Nghệ thuật trong chiến tranh nhân dân

Một phần của tài liệu Tư tưởng chính trị của trần quốc tuấn (Trang 44 - 48)

Thứ nhất, tư tưởng đánh giặc dựa vào lòng dân

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam thường xuyên phải đối phó với nhiều kẻ thù xâm lược có tiềm lực quân sự mạnh. Nhưng bằng tài thao lược của người chỉ huy quân sự, với tư tưởng đánh giặc dựa vào lòng dân, chúng ta đã tạo thành sức mạnh vô địch và luôn giành chiến thắng trước các thế lực xâm lược hung bạo, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Trong điều kiện phải thường xuyên đối phó với các thế lực ngoại xâm lớn mạnh hơn ta nhiều lần, tổ tiên ta không chỉ dựa vào sức mạnh của nhà nước, của quân đội mà đã dựa vào dân, kế thừa nghệ thuật chiến tranh nhân dân, kế sách “vườn không nhà trống” để thực hiện chiến tranh “toàn dân vi binh”, “cử quốc nghênh địch” và tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước. Thực tế cho thấy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược thắng lợi là do Trần Quốc Tuấn và triều Trần đã dựa vào dân đánh giặc, tranh thủ sự đồng lòng của nhân dân cả nước. Tư tưởng đánh giặc giữ nước dựa vào lòng dân của Trần Quốc Tuấn được đúc kết trong câu: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Tư

tưởng “khoan thư sức dân” đã trở thành quốc sách, một kế sách giữ nước quan trọng của nhà nước Đại Việt trong lịch sử, nhờ đó mà nhân dân thi hành tốt nhất mệnh lệnh kháng chiến của triều đình đó là: Tất cả các quận huyện trong nước, nếu có giặc ngồi đến, phải liều chết mà đánh, nếu sức khơng địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, không được đầu hàng.

Trần Quốc Tuấn chỉ rõ, người tướng đấu tranh cho chính nghĩa cũng là đấu tranh vì nhân dân, đem lại lợi ích cho nhân dân. Ơng ln chăm lo xây dựng và gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp giữa quân đội với nhân dân và chính quyền: “ Phàm dùng binh, không đánh thành không lỗi, không giết người vô tội. Kể ra giết cha anh của người ta, cướp của cải người ta bắt con cái người ta, đó là trộm cướp. Cho nên binh là để giết bọn bạo loạn và cấm điều bất nghĩa. Binh đi đến đâu thì người cày khơng bỏ ruộng, người bn khơng bỏ hàng, sĩ đại phu không bỏ chức” [33, tr 50-51]. Trần Quốc Tuấn khẳng định: “Dân là gốc của nước”. Vì vậy, trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, muốn thành cơng thì phải dựa vào dân. Sức mạnh của nhân dân là vô địch. Một khi nhân dân đồn kết đồng lịng thì khơng có một sức mạnh nào, một thế lực nào có thể chiến thắng nổi.

Dựa trên tư tưởng chính trị “lịng dân khơng chia”, “cả nước góp sức”, Trần Quốc Tuấn đã tạo nên thế trận toàn dân, chiến tranh nhân dân, đánh giặc ở khắp nơi. Khi phải đối đầu với kẻ thù to lớn và hung hãn, ông nhận thấy để đánh thắng được chúng không chỉ cậy vào quân đội mà còn phải dựa vào dân, sức mạnh ở trong dân, lịng u nước của tồn dân, cả nước chung sức đánh giặc ở khắp mọi nơi, mọi phía, kết hợp tác chiến của qn triều đình với tác chiến của quân địa phương và đấu tranh của lực lượng dân binh các địa phương tạo nên khí thế cả nước đón giặc (Cử quốc nghênh địch), cả nước chống giặc (Cử quốc cử địch), trăm họ đề là quân lính (Bách tính giai binh) để đánh giặc. Trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông xâm lược, một mặt, Trần Quốc Tuấn, tổ chức và phát triển chiến tranh du kích rộng khắp, liên tục tiến công quấy rối và tiêu hao từng bộ phận sinh lực địch; mặt khác thực hiện những cuộc rút lui chiến lược, thực hành chiến tranh nhân dân, củng cố và phát triển lực

lượng, khi địch suy yếu, ông chủ động và sáng tạo thực hiện phản cơng quyết liệt, bố trí các trận địa mai phục để tiêu diệt giặc.

Đánh giặc dựa vào lòng dân, dựa vào sức mạnh của nhân dân ta, vua tôi nhà Trần đã tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thắng lợi. Lịch sử ghi nhận, ở thời kỳ chẳng những vua quan nhà Trần có lịng u nước nồng nàn, ý chí căm thù giặc sâu sắc, mà cả quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông cũng đều một lòng quyết tâm giết giặc. Các chiến sĩ đã tự mình thích vào tay hai chữ “Sát Thát” để tỏ rõ ý chí giết giặc. Đây chính là nguồn sức mạnh vô địch làm nên chiến thắng vang dội của quân dân Đại Việt trước đế quốc Nguyên – Mông xâm lược hung bạo nhất bấy giờ.

Thứ hai, nghệ thuật quân sự “dĩ đoản chế trường”

Thực chất của tư tưởng quân sự “dĩ đoản chế trường” của Trần Quốc Tuấn là dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh, dùng trang bị kém đánh đối phương có trang bị mạnh, phát huy mặt mạnh của ta, hạn chế mặt mạnh của địch để đánh thắng chúng. “Dĩ đoản chế trường” là một sáng tạo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam được hình thành từ thời Đinh, Lý đến thời Trần, được Trần Quốc Tuấn tổng kết, khái quát, vận dụng và phát triển với chất lượng mới. Hầu hết các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta đều diễn ra trong hoàn cảnh so sánh lực lượng rất chênh lệch. Kẻ xâm lược là những quốc gia phong kiến lớn. Ở thế kỷ II trước Công nguyên, dân tộc ta kháng chiến chống quân Tần, khi đó dân số nhà nước Văn Lang- Âu Lạc khoảng 1 triệu. Trong khoảng 10 năm, người Việt đã đánh bại hàng chục vạn quân Tần và giết chủ tướng giặc là Đồ Thư. Đến thế kỷ X- XI, dân tộc ta hai lần anh dũng kháng chiến chống quân Tống xâm lược, khi đó nước Tống có khoảng 50 triệu dân, cịn Đại Việt chỉ có khoảng hơn 3 triệu người. Lần kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần 2, quân và dân Đại Việt đã đánh tan 30 vạn quân xâm lược. Đến thế kỷ XIII, quân Nguyên - Mơng ba lần xâm lược Đại Việt, khi đó đế chế Ngun - Mơng hùng mạnh, tàn bạo, lúc đó Đại Việt có dân số khoảng 4 triệu. Ba lần xâm lược nước ta, nhà Nguyên huy động tổng cộng hơn 113 vạn quân

(lần thứ nhất hơn 3 vạn, lần thứ 2 là 50 vạn, lần thứ 3 là 60 vạn). Trong đó, tổng số quân ta huy động ở cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 3 là hơn 20 vạn quân. Trong 30 năm (1258- 1288), quân Nguyên- Mông đã ba lần xâm lược Đại Việt, mỗi lần lực lượng to lớn hơn lần trước, chuẩn bị công phu hơn và quyết tâm cũng cao hơn, xong chúng đều thất bại trước sức chiến đấu của quân và dân Đại Việt.

Tư tưởng chỉ đạo tác chiến dĩ đoản chế trường được thực hiện trong suốt lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta và là một biểu hiện độc đáo của trường phái quân sự Việt Nam. Để có thể đánh thắng được kẻ thù hùng mạnh, dân tộc ta lấy chính nghĩa thắng phi nghĩa, lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều và dựa vào sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc. Thời Lý- Trần, nghệ thuật quân sự Việt Nam phát triển rực rỡ cả về lý luận và thực tiễn, về chỉ đạo chiến lược, vận dụng các loại hình tác chiến chiến lược, tổ chức các trận chiến chiến lược và chiến thuật. Tiếp nối truyền thống đánh giặc cứu nước của dân tộc, tích lũy, đúc kết kinh nghiệm, phát triển lý luận phù hợp với thực tiễn, Trần Quốc Tuấn tiếp tục phát huy truyền thống “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều”. Trong Lâm chung di chúc của mình, Trần Quốc Tuấn đã nêu rõ, để đánh được giặc cần phải thực hiện chiến lược: “Giặc cậy trận dài, ta cậy binh ngắn, lấy ngắn chế dài là lẽ thường của binh pháp”. Vận dụng nghệ thuật “dĩ đoản chế trường”, trong chỉ đạo chiến tranh, Trần Quốc Tuấn đã biết lợi dụng và phát huy sở trường, che đậy sở đoản của mình và lợi dụng khoét sâu điểm yếu, hạn chế mặt mạnh của địch để tiến hành chiến lược một cách linh hoạt. Ông chủ trương tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, dử địch vào sâu rồi tổ chức phản công chiến lược tiêu diệt chúng. Chỗ yếu nhất của địch là tinh thần chủ quan, khinh địch, ỷ vào số lượng ưu thế, vũ khí, kỵ binh và tính bị động trong tiến cơng.

Trong chiến tranh chống xâm lược, dân tộc ta luôn phải “lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn”. Song quy luật chiếm tranh là mạnh được yếu thua. Vì vậy, trong chỉ đạo chiến lược phải làm thay đổi từng bước tương quan lực lượng, tạo được sức mạnh lớn hơn đối phương. Con đường giải quyết mâu thuẫn ấy phải dựa vào dân, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp mọi lực

lượng, mọi phương thức, mọi hình thức đấu tranh để đánh thắng kẻ thù xâm lược. Có thể nói, trong chỉ đạo chiến lược, Trần Quốc Tuấn đã thành công lớn trong việc chuyển biến tương quan lực lượng đặc biệt là trong thực hiện chiến lược phản công yếu về số lượng và thời gian chuẩn bị, từ thế yếu về chiến lược tiến lên giành ưu thế về chiến lược trong một thời gian ngắn và chủ động đánh địch bất ngờ về chiến lược trong thời gian và địa điểm mà mình lựa chọn nhằm giành thắng lợi ở những mục tiêu đã định. Nghệ thuật giành ưu thế và chủ động về chiến lược là sự biểu hiện đặc sắc thiên tài quân sự của Trần Quốc Tuấn. Ông cho rằng: “ thấy lợi mà đánh, dù quân ít cũng đánh, lợi ở chỗ sở đoản của nó mà là chỗ sở trường của ta là thế”. Cho nên “Phàm hay lấy ít mà thắng nhiều, lấy yếu mà địch mạnh, lấy nhỏ mà chế lớn, thế mới gọi là thiện chiến” [33, tr 236]. Ông chủ trương “tránh cái thế hăng hái lúc ban mai, đánh cái thế tàn lụi lúc buổi chiều”, thường tổ chức các cuộc rút lui chiến lược một cách chủ động để bảo toàn lực lượng, tổ chức nghi binh và đánh chặn, đưa quân chủ lực về các địa bàn đã được chuẩn bị sẵn để sẵn sàng phản cơng chiến lược, biết chuyển tình thế từ hiểm nghèo thành thuận lợi, xoay chuyển thế trận tạo nên thời cơ, khi thời cơ đến thì chớp lấy thời cơ chuyển sang phản công, tiến công đánh những trận quyết định khiến kẻ thù không kịp trở tay và thất bại. Tư tưởng “lấy đoản chế trường” mà Trần Quốc Tuấn nêu trong Lâm chung di chúc chính là bài học kinh nghiệm mà ông rút ra trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, đồng thời làm phong phú thêm kho tàng tư tưởng quân sự Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Tư tưởng chính trị của trần quốc tuấn (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)