Trước hết là, đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước Đại Việt hùng mạnh thống nhất, độc lập, tự chủ. Hai là, củng cố sức mạnh đại đoàn kết dân tộc nằm
chống lại sự xâm lược của quân Nguyên- Mông bảo vệ độc lập chủ quyền và lợi ích quốc gia dân tộc.
Sau khi thành lập năm 1226, triều Trần đã nhanh chóng khắc phục những hậu quả khi triều Lý suy vong và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển toàn diện của đất nước. Hệ thống chính quyền được củng cố, sự vận hành được nâng cao với việc sửa đổi và ban hành các Hình luật, biên soạn Quốc triều thống chế, thiết lập chế độ Thượng hồng để bảo đảm tính liên tục và ổn định trong kế thừa ngôi vua. Triều Trần thực thi nhiều chính sách, biện pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Vào thế kỷ XIII, nước Đại Việt thời Trần đã trở thành một quốc gia độc lập, cường thịnh, đạt đến trình độ khơng thua kém bình diện phát triển chung của khu vực và thế giới. Sản phẩm tiêu biểu của sự phát triển đó là nền Văn minh Đại Việt mà vào cuối thế kỷ XVIII, nhà bác học Lê Quý Đôn đã tự hào nhận xét: “Nước Nam, hai triều đại Lý Trần có tiếng văn hiến”. Sự phát triển của đất nước, nền văn minh Đại Việt tạo nên thế nước cường thịnh, cơ sở hậu phương vững vàng cho công cuộc bảo vệ đất nước thành công.
Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống Nguyên- Mông không thể tách rời với thành quả xây dựng đất nước, tạo nên tiềm lực quốc phòng và hậu phương của chiến tranh. Chính Quốc Cơng Tiết chế Trần Hưng Đạo cũng thấy rõ mối quan hệ này và nhận thức sâu sắc về nguyên nhân sâu xa của chiến thắng là do: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, nước nhà chung sức”. Cũng từ nhận thức đó, ơng khun vua Trần Anh Tông muốn giữ nước trước hết phải “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Năm 1288 sau chiến thắng, trở về kinh thành bị tàn phá nặng nề, các cung điện bị đốt phá, Thượng hồng Trần Thánh Tơng phải ở tạm trong hành lang của Thị vệ. Nhiều triều Trần muốn gấp rút điều dân phu xây dựng các cung điện, đắp lại thành lũy, nhưng Trần Hưng Đạo lại khuyên vua nên cho dân nghỉ và nói câu bất hủ “Chúng chí thành thành” (ý chí của dân chúng mới là bức thành). Trần Quốc Tuấn đánh thắng giặc nhờ sức mạnh của toàn dân và muốn xây dựng bức thành giữ nước trong lòng dân. Thắng lợi trên chiến trường không phải chỉ định đoạt bằng cuộc chiến đấu một mất một còn của các trận đánh mà còn được
định đoạt bởi hậu phương, bởi công cuộc xây dựng đất nước trước và trong chiến tranh, bởi sức mạnh của nền văn minh Đại Việt với tất cả giá trị kết tinh của nó trong đó nổi bật lên chủ nghĩa yêu nước, ý thức dân tộc, tinh thần đoàn kết vì đại nghĩa. Khơng có cơ sở xây dựng đất nước, khơng có nền văn minh Đại Việt với những giá trị ưu việt thì khơng thể có được chiến công đại phá quân Nguyên - Mông, một đế chế cường thịnh, hung hãn đang hoành hành trên thế giới Á- Âu đương thời. Các cuộc kháng chiến thắng lợi đầy oanh liệt này đã để lại cho đời sau nhiều bài học quý báu trong việc đối phó các thế lực ngoại xâm hùng mạnh và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.