng định lấy dân làm gốc là bài học kinh nghiệm hàng đầu, là cơ sở cho việc hoạch định đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, một trong bốn bài học lớn được Đảng rút ra là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Bài học này tiếp tục được quán triệt sâu sắc trong các kỳ Đại hội VII và Đại hội VIII của Đảng. Đánh giá quá trình đổi mới, Đại hội lần thứ IX của Đảng một lần nữa khẳng định: “đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn

luôn sáng tạo”. Văn kiện đại hội XII cũng chỉ rõ, Đảng và Nhà nước tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Đảng đưa ra những quan điểm thiết thực, trên nền tảng lấy dân làm gốc. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân có vai trị quan trọng trong việc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Dựa vào nhân dân, xuất phát từ thực tiễn và thường xuyên tổng kết thực tiễn, phát hiện nhân tố mới, từng bước tìm ra quy luận phát triển, đó là chìa khóa của thành cơng”.

Phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta khẳng định: Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhà nước đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Mọi đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân. Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân. Xác định các hình thức tổ chức và có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Hai là, bài học phát huy đoàn kết toàn dân.

Ðại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nó đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Nhờ tinh thần đoàn kết, nhân dân ta đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, giữ vững non sông bờ cõi, viết nên những trang sử vàng hào hùng của dân tộc.

Nếu như nhà Lý có chính sách đồn kết được các tộc người thiểu số trong cộng đồng dân tộc thì Nhà Trần đã đồn kết chặt chẽ trong dịng họ và đơng đảo quần chúng, tạo nên sức mạnh to lớn của một vương triều thịnh trị.

Dưới triều Trần, tư tưởng đoàn kết toàn dân được Trần Quốc Tuấn phát huy theo tinh thần “vua tơi đồng lịng, anh em hịa thuận, cả nước góp sức”, “tướng sĩ một lịng phụ tử”. Ơng khẳng định nguyên nhân thắng lợi của sự nghiệp giữ nước của nhà Trần là do nhân dân cả nước góp sức. Ơng chủ trương xây dựng và củng cố tình đồn kết trong chiến đấu, giữa quân đội với nhân dân để xây dựng đồn kết tồn dân. Ơng cũng coi “phụ tử chi binh” như là một phương châm cơ bản trong xây dựng qn đội. Ơng cũng xem trọng mối đồn kết quân dân, ông lưu ý các vương hầu, tướng sĩ phải giữ phép tắc trong quan hệ với dân, khơng được nhũng nhiễu dân chúng, vì vậy nhân dân đã tích cực giúp đỡ và ủng hộ quân đội. Trong thời bình, phải “lo giữ nước từ khi nước chưa nguy”. Vì vậy, trong thời bình phải tích cực chăm lo xây dựng làm cho “quốc phú binh cường”. Trần Quốc Tuấn còn chỉ ra vai trò quyết định của quần chúng nhân dân đối với sự phát triển tài năng của những cá nhân anh hùng: “Chim hồng hộc bay cao được là nhờ ở sáu cái lơng cánh, nếu khơng có sáu cái lơng cánh ấy thì cũng chỉ như chim thường thơi” [8, tr 304], theo đó, những cá nhân anh hùng chỉ có thể thể hiện được vai trị của mình, làm nên sự nghiệp là nhờ vào sự giúp đỡ, ủng hộ, đồng lòng của quần chúng nhân dân. Trần Quốc Tuấn đã đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết để giải quyết mối quan hệ nội bộ bất hòa nhằm cố kết triều đình, đạt đến “vua tơi đồng lịng, anh em hòa thuận” làm nòng cốt củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tập chung đánh giặc cứu nước. Chính yếu tố đồn kết trong triều đình, dịng họ, tướng sối chỉ huy đã phát huy cao độ sức mạnh đồn kết tồn dân đánh bại kẻ thù. Có thể nói, tư tưởng đánh giặc giữ nước dựa vào lòng dân của Trần Quốc Tuấn chính là sự tổng kết kinh nghiệm lịch sử. Từ thực tiễn đánh giặc giữ nước, ông đúc kết thành nguyên lý giữ nước của dân tộc ta, đó là tư tưởng đồn kết tồn dân để tạo thành sức mạnh đánh giặc giữ nước.

Dân tộc ta luôn thắng lợi trước mọi kẻ thù xâm lược chủ yếu là do chúng ta đã phát huy sức mạnh tồn dân tộc, mà đặc biệt là chính sách đồn kết tồn dân. Dân tộc ta luôn phải chống chọi với các thế lực lớn xâm lược có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn hơn gấp nhiền lần. Nếu chỉ dùng sức mạnh quân sự thuần

túy mà đối chọi với kẻ thù thì khó có thể đánh thắng qn xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc. Vì vậy, một trong những quy luật cơ bản của chiến tranh giữ nước là phải dựa vào nhân dân, phải dựa vào khối đại đoàn kết toàn dân, tổ chức nhân dân thành một lực lượng hùng hậu mới có thể chiến thắng. Bài học phát huy sức mạnh của khối đại đồn kết tồn dân là bài học có ý nghĩa lịch sử trường tồn của dân tộc ta.

Trong thời kỳ mới, Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh ln coi trọng việc xây dựng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, các tầng lớp nhân dân không phân biệt thành phần, giai cấp, dân tộc, tơn giáo, tập hợp đồn kết trong Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc giành thắng lợi lịch sử trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đồn kết là cái gốc của cách mạng, là lực lượng vô cùng to lớn; nhờ có đồn kết mà cách mạng thành cơng, kháng chiến thắng lợi. Người viết: “Đoàn kết để giữ vững tự do dân chủ. Đoàn kết để kiến thiết nước nhà. Đoàn kết để xây dựng một đời sống mới… Tồn dân đồn kết mn năm”. Đó là một ý nghĩa đồn kết rất sâu xa. Nhận rõ yêu cầu của việc đoàn kết rộng rãi, chặt chẽ tồn dân, Hồ Chí Minh viết: “Tơi khun đồng bào đồn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón ngắn, ngón dài. Nhưng ngắn, dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ… Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đại đồn kết, có đại đồn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang”. Người đã đúc kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết- Thành công, thành công, đại thành công”. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược là thắng lợi của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân với sức mạnh thời đại, tạo tiền đề và nền tảng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thấm nhuần tư tưởng đoàn kết, từ khi ra đời và suốt tiến trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng cho đến nay,

Đảng ta ln đề cao chiến lược đại đồn kết dân tộc, coi đó là cội nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng Việt Nam. Từ thực tiễn của công cuộc đổi mới, tư duy về đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng ta được phát triển lên một tầm cao mới. Cụm từ “Đại đoàn kết toàn dân” được bổ sung, hoàn chỉnh thành “Đại đoàn kết toàn dân tộc” với ý nghĩa bao hàm nhân dân ta cả ở trong nước và cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng cũng đã chỉ rõ: “Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, độc lập, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt khơng trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ba là, bài học trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần tiếp tục phát huy những bài học quý giá của thời kỳ nhà Trần, đặc biệt là tư tưởng chính trị của Trần Quốc Tuấn, bao gồm các tư tưởng về dân, tư tưởng về độc lập, tự chủ, tự cường, tư tưởng đoàn kết và tư tưởng về nghệ thuật quân sự.

Sự kế thừa và phát huy những tư tưởng tiến bộ của Trần Quốc Tuấn vào nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân được thể hiện trên các mặt: Một là, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược là phát triển kinh tế và củng cố an ninh - quốc phòng nhằm xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; Hai là, tăng cường công tác tổng kết kinh nghiệm chiến tranh nhân dân, phát triển đường lối nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân và lý luận khoa học an ninh

nhân dân; Ba là, thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo thực sự “dân làm chủ” và “dân là chủ”, tăng cường và phát huy đoàn kết toàn dân; Bốn là, tăng cường xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, giữ gìn kỷ cương, phép nước, đảm bảo cơng bằng và bình đẳng vì một xã hội giàu đẹp, văn minh.

Trải qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, Nhà nước ta không

Một phần của tài liệu Tư tưởng chính trị của trần quốc tuấn (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)