Tư tưởng về nhân dân của Trần Quốc Tuấn biểu hiện qua các quan niệm về “trọng dân”, “thân dân”, “khoan thư sức dân”, “dân là gốc”.
“Tư tưởng trọng dân”: Trọng dân là khơng chỉ coi trọng ý dân, lịng dân,
làm lợi cho dân, mà còn đề cao vai trò sức mạnh to lớn của nhân dân, coi sức dân, ý dân, lịng dân có thể quyết định vận mệnh của đất nước, vì nhân dân là lực lượng cơ bản để xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong việc xây dựng đất nước Đại Việt giàu mạnh, sự đóng góp của nhân dân là vơ cùng to lớn và có ý nghĩa quyết định. Tư tưởng trọng dân và thân dân ở thời kỳ nhà Trần được biểu hiện tập chung ở lòng yêu nước, thương dân, dựa vào dân để bảo vệ quốc gia dân tộc, thực hành kế sách an dân, phát triển đất nước của các vị vua Trần; tiếp thu tinh thần khoan dung, từ bi, bác ái của Phật giáo; các vị vua Trần đã biết lấy lòng dân làm lịng mình, đề cao hịa mục, có sự gần gũi, đồn kết giữa vua tơi, trên - dưới, gắn bó với nhân dân, dựa và dân để đánh giặc giữ nước. Nhờ có tinh thần trọng dân, thân dân mà các vị vua Trần hiểu được cuộc sống của nhân dân, yêu dân, biết cần kiệm, thực thi chính sách tiến bộ làm lợi cho dân, đảm bảo cho dân có chính sách yên vui. Trần Quốc Tuấn chỉ ra vai trò quyết định của quần chúng nhân dân đối với sự phát triển tài năng của những cá nhân anh hùng: “Chim hồng hộc bay được cao là nhờ sáu cái lông cánh, nếu khơng có sáu cái lơng cánh ấy thì cũng chỉ như chim thường thơi” [8, tr 304]. Theo đó, những cá nhân anh hùng chỉ có thể thể hiện được vai trị của mình, làm nên sự nghiệp là nhờ vào sự giúp đỡ, ủng hộ, đồng lòng của quần chúng nhân dân.
Như vậy, Trần Quốc Tuấn đã khái quát triết lý về vai trò của nhân dân trong chiến tranh giữ nước, đó là trọng dân, thân dân và đồn kết toàn dân, cả nước chung sức đánh giặc. Đây là triết lý có tính phổ biến của mọi cuộc chiến
tranh chính nghĩa chống xâm lược, đã được chứng minh bởi các cuộc kháng chiến của quân dân Đại Việt chống quân Tống ở thế kỷ X và XI, chống Nguyên- Mông ở thế kỷ XIII.
Tư tưởng “thân dân”: là một tư tưởng tiến bộ đã có từ rất lâu trong lịch
sử dân tộc, đó cũng là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Thân dân là quan niệm thể hiện sự gần gũi với dân, gắn bó với nhân dân, chăm lo đến đời sống của nhân dân, dựa vào dân để quản lý xã hội và phát triển đất nước. Tư tưởng thân dân, “dĩ dân vi bản” là nét đặc sắc trong tư tưởng thời ký nhà Trần nói chung, Trần Quốc Tuấn nói riêng. Các vị vua Trần dùng nghĩa để giữ dân, dùng đức để giáo hóa dân chúng, gần gũi, thân thiết và agwns bó với nhân dân. Chính quyền nhà nước thời ký Lý - Trần là một chính quyền sùng đạo Phật, khoan dung và thân dân. Khi khẩn thiết, dân có oan ức gì thì có thể đến thềm điện Long Trì đánh chng, xin gặp trực tiếp vua. Các vua Trần tự coi là cha mẹ dân, thi hành chính sách thân dân kiểu gia trưởng, kết hợp với tư tưởng nhân từ bác ái của Phật giáo. Các vua Trần hay đi xem xét tình hình dân chúng để thấy rõ sự tình của họ, cảm thơng nỗi khổ, nỗi lo của dân chúng mà có kế sách dưỡng dân, an dân. Nhiều chủ trương chính sách của nhà nước đã hướng đến đường lối đức trị, thân dân, dựa vào lịng dân, giảm nhẹ tơ thuế cho dân, phải trừ kẻ bạo để bảo vệ dân, khoan nới sức dân chăm lo gìn giữ để làm sao cho dân được no đủ, để dân vơi đi nỗi khổ và ra sức xây dựng đất nước. Triều Trần nhân hậu với mọi người và gia nô, công bằng về pháp luật, thưởng phạt nghiệm minh nên nhân dân một lịng hướng về triều đình, gia nơ, gia tướng hết lịng vì nước.
Trên thực tế, triều đình nhà Trần thời kỳ đó đã gắn chặt lợi ích dân tộc với lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị, đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu. Có như vậy, mới phát huy được sức mạnh to lớn của cả nước, bảo vệ được lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, đồng thời bảo vệ được lợi ích chính triều đình và giai cấp phong kiến. Các vua Trần nhận thấy có bảo vệ được chủ quyền của đất nước thì mới bảo vệ được lợi ích của giai cấp, một khi lợi ích của dân tộc mất đi thì lợi ích của giai cấp cũng khơng cịn. Nhờ những chủ trương tiến bộ đó mà nhà Trần đã củng cố và phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong chống giặc ngoại
xâm, giữ vững nền độc lập dân tộc, phát triển kinh tế, văn hóa, đất nước đạt được sự hưng thịnh.
“Tư tưởng khoan thư sức dân”: Thực chất của tư tưởng này là thể hiện sự
quan tâm, chăm lo đời sống nhân dân, bồi đắp sức dân, sử dụng sức dân có hiệu quả và tiết kiệm. Nội dung tư tưởng “ khoan thư sức dân” của Trần Quốc Tuấn được thể hiện chủ yếu trong tác phẩm Lâm chung di chúc. Ông cho rằng nhân dân là cơ sở để tiến hành những cuộc chiến tranh giữ nước. Khi tổng kết kinh nghiệm giữ nước của dân tộc ta, ông nói: “Thời Đinh Lê, dùng được người hiền lương đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mỏi mệt suy yếu, trên dưới cùng lịng, lịng dân khơng chia, xây thành ở Bình Lỗ thì phá được quân Tống một thời… Mới rồi Toa Đơ và Ơ Mã Nhi bồn mặt bao vây, vì vua tơi cùng lịng, anh em hịa mục, cả nước góp sức lại, giặc tự bị bắt… vả lại, khoan sức cho dân để làm kế sau gơc rễ bền, đó là thượng sách để giữ nước” [36, tr. 397]. Luận điểm quan trọng nhất của Trần Quốc Tuấn là “ khoan thư sức dân” và coi đó là thượng sách để giữ nước. Quan điểm đó phản ánh nhận thức sâu sắc của Trần Quốc Tuấn về vai trò của nhân dân trong lịch sử, rằng nhân dân chính là nơi chất chứa những tiềm năng to lớn về kinh tế và quốc phòng, đảm bảo cho sự bền vững của nền độc lập và chủ quyền của đất nước. Có thể nói rằng, tư tưởng “ khoan thư sức dân” chính là sự tổng kết thực tiễn sinh động của quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc ta.
Trần Quốc Tuấn đã nêu ra nhận định có tính tổng kết kinh nghiệm và mang tính quy luật của cuộc chiến tranh giữ nước suốt từ thời kỳ Bắc thuộc đến cuộc kháng chiến chống qn xâm lược Ngun- Mơng thắng lợi, trong đó ơng coi nhân dân, sức mạnh của dân là tiềm lực to lớn đảm bảo vững chắc cho nền độc lập, tự chủ và chủ quyền của đất nước. Trần Quốc Tuấn đã trăng trối những lời cuối cùng, thật thấm thía và sâu sắc cho mọi thời đại dựng nước và giữ nước: “ khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước” [36, tr. 397]. Theo đó, Trần Quốc Tuấn cho rằng để giữ nước và dựng nước thì triều đình phải “ khoan thư sức dân” Trần Quốc Tuấn đề nghị vua Trần nên khoan nới sức dân, yêu thương trăm họ, thực hiện “chúng chí thành thành”, xây dựng bước
thành kiên cố bằng ý chí của nhân dân. Ơng ln khẳng định rằng cố kết lịng dân, ni dưỡng tăng cường sức dân, tranh thủ sựu ủng hộ của nhân dân là “kế sâu rễ bền gốc” là điều kiện tiên quyết để xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong bối cảnh lúc đó, tư tưởng “ khoan thư sức dân” là một tư tưởng tiên tiến. “ Khoan thư sức dân” là tư tưởng lớn xuyên suốt thời đại, thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với sản xuất và đời sống của nhân dân. Ông tin tưởng rằng nhân dân chính là tiềm lực ton lớn về kinh tế và quốc phòng bảo đảm cho sự vững bền của nền độc lập dân tộc và chủ quyền của đất nước.
Tư tưởng “ khoan thư sức dân” của Trần Quốc Tuấn được thể hiện rất rõ ràng trong đường lối dựng nước và giữ nước. Với nhãn quan chính trị sâu sắc, ông hiểu hơn ai hết, đứng trước một quân đội mạnh nếu chỉ dựa vào quân đội và vũ khí mà khơng dựa vào dân thì khơng thể nào chống lại kẻ thù. Ông đề cao tư tưởng “ khoan thư sức dân”, vận dụng tư tưởng này trong việc xây dựng quân đội thường trực, tổ chức xây dựng những đội dân binh, huy động triệt để lực lượng dân chúng khi giặc vào sâu nhân dân chủ động đưa quân địa phương, đội dân binh cùng với qn triều đình đánh giặc. Ơng ln căn dặn các vương hầu, tướng sĩ phải giữ phép tắc trong quan hệ với nhân dân, đi đến đâu cũng khơng được quấy nhiễu dân. Ơng chỉ rõ, nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông là cả nước chung sức, “chúng chí thành thành”, coi lịng dân là bức thành giữ nước vững chắc. Chính sách “ khoan thư sức dân” là một nhân tố cơ bản để xây dựng tiềm lực đất nước, tập hợp tồn dân đánh giặc. Vì thế, chăm lo đời sống nhân dân, quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân đã được xem là việc hệ trọng nhất của việc trị nước. Sự quan tâm đến nhân dân được xem như là một vấn đề bức thiết của đạo trị nước an dân. Cho nên Trần Quốc Tuấn lưu ý vua Trần phải biết xót thương những nỗi đau khổ và cực nhọc của dân chúng.
“ Tư tưởng dân là gốc”: Dân là chỉ những người lao động đông đảo trong
xã hội có giai cấp, có nhà nước. Dân là nền tảng, là gốc rễ của quốc gia. Tư tưởng chính trị “dân là gốc” được dân tộc ta kế thừa, đúc kết thành một bài học xuyên suốt trong quá trình dựng nước vs giữ nước. “Dân là gốc” cũng được biểu
hiện trong tư tưởng và hành động của nhiều vị vua anh minh thời kỳ nhà Đinh, Lê, Lý, Trần. Có thể nói, tư tưởng thương dân, lấy dân làm gốc của dân tộc ta được thể hiện trên các điểm sau: Một là, coi dân là lực lượng to lớn và là lực lượng tạo ra của cải vật chất cho sự tồn tại của xã hội; Hai là, coi dân là gốc rễ của quốc gia, là nền tảng củng cố triều đại, xây dựng và phát triển đất nước; Ba là, nhà nước phải coi trọng nhân dân, thương u dân, vì lợi ích của dân; Bốn là, sức mạnh của dân, ý dân, lịng dân có thể quyết định vận mệnh của quốc gia dân tộc. Các vua nhà Trần thường coi “ý dân”, “lòng dân”, “ khoan thư sức dân” là nền tảng để củng cố và phát triển đất nước. Kế thừa những quan niệm tiến bộ trọng dân, thân dân, ý dân, lòng dân, trong Binh thư yếu lược Trần Quốc Tuấn viết: “Dân là gốc của nước, gốc bị sâu thì ngun khí suy” [33, tr 249]. Trong chuẩn bị thực hành chiến lược, sách lược chống giặc Nguyên- Mông, ông chủ trương “Tận dân vi binh”, “bách tính giai binh”, “chúng chí thành thành” đưa các cuộc chiến tranh nhân dân của dân tộc ta đi đến thắng lợi cuối cùng. Nhìn chung, những tư tưởng, quan điểm tiến bộ về vị trí, vai trị của nhân dân đã được nhà Trần kế thừa và ra sức chăm lo bồi dưỡng sức dân nhằm tạo ra tiềm lực về kinh tế và quốc phòng bảo đảm cho sự vững chắc của nền độc lập và chủ quyền của đất nước, đánh thắng quân Nguyên- Mông xâm lược trong thế kỷ XIII.
So với các triều đại trước, ở thời kỳ nhà Trần, nhận thức về vị trí của dân đã được phát triển lên một bước trên cơ sở thực tiễn xây dựng và bảo vệ đất nước. Trần Quốc Tuấn xem nhân dân là chủ thể, là lực lượng chủ yếu đến tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước. Do đó, “chăm lo cuộc sống mn dân, làm cho sức mạnh của quốc gia ngày càng lớn mạnh là nền tảng bền vững để xây dựng tinh thần chiến đấu của quân đội”. Có thể nói, Trần Quốc Tuấn đã có những quan niệm hết sức khái quát về nhân dân, đề cao vai trò của dân trong chiến tranh giữ nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết tồn dân cùng lịng đánh giặc.
Tóm lại, những quan điểm “trọng dân, thân dân, khoan thư sức dân”và “dân là gốc” là những tư tưởng chính trị đặc sắc của thời kỳ nhà Trần cũng như tư tưởng chính trị của Trần Quốc Tuấn. Tư tưởng này là bài học quý báu không
chỉ đối với vương triều Trần mà cịn có ý nghĩa rất to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.