Về chính trị - xã hội: Sau khi triều đại nhà Lý sụp đổ, triều đại nhà Trần
đã tiếp quản và khôi phục nước Đại Việt phát triển rực rỡ, với một chế độ chính trị hùng mạnh, một nền kinh tế nông nghiệp điền trang thái ấp phát triển. Nhà Trần đề cao pháp trị, trọng dụng nhân tài vào bộ máy cai quản vương Triều, đồng thời coi trọng Phật giáo, Nho giáo và thống nhất ý chí giữa các tơn giáo để thành hệ tư tưởng dân tộc.
Sự xuất hiện của Trần Quốc Tuấn dưới triều Trần với những tư tưởng và nhãn quan chính trị sâu sắc đã góp phẩn xây dựng và củng cố vương triều Trần vững mạnh. Ông là người đã đề ra kế sách: “Khoan sức cho dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Kế sách đó phản ánh tinh thần bao dung và đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. Ông coi đất nước như cái cây mà nhân dân là gốc rễ, triều đình chỉ là ngọn, là cành lá. Gốc rễ có vững chắc thì cành lá mới tươi tốt, do đó điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo cho gốc - cho dân. Bởi vì khơng chăm lo đến việc bồi dưỡng sức dân mà lại muốn hưởng sung sướng của đời thịnh trị thì khác nào chặt gốc rễ mà lại mong muốn cây tươi tốt. Có thể nói, tư tưởng “khoan thư sức dân”, dựa vào dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân để làm kế sách giữ nước của ông là những tư tưởng đã làm nên nét đặc sắc của thời kỳ nhà Trần. Ngoài ra, với những tư tưởng “vua tơi đồng lịng, anh em hòa thuận, cả nước dồn sức lại” và quân đội “phụ tử chi binh”, với sách lược, chiến lược linh hoạt, sáng tạo, đầy mưu lược của Trần Quốc Tuấn đã làm nên chiến thắng quân Nguyên- Mông xâm lược, xây dựng đất nước Đại Việt hùng mạnh thống nhất. Ông là tấm gương sáng và tiêu biểu cho tinh thần hy sinh vì lợi ích chung, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết và trước hết.
Những tư tưởng chính trị của Trần Quốc Tuấn được thể hiện rất rõ nét thông qua các tác phẩm của ông để lại. Trong đó có tác phẩm Hịch tướng sĩ.
Đây là bài Hịch khích lệ lịng u nước, tinh thần trung nghĩa với chủ tướng của các tướng sĩ, khích lệ tinh thần trọng danh dự ở họ, từ đó củng cố ý chí chiến đấu, quyết tâm đánh giặc của toàn quân khi kẻ thù xâm lược đã ngấp nghé ngay cửa ngõ đất nước. Sử sách đã ghi nhận bài hịch của Trần Hưng Đạo đã có sức cổ vũ, khích lệ rất lớn với tồn qn, rất nhiều tướng sĩ đã thích vào cánh tay hai chữ “sát thát” để bày tỏ quyết tâm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù. Các tác phẩm: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tơng bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn cũng là những tư tưởng về binh pháp và trở thành nội dung trọng yếu trong đào tạo, bồi dưỡng võ quan, xây dựng quân đội chính quy tinh nhuệ. Những tri thức quân sự của ông được vận dụng, thể nghiệm qua ba cuộc kháng chiến đánh thắng quân Ngun - Mơng xâm lược. Ơng bồi dưỡng và tiến cử nhiều người tài giỏi cả văn lẫn võ cho triều đình cùng chung tay, góp sức một nước Đại Việt hùng cường.
Về kinh tế - quân sự: Nhà Trần rất coi trọng phát triển kinh tế nông nghiệp
với mơ hình điền trang, thái ấp. Mơ hình này đã thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp, tạo ra nguồn lương thực dồi dào góp phần ổn định đời sống nhân dân và chuẩn bị tốt lương thực cho kháng chiến. Với chính sách “ngụ binh ư nơng” nhà Trần đã kết hợp tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế với xây dựng và củng cố quân đội, phát triển đất nước. Thành tựu đạt được của kinh tế đã tạo nền tảng vật chất vững chắc cho vương triều Trần, đồng thời củng cố nhà nước phong kiến trung ương tập quyền phát triển. Các vua Trần thực hiện nhiều chính sách chăm lo lợi ích của nhân dân như đắp đê điều để phát triển nông nghiệp, chăm lo sản xuất, miễn, giảm thuế cho dân những khi mất mùa, thiên tai, làm cho đời sống cho nhân dân được cải thiện và ổn định. Do đó, nhân dân có những đóng góp to lớn về sức người, sức của cho sự nghiệp xây dựng đất nước cũng như trong việc củng cố vương triều Trần vững chắc.
Trần Quốc Tuấn rất coi trọng xây dựng lực lượng quân đội, tuyển chọn và rèn luyện tướng sĩ. Kế tục chính sách “ngụ binh ư nông” nhằm thực hiện nhiệm vụ củng cố lực lượng quân đội và xây dựng đất nước, Trần Quốc Tuấn thể hiện sâu sắc tư tưởng kết hợp giữa kinh tế và quốc phòng để xây dựng một nước Đại Việt hùng mạnh thống nhất đủ sức chống giặc Nguyên- Mông xâm
lược. Trần Quốc Tuấn đã đem hết tài năng và nghệ thuật quân sự của mình cống hiến cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước, đồng thời có những đóng góp to lớn cho sự phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam, bồi dưỡng nhiều người tài giỏi cho đất nước, tập hợp sức mạnh toàn dân đánh giặc, động viên tinh thần chiến đấu của tướng sĩ, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của quân dân Đại Việt trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược ở thế kỷ XIII, bảo vệ tồn vẹn non sơng đất nước.
Trần Quốc Tuấn cũng đã dày công nghiên cứu binh pháp để viết Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tơng bí truyền thư để dạy cho tướng lĩnh Đại Việt cầm quân đánh giặc, viết Hịch tướng sĩ khích lệ lịng qn, tiết chế việc quân đôn đốc vương hầu, tướng sĩ học tập binh pháp, luyện tập võ nghệ, hành trận và phá trận tận trung cứu nước, động viên quân dân Đại Việt phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước quyết tâm đánh thắng quân Nguyên- Mông xâm lược, đồng thời hoạch định sách lược và chiến lược đánh thắng hoàn toàn các cuộc xâm lược của quân Nguyên- Mông. Trước yêu cầu xây dựng quân đội, huy động sức mạnh của toàn dân trong bảo vệ đất nước, Trần Quốc Tuấn đã chủ trương “khoan sức cho dân làm kế sâu rễ bền gốc”, là một sự tổng kết lịch sử gắn với điều kiện lịch sử xã hội của nước ta trong thế kỷ XIII, đồng thời phản ánh quan điểm huy động sức mạnh đoàn kết dân tộc đúng đắn của các triều đại phong kiến Việt Nam
Nét đặc sắc của thời kỳ nhà Trần chính là sự kết hợp giữa hai nhiệm vụ phát triển kinh tế và quốc phịng. Có thể nói, đường lối kết hợp giữa xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng của nhà Trần để chuẩn bị tiềm lực đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông là một đường lối rất đúng đắn và sáng tạo. Cho đến nay, sự thành công của đường lối này để lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.