Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn (1232- 1300) là con của Yên Sinh vương Trần Liễu và là cháu gọi vua Trần Thái Tơng bằng chú ruột. Ơng sinh ra tại làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Trần Quốc Tuấn vốn thông minh và hiếu học, nhờ đó mà ơng thấu hiểu mọi kinh nghĩa, nắm được tinh hoa của sách vở và sớm nổi tiếng là người văn võ xuất chúng. Trần Quốc Tuấn được học trong trường giành cho các vương hầu nội tộc và các tể thần được ban quốc tính. Với những nỗ lực lớn của bản thân, Trần Quốc Tuấn tự tìm kiếm cho mình
một con đường để trau dồi kiến thức, tu dưỡng, rèn luyện tinh thần và đạo đức cho nên ông không chỉ là một vị tướng tài năng kiệt suất có nghệ thuật chỉ huy cao, bản lĩnh chiến đấu kiên cường mà còn là bậc tri thức, hiền tài của đất nước. Ơng rất thích đọc binh pháp Tôn Tử và Ngô Khởi, cẩn thận ghi chép lại những điều ông tâm đắc, đồng thời rút ra những bài học bổ ích cả về thành công và thất bại từ những trận đánh lớn của Trung Quốc cổ đại trong binh pháp này.
Trần Quốc Tuấn vốn có tài qn sự, lại là tơn thất nhà Trần nên cả ba lần quân Nguyên- Mông xâm lược Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chỉ huy đánh giặc giữ nước. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên- Mông lần thứ hai và thứ ba, ông được vua Trần phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh toàn quân. Dưới tài lãnh đạo và thao lược của ông, quân dân Đại Việt làm nên chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đánh đuổi quân Nguyên- Mông ra khỏi đất nước và công lao to lớn của ông được ghi vào lịch sử hào hùng của dân tộc. Sau kháng chiến chống quân Nguyên- Mông lần thứ ba thành cơng, đất nước thanh bình, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn lui về sống ở Vạn Kiếp. Ông đã dựa vào địa thế vùng Vạn Kiếp, lấy Kiếp Bạc làm trung tâm để lập phủ đệ và quân doanh làm phịng tuyến chiến lược giữ mặt Đơng Bắc của Tổ quốc.
Mùa thu tháng 8, ngày 20 năm Canh Tý ( 05/09/1300), Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn mất ở phủ đệ Vạn Kiếp. Theo ý nguyện của ông, thi hài Trần Quốc Tuấn được hỏa táng, tro thu vào bình đồng và trôn trong vườn An Lạc, giữa rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ. Trần Quốc Tuấn được triều đình phong tặng Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công, nhân vũ Hưng Đạo đại vương. Nhân dân vô cùng thương tiếc người anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Ngun- Mơng, bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc nên lập đền thờ ông trên nền Vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc. Nhân dân ta kính trọng vinh danh ơng là Đức thánh Hưng Đạo đại vương, Đức thánh Trần và lập đền thờ ông ở nhiều nơi.
Các tác phẩm chủ yếu của Trần Quốc Tuấn gồm có: Binh gia diệu lý yếu lược còn gọi là Binh thư yếu lược, là một tác phẩm nổi tiếng về tư tưởng quân
sự; Dụ chư tỳ tướng hịch văn viết vào năm 1284 còn gọi là Hịch tướng sĩ – bài hịch khuyên răn tướng sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, nghiên cứu và học tập trận pháp theo Binh thư yếu lược để kịp thời đối phó với quân Nguyên- Mơng xâm lược, khích lệ lịng u nước của qn dân Đại Việt. Bài Hịch chứng tỏ tài năng văn chương và lòng yêu nước cháy bỏng của Trần Quốc Tuấn; Vạn Kiếp tơng bí truyền thư là một tác phẩm về nghệ thuật quân sự của Trần Quốc Tuấn, nay đã bị thất lạc và chỉ còn lưu giữ được lời đề Tựa Vạn Kiếp tơng bí truyền thư tự của Nhân Huệ vương Trần Khán Dư; Kinh sư hổ ký cũng bị thất lạc. Ngồi ra, Trần Quốc Tuấn cịn để lại nhiều câu nói mang triết lý sâu sắc để nhắc nhở và khuyên răn như những huấn dụ quý báu đối với người nắm vận mệnh xã tắc qua nhiều thời đại. Những câu nói tiêu biểu nhất, soi sáng cho tư tưởng, ý chí quyết đốn và nhân cách cao đẹp của ơng được lịch sử nhắc đến như: “Đáp quốc vương tặc thế chi vấn”, tức “Trả lời nhà vua hỏi về thế giặc” viết vào tháng 6 năm 1286; “Lâm chung di chúc”, tức “Căn dặn trước khi mất” viết vào tháng 6 năm 1300.
Sự hình thành tư tưởng Trần Quốc Tuấn xuất phát từ tư chất, trí tuệ thiên tài của ơng. Trước những diễn biến phức tạp về kinh tế, chính trị- xã hội của triều Trần, ơng đã vì nước bỏ thù nhà, khơng theo lời cha dặn mà cướp ngôi vua về dịng trưởng của mình. Ơng cũng chủ động giao hảo với Thái sư thượng tướng Trần Quang Khải để đồn kết, đồng lịng đánh giặc cứu nước, cứu dân. Do đó cơng lao to lớn, Trần Quốc Tuấn được “gia phong là Thượng quốc công, cho phép được tự phong tước cho người khác từ tước Minh tự trở xuống, duy có tước hầu thì “phong trước và tâu sau”, nhưng ông chưa từng phong tước cho bất cứ ai; việc ông giá theo vua, tay cầm cái gậy đầu có sắt nhọn, khiến mọi người ngờ vực, ông vất cai sắt nhọn đi, chỉ cầm cái gậy không thôi, rồi việc ông đánh cờ và tắm cho Trần Quang Khải, cho thấy ông là người vì nghĩa lớn, hy sinh, gạt bỏ mọi mâu thuẫn riêng tư vì quốc gia- dân tộc và trở thành “hạt nhân, là trung tâm của khối đại đoàn kết dân tộc thời Trần”, tiêu biểu cho nhân cách cao đẹp, một thiên tài quân sự của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XIII. Qua thực tiễn kháng chiến chống quâ Nguyên- Mông xâm lược, Trần Quốc Tuấn không ngừng củng
cố tiềm lực kinh tế, quân sự cho thái ấp Vạn Kiếp, một căn cứ quân sự chiến lược đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược trong thế kỷ XIII, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, dân tộc và non sông Đại Việt.