Hiện nay, cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vẫn đang tiếp diễn. Đảng ta khẳng định: “Trong giai đoạn đổi mới, phải giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Trong bất kỳ tình huống nào cũng phải thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng xuyên suốt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, là sự kế thừa và phát huy những giá trị tư tưởng của ông cha. Tư tưởng của Trần Quốc Tuấn đã để lại cho chúng ta rất nhiều bài học có giá trị về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, cụ thể trong những nội dung chính sau:
Một là, bài học về nêu cao tinh thần độc lập tự chủ và ý thức tự lực tự cường.
Trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ý chí độc lập tự chủ, tự cường của dân tộc Việt Nam thể hiện ở lịng u nước, ý chí chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước giàu mạnh. Ý thức độc lập, tự cường dân tộc là một trong những giá trị truyền thống tốt đẹp và cao quý của dân tộc ta được hun đúc trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, gìn giữ chủ quyền quốc gia - dân tộc.
Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường chính trị ở thời kỳ nhà Trần là tinh thần “vua tơi đồng lịng”, “anh em hịa mục”, “cả nước góp sức” tinh thần quyết tâm đánh giặc Nguyên - Mông xâm lược của tướng sĩ, nhân dân Đại Việt nhằm xây dựng nước Đại Việt hùng mạnh trong Hội nghị Bình Than, Hội nghị Diên Hồng, Lâm chung di chúc của Trần Quốc Tuấn thể hiện sâu sắc ý thức tự chủ, tự cường, tự lực của nhân dân lúc bấy giờ. Tinh thần độc lập tự chủ, ý thức tự cường dân tộc của Trần Quốc Tuấn biểu hiện ở chỗ: Một là, lịng u nước, ý chí bảo vệ độc lập dân tộc và quyết tâm đánh quân Nguyên - Mông xâm lược; hai là, khẳng định nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; ba là, xây dựng nước Đại Việt hùng mạnh về mọi mặt.
Những tư tưởng nếu trên của Trần Quốc Tuấn là sự kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập, tự chủ, ý thức tự cường của dân tộc, không cam chịu mất nước, không cam chịu thân phận nơ lệ. Ơng nêu cao tinh thần độc lập tự chủ và ý thức tự cường dân tộc, cổ vũ lòng yêu nước của tướng sĩ, quân dân cả nước, sẵn sàng đón giặc và đánh giặc một cách sáng tạo trong mọi điều kiện, trên tinh thần “Sát thát” và sự quyết tâm rất cao, đồng thời ông trở thành hiện thân của tinh thần độc lập, tự chủ, ý chí quyết tâm đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Trần Quốc Tuấn không chỉ nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, ý thức tự cường dân tộc, mà còn đề ra, thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, nghệ thuật quân sự sáng tạo, dựa vào lịng u nước, ý chí kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm, phát huy tinh thần cố kết cộng đồng và truyền thống quân sự “nhỏ thắng lớn”, “ít địch nhiều” hơn một ngàn năm của dân tộc, cùng với vương triều Trần lãnh đạo nhân dân chống giặc Nguyên- Mông thành công, giữ vững độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển Đại Việt hùng mạnh trên mọi phương diện.
Bài học về tinh thần độc lập tự chủ và ý thức tự lực tự cường cường đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy trong các thời kỳ cách mạng. Quan điểm về mối quan hệ biện chứng, sự gắn kết giữa “độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường với đoàn kết, hợp tác quốc tế” là một nguyên lý có tầm quan trọng hàng đầu trong tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã kế thừa, phát triển thành một quan điểm cơ bản, xuyên suốt trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Qua thực tiễn và đấu tranh giành độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định độc lập, tự chủ, sáng tạo là tinh thần tiêu biểu, là bài học lịch sử xuyên xuốt quá trình lãnh đạo của Đảng. Với tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định con đường của cách mạng Việt Nam là phát huy sức mạnh của tinh thần dân tộc, ý chí độc lập tự chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập, và chủ quyền thiêng liêng nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”; “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nơ lệ”, “Dù có hy sinh tới đâu, dù phải đốt cả dãy Trường Sơn cũng phải cương quyết giành cho được độc lập”; “Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”; “Khơng có gì q hơn độc lập tự do” và đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính, là nguồn gốc làm nên sức mạnh chiến thắng của nhân dân ta trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thế kỷ XX.
Hiện nay, đất nước đang trong thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa với nhiều thời cơ và thách thức mới, tinh thần độc lập tự chủ và ý thức tự lực tự cường cường càng phải được đề cao và linh hoạt. Thứ nhất, phải kiên định quan điểm độc lập, tự chủ; đồng thời, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; xử lý hài hịa lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế. Bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phịng, an ninh, đối ngoại trong tình hình mới, phát huy sức mạnh tổng hợp, phát huy cao nhất nội lực đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Thực hiện sáng tạo phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”; chủ động, linh hoạt và kịp thời giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và đẩy mạnh hội nhập quốc tế phù hợp với từng thời điểm, tình huống. Thứ hai, coi trọng và xử lý đúng đắn, linh hoạt, hài hòa quan hệ giữa các nước lớn, dựa trên vị trí địa chiến lược của đất nước và lợi ích chiến lược của quốc gia. Cần tiếp tục giữ vững tính độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường; kiên định
thực hiện chính sách không đi với nước này chống nước kia, không tham gia liên minh quân sự, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ bằng giải pháp hòa bình, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, cảnh giác, ngăn ngừa sự thỏa hiệp giữa các nước liên quan đến chủ quyền, lợi ích của Việt Nam. Kiên quyết đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Thứ ba, thực hiện vừa hợp tác vừa đấu tranh quốc phòng một cách linh hoạt, sáng tạo; lấy hợp tác là chính, đấu tranh để hợp tác tốt hơn. Triển khai các hoạt động hội nhập quốc tế, đối ngoại quốc phòng theo phương châm: “Tích cực, chủ động, chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả”. Chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, khơng để rơi vào thế bị động, đối đầu. Thứ tư, tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế, khu vực, Cộng đồng ASEAN ở mức cao hơn, hiệu quả thiết thực hơn; trong đó có tham gia hoạt động gìn giữ hịa bình của Liên hợp quốc
Hai là, bài học về phát huy lòng yêu nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước, trong bối cảnh thường xuyên phải đấu tranh chống lại những kẻ xâm lược ỷ cậy sức mạnh về quân sự, kinh tế, thì tinh thần yêu nước luôn là nhân tố quan trọng kết thành sức mạnh vơ địch - đại đồn kết - để dân tộc Việt Nam giành chiến thắng. Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành từ rất sớm, được hun đúc và bồi đắp qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Cùng với sự phát triển của dân tộc và thời đại, lòng yêu nước trở thành một trong những giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất của dân tộc Việt Nam.
Lòng yêu nước của người dân Việt Nam dưới thời kỳ nhà Trần biểu hiện ở tinh thần quốc gia- dân tộc; tinh thần yêu nước gắn với tinh thần độc lập, tự chủ, tinh thần kiên cường, bất khuất, đoàn kết dân tộc, xả thân vì nước. Trần Quốc Tuấn nêu cao tinh thần quốc gia- dân tộc, đặt lợi ích quốc gia- dân tộc lên trên hết thực hiện nhu cầu củng cố sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc để chống giặc ngoại xâm, trước hết là chống quân Nguyên- Mông xâm lược, bảo vệ độc
lập chủ quyền, lợi ích quốc gia- dân tộc. Yêu nước thương dân, trung thành với lợi ích quốc gia- dân tộc, Trần Quốc Tuấn căn dặn các con phải giữ đạo tôi trung, con hiếu, lấy đất nước và giang sơn làm trọng. Tiếp thu tinh thần quốc gia- dân tộc, quan niệm “dân là gốc”, “yêu nước thương dân”, “cứu nước là cứu dân”, Trần Quốc Tuấn đã phát triển lên một bước và đúc kết thành “thượng sách giữ nước” cho công cuộc dựng nước và giữ nước sau này qua tư tưởng đặc sắc “Khoan sức cho dân để làm kế sâu rễ bền gốc”.
Trần Quốc Tuấn không chỉ phát huy lòng yêu nước ở thời kỳ nhà Trần qua tinh thần quốc gia- dân tộc, mà còn được thể hiện sinh động, đặc sắc ở tinh thần yêu nước gắn với tinh thần độc lập tự chủ, tinh thần kiên cường bất khuất, đồn kết dân tộc, xả than vì nước. Trong điều kiện đất nước có giặc ngoại xâm, vương triều Trần và Trần Quốc Tuấn phải tiến hành các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông xâm lược, vận dụng sáng tạo nghệ thuật “lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh”, cả nước đánh giặc. Lòng yêu nước của mỗi người dân Đại Việt lúc bấy giờ được thể hiện ở tinh thần bất khuất, xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, đấu tranh giữ vững độc lập dân tộc. Trần Quốc Tuấn nêu cao lòng yêu nước, ý chí độc lập, tinh thần xả thân vì nước. Cùng với đó, Trần Quốc Tuấn cũng đã nêu cao lòng yêu nước, coi trọng tinh thần đoàn kết trong tầng lớp quý tộc Trần và đoàn kết toàn dân đánh giặc. Như ông đã tổng kết và chỉ ra nguyên nhân chủ yếu để nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên- Mông là do “vua tơi đồng lịng, anh em hịa thuận, cả nước dồn sức lại”.
Trên tinh thần đó, qua các thời kỳ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ, tinh thần bất khuất đấu tranh để làm chủ đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh ln coi việc tun truyền chủ nghĩa yêu nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cách mạng; u nước khơng chỉ ở nhận thức, mà cịn phải thể hiện ở hành động. Bác yêu cầu: “phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Nhờ đó, mà quân và dân ta đã
giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn với 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và 21 năm đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết lại thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát huy cao độ lòng yêu nước, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa- Nhà nước cơng nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Khơi dậy sức mạnh tiềm tàng của lịng u nước nồng nàn, ý chí quật cường, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tiếp đó, là cuộc tổng tiến cơng và nổi dậy làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Có được thắng lợi vĩ đại ấy, trước hết là do sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng có đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo, gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kế thừa và phát triển đường lối độc lập, tự chủ, tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính, vừa kháng chiến vừa kiến quốc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cùng với đó, một lần nữa lịng u nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh ngoan cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ với tinh thần “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà”. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta tiếp tục khẳng định tinh thần yêu nước là một nhân tố quan trọng tạo thành động lực phát triển đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nhấn mạnh tinh thần yêu nước là một trong những giá trị, thuận lợi
cơ bản của Việt Nam: “Chúng ta có nhiều thuận lợi cơ bản:... nhân dân ta có lịng u nước nồng nàn, có truyền thống đồn kết và nhân ái”. Văn kiện Đại hội XII của Đảng yêu cầu: “Nhận thức đúng và xử lý tốt các nhân tố tạo thành động lực tổng hợp để đổi mới và hội nhập: kết hợp hài hịa các lợi ích; phát huy lịng yêu nước, tinh thần dân tộc; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy nhân tố con người; vai trò của khoa học - công nghệ;...”. Đồng thời Đảng tiếp tục khẳng định tinh thần yêu nước là nội dung quan trọng trong phương hướng, nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết: “đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước”. Thông qua các hoạt động thực tiễn hiệu quả, mà nền tảng được xây dựng bởi lòng yêu nước, phát huy tinh thần yêu nước trong giai đoạn hiện nay trở thành một nhân tố của sức mạnh quốc gia thời kỳ hội nhập quốc tế. Khi trở thành sức mạnh quốc gia thì tinh thần yêu nước đem đến những giá trị vơ cùng to lớn, có thể thành lợi thế so sánh trên trường quốc tế, giống như cha ông ta đã làm được trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Ba là, bài học về tư tưởng quân sự của Trần Quốc Tuấn
Nửa cuối thế kỷ XIII, trong vòng 30 năm (1258-1288) giặc Mông -