Tư tưởng về đấu tranh bảo vệ chủ quyền và độc lập dân tộc

Một phần của tài liệu Tư tưởng chính trị của trần quốc tuấn (Trang 29 - 33)

Có thể nói, thời kỳ nhà Trần, tư tưởng về đấu tranh bảo vệ chủ quyền và độc lập dân tộc thể hiện rất rõ nét và đặc trưng. Đó cũng chính là những biểu hiện của lịng u nước và tinh thần dân tộc, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ toàn vẹn nền độc lập dân tộc và lợi ích quốc gia. Trần Quốc Tuấn đã kế thừa và tiếp thu những truyền thống quý báu đó của cha ơng và đúc kết thành những tư tưởng chính trị của mình trong sự nghiệp xây dựng và củng cố vương triều Trần vững mạnh. Nội dung tư tưởng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện sinh động trong các tác phẩm Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tơng bí truyền thư, Hịch tướng sĩ và Lâm chung di chúc.

Trần Quốc Tuấn thấu hiểu nỗi đau của thời loạn lạc và nỗi nhục khi vận nước rơi vào tay giặc, ông đã kêu gọi tướng sĩ, binh lính duới quyền phải chăm chỉ học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ để làm cái điều mà ông mong muốn là bêu được đầu Hốt Tất Liệt, rữa thịt Vân Nam vương như một lời thề thiêng liêng, một quyết tâm sắt đá sống chết với kẻ thù. Là một chủ tướng có lịng u nước sâu sắc, căm thù giặc Nguyên - Mông sâu sắc, Trần Quốc Tuấn đau đớn và xót xa trước cảnh đất nước, non sơng bị giày xéo. Ơng kêu gọi tướng sĩ quyết chiến, quyết thắng, khơng chấp nhận bất cứ nỗi nhục nào. Ơng vạch ra tội ác của giặc, lấy trung nghĩa để kích động lịng tự trọng của các võ tướng. Trong khi ta vì vận nước mà đau lịng, với kẻ dưới quyền thì vẫn trước sau ân nghĩa, cịn một bộ phận tướng sĩ nhà Trần “Nhìn chủ nhục mà khơng biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng đầu quan man mà khơng biết tức” [36, tr. 391]. Từ lòng căm thù giặc sâu sắc ấy, Trần Quốc Tuấn đã phê phán thái độ thờ ơ trước nỗi nhục ấy của tướng sĩ, ông nghiêm khắc đánh thức các tướng sĩ còn đang sống trong xa hoa, niềm vui chiến thắng. Với tấm lịng u nước, thương dân, ơng nguyện xả thân vì nước, nguyện hy sinh “dẫu cho trăm thân ta phơi ngồi nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin

làm” vì quê hương, đất nước thân yêu. Trần Quốc Tuấn nghiêm khắc lên án các tướng sĩ đắm mình trong thú vui rượu chè, ca hát, chọi gà, cờ bạc, không chăm lo rèn luyện võ nghệ, học tập mưu lược nhà binh chẳng may để thua quân giặc thì hậu họa sẽ vơ lường.

Trần Quốc Tuấn đã chỉ rõ điều sỉ nhục và đáng sợ hơn cả đối với các tỳ tướng cũng như quân dân Đại Việt là vua và quốc thể bị sỉ nhục, là sự bại trận là sự bại trận trên chiến trường để quân giặc giày xéo quê hương đất nước, là tiếng xấu mãi lưu danh không rửa sạch. Cho nên ơng địi hỏi các tướng sĩ của mình phải biết rửa nhục. Một khi tướng sĩ đồng lòng cùng nhau luyện tập binh thư, võ nghệ, quyết tử với kẻ thù, rửa nhục cho nước, thì: “Bất duy dư chi thái ấp. Vĩnh vi thanh chiên. Nhi nhữ đẳng chi bổng lộc diệc chung thân chi thụ tứ. Bất duy dư chi gia tiểu đắc an sàng nhục. Nhi nhữ đẳng chi thê nao diệc bách niên chi giai lão. Bất duy chi tông miếu vạn tuế hưởng tự. Nhi nhữ đẳng chi tổ phụ diệc xuân thu chi huyết thực. Bất duy dư chi kim sinh đắc chí, nhi nhữ đẳng bách thế chi hạ, phương danh bất hủ. Bất duy dư chi mỹ thụy vĩnh thùy nhi nhữ đẳng chi tính danh tiệc di phương ư thanh sử hĩ- Chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tơng miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu của ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền” [36, tr 392]. Trần Quốc Tuấn nói rõ đại nghĩa để tướng sĩ mn đời biết trung với vua, xả thân chết vì nước là vinh. Nếu để thua, hàng giặc, mất nước phải mang danh là tướng bại trận, là nhục. Bậc trượng phu ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to để tiếng thơm lưu nghìn thuở. Làm tướng phải lập công danh, lập những chiến công làm vinh hiển cho gia đình, đền nợ nước và làm rạng danh đất nước. Có lịng u nước và tinh thần dân tộc sâu sắc, có niềm tin tất thắng vào cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc, dựa vào sức mạnh của quân dân, ngay cả khi gặp khó khăn, một số người trong triều đình ra hàng giặc nhưng Trần Quốc Tuấn vẫn giữ vững khí

tiết. Ông khẳng khái tuyên bố trước vua Trần: “Thần xin trước hãy chém đầu thần rồi sau lại hàng” [36, tr. 386]. Câu nói bất hủ của ơng đã thể hiện sự quyết đốn cao độ, tinh thần bất khuất của vị tướng đứng đầu binh sỹ lúc bấy giờ.

Tác phẩm Hịch tướng sĩ ra đời đã cổ vũ tướng sĩ và nhân dân cả nước đồng lòng chống giặc ngoại xâm. Sự thành công của công tác giáo dục tư tưởng chính trị của Trần Quốc Tuấn là ở chỗ xây dựng được sự đoàn kết thống nhất của toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng và bảo vệ đất nước. Ông chú ý đến việc bồi đắp tư tưởng nhân nghĩa, tinh thần thượng võ, lòng căm thù giặc sâu sắc, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh của các tướng sĩ. Để có thể chiến thắng kẻ thù trực tiếp trên chiến trường, ông yêu cầu các tỳ tướng phải học tập binh thư, rèn luyện cho các tướng sĩ thật tinh thông võ nghệ: “Huấn luyện sĩ tốt; tập nhĩ cung thỉ. Sử nhân nhân Bàng Mông; gia gia Hậu Nghệ, cưu Tất Liệt chi đầu ư khuyết hạ, hủ Vân Nam chi nhục ư Cảo Nhai – Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mơng, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai” [36, tr.392].

Qua Hịch tướng sĩ, ông không chỉ đả phá tư tưởng cầu an, sợ địch mà còn giáo dục, bồi dưỡng tinh thần quốc gia- dân tộc cho các tướng sĩ và quân dân Đại Việt. Từ cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nguyên- Mông do Ngột Lương Hợp Thai tiến hành vào năm 1258 đến năm 1285, tình hình đó làm cho các binh sĩ sa ngã vào chỗ hưởng lạc, cầu an, lơ là mất cảnh giác với nhiệm vụ phòng vệ đất nước. Hơn nữa, quân Nguyên- Mông nổi tiếng là đạo quân bách chiến bách thắng trên khắp chiến trường Á, Âu cho nên các tướng sĩ nhà Trần có tư tưởng sợ địch không phải là nhẹ. Với sự nhạy bén, tinh tường, Trần Quốc Tuấn nhận thấy muốn tiêu diệt quân Nguyên- Mông trên chiến trường, thi trước hết phải đánh bại tư tưởng cầu an, sợ địch trong tư tưởng của tướng sĩ và quân đân Đại Việt. Trần Quốc Tuấn đã vạch ra cho tướng sĩ của mình lựa chọn con đường chiến đấu để sống vinh quang hay bó tay chị thua giặc, để mất nước, chịu nhục, chịu chết. Hai đường họa và phúc, hai lẽ an và nguy. Nhìn thấu dã tâm của giặc, nhận thức rõ mối họa của đất nước sắp diễn ra, ông chỉ rõ cho tướng sĩ con

đường chết để tránh, con đường sống nên theo. Ông kêu gọi tướng sĩ quyết chiến, khích lệ tướng sĩ trung với vua, xả thân vì nước để được vinh danh mn đời. Còn nếu để thua, hàng giặc, mất nước phải mang danh tướng bại trận sẽ mang nỗi nhục đến ngàn thu. Vận mệnh dân tộc đang ngàn cân treo sợi tóc, thế mà lại có những tư tưởng hoặc dao động cầu hịa, hoặc bàng quang vơ trách nhiệm, hoặc lo vun vén cá nhân. Trong tình thế nước sơi lửa bỏng ấy, ông động viên tướng sĩ, nhắc lại ân tình sâu nặng của mình đối với họ để cố kết nhân tâm cùng nhau đánh giặc giữ nước: “Nhữ đẳng cửu cư môn hạ, chưởng ác binh quyền, vô y giả tắc ý chi dĩ y, vô thực giả tắc tự chi dĩ thực. Quan ti giả tắc thiên kì tước; lộc bạc giả tắc cấp kỳ bổng, thủy hành cấp chu; lục hành cấp mã. Ủy chi dĩ binh, tắc sinh tử đồng kỳ sở vi, tiến chi tại tầm, tắc tiếu ngữ đồng kỳ sở lạc. Kỳ thị Công Kiên chi vi thiên tì, Ngột Lang chi vi phó nhị, diệc vị hạ nhĩ- Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, khơng có mặc thì ta cho áo; khơng có cơm thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương, đi đường thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lúc lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tì tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá nào có kém gì?” [36, tr. 391]

Trần Quốc Tuấn không chỉ bày tỏ ý chí quyết tâm giữ nước, mà còn khẳng định sức mạnh của Đại Việt tất yếu đánh bại quân Nguyên - Mông xâm lược, cho dù chúng có lớn mạnh và hung bạo nhất bấy giờ. Ông yêu cầu các tướng lĩnh nghiêm túc chăm chỉ học tập Binh thư sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc. Trần Quốc Tuấn chỉ cho các tướng sĩ lẽ phải, nếu chuyên tập Binh thư yếu lược sẽ quyết chiến, quyết thắng thì mới có thể coi là người trung thành, nếu khơng làm được như thế thì dẫu khơng phải là giặc mà cũng vẫn là kẻ thù. Ông thể hiện quan điểm không khoan nhượng trước mọi biểu hiện của thái độ lẩn tránh trách nhiệm, mọi tư tưởng đầu hàng hay thỏa hiệp. Con không nghe lời cha là nghịch tử, là dân một nước mà không lo cho nước tất phải là nghịch thù. Sự răn dạy có phần nghiêm khắc song cũng rất chí tình của ơng. Có thể nói, Trần Quốc Tuấn ở bất kì cương vị nào, dù cầm bút hay cầm quân cũng đều kỳ diệu và tài tình với một tấm lịng tận trung với nước với dân. Tinh thần yêu nước của

Trần Quốc Tuấn xuất phát từ lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên tên hết. Đó là sự kết tinh của lòng yêu nước và tinh thần dân tộc nồng nàn. Đó là sự kế thừa của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Tinh thần yêu nước, lòng trung quân ái quốc dưới thời ky nhà Trần được thể hiện cao độ từ tầng lớp quý tộc, tướng sĩ và tầng lớp nhân dân. Tầng lớp quý tộc, các tướng lĩnh cao cấp như Trần Thủ Độ nói với vua Trần: “Đầu tơi chua rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” [8, tr 90]. Trần Quốc Tuấn cũng tuyên bố trước vua Trần “Đầu thần cịn đấy thì xã tắc ắt cịn. Xin bệ hạ đừng lo” [ 36, tr 386]. Trước nạn giặc ngoại xâm, Trần Quốc Tuấn đã lo lắng đến sự an nguy của quốc gia, dân tộc. Ơng suy nghĩ tìm ra kế sách đánh giặc, lo lắng cho sự an nguy của dân tộc đến cao độ. Nỗi lo lắng được ông bày tỏ với binh sĩ: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ giận chưa thể xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngồi nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng xin nguyện làm” [36, tr. 391].

Tóm lại, tư tưởng bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia – dân tộc của Trần Quốc Tuấn là tư tưởng chính trị tiêu biểu của thời kỳ nhà Trần. Tư tưởng ấy đã giúp cho ông lãnh đạo quân dân Đại Việt ba lần liên tiếp đánh thắng quân Nguyên – Mông xâm lược, bảo vệ tồn vẹn non sơng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tư tưởng ấy vẫn luôn được kế thừa và phát huy qua các triều đại Việt Nam. Trần Quốc Tuấn chính là hiện thân của một nhà cầm quân vĩ đại có lịng u nước nồng nàn và ý thức trách nhiệm cao đối với quốc gia dân tộc.

Một phần của tài liệu Tư tưởng chính trị của trần quốc tuấn (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)