Đồn kết là truyền thơng cực kỳ q báu của dân tộc ta, được hun đúc và phát huy qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước. Sức mạnh của khối đại đoàn kết tồn dân ln là đường lối chiến lược, là cội nguồn tạo nên sức mạnh đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nhà Trần đã nhận thức được nguồn sức mạnh và vai trò to lớn từ nơi dân, nên đã dựa vào sức mạnh của nhân dân để giữ nước. Để tập hợp được sức mạnh của nhân dân để giữ nước, nhà Trần đã không khéo và giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích của giai cấp
với lợi ích của dân tộc. Đứng trước cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù, giai cấp quý tộc nhà Trần đã đoàn kết toàn dân đánh giặc cứu nước. Khi Tổ quốc lâm nguy, tầng lớp quý tộc nhà Trần đã đoàn kết thành một khối, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Vì vậy, khi xâm chiếm Đại Việt, quân xâm lược Nguyên - Mông không chỉ đọ sức với quân đội nhà Trần mà còn phải đương đầu với toàn thể nhân dân Đại Việt. Ở khắp nơi giặc đến, thực hiện lời kêu gọi của triều đình, dân các địa phương làm kế thanh dã, cất giấu lương thực làm cho quân địch lâm vào tình trạng khốn khổ về lương thực, thế suy, lực kiệt rồi đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi. Nhà Trần đã chú trọng xây dựng khối đoàn kết toàn dân nhằm mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trần Quốc Tuấn đã tổng kết: “Tạc giả Toa Đơ, Ơ Mã Nhi tứ diện bao vi. Thiên sử nhiên dã. Mới rồi Toa Đơ và Ơ Mã Nhi bốn mặt bao vây, nhờ vua tơi đồng lịng, anh em hòa thuận, cả nước dồn sức lại mà bọn chúng đành phải chịu trói, đó cũng là do lịng trời xui nên vậy” [36, tr. 397]
Nghệ thuật của chiến tranh giữ nước được Trần Quốc Tuấn đúc kết đó là “vua tơi đồng lịng, anh em hịa mục, nước nhà góp sức”. Vua tơi nhà Trần đã dựa vào sức mạnh đoàn kết toàn dân để tiến hành chiến tranh nhân dân rộng khắp cả nước, mới có thể “lấy đoản chế trường trần”, thực hiện vườn không nhà trống và đưa cuộc kháng chiến đến toàn thắng. Trong Lâm chung di chúc, Trần Quốc Tuấn cũng căn dặn rằng cần phải xây dựng tinh thần đoàn kết trong chiến đấu: “Thu đắc phụ tử chi binh, thủy khả dung dã- Phải xây dựng được một “một quân cha con” rồi mới có thể sử dụng được” [36, tr 397]. Theo Trần Quốc Tuấn, sự đồng lòng, chung sức là yếu tố vô cùng quan trọng trong điều kiện đất nước có giặc xâm lược: “Điều đáng sợ là trong dòng họ kẻ nọ còn ỷ thế, kẻ kia còn cậy tài, ai cũng muốn làm vua, ai cũng muốn làm tướng, khơng biết sức mình, khơng hiểu chính mình. Giặc Thát xảo quyệt lấy chuyện gián điệp mà xúi bẩy, vung tiền của, chức tước châu báu mà mua chuộc, để giáo đâm từ người thân cận, đất mất từ trong tay quý tộc vương hầu. Đó là điều đáng lo ngại nhất” [16, tr. 73]. Trần Quốc Tuấn rất coi trọng mối quan hệ hòa thuận với các đại thần đồng tộc trong triều đình. Khâm định Việt sử thơng giám cương mục có viết:
“Xem những việc nêu trên, thì Trần Quốc Tuấn hết lòng với nhà Trần, trung nghĩa bộc lộ ra như thế, cho nên dẹp được nhà Nguyên, dựng nên công nghiệp phi thường, tiếng vang đến Trung Quốc. Người nhà Nguyên thường gọi là An Nam Hưng Đạo vương mà không dám gọi rõ tên” [34, tr. 540]. Trần Quốc Tuấn xem hòa mục là yếu tố quan trọng của sự trị an: “Vua tơi hịa mục thì dùng được người tài; các tướng văn tướng võ hịa mục thì làm nên cơng nghiệp. Tướng sĩ hịa mục thì khi được ban thưởng sẽ nhường nhịn nhau, gặp nguy nan sẽ cứu giúp nhau. Đó, hịa mục là một đạo rất hay cho việc trị nước, hành binh, không bao giờ đổi được” [33, tr. 39]. Ơng cũng cho rằng: “Thiên thời khơng bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa. Thánh nhân ngày xưa cẩn thận việc người mà thơi” [33,tr. 52].
Trong thời chiến cũng như thời bình, ơng ln chăm lo xây dựng và gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp quân đội với nhân dân và chính quyền: “Phàm dùng binh, không đánh thành không lỗi, không giết người vô tội… Cho nên binh là để giết bọn bạo loạn và cấm điều bất nghĩa. Binh đi đến đâu thì người cày khơng bỏ ruộng, người buôn không bỏ hàng, sĩ đại phu không bỏ chức,… người trong thiên hạ đều thân yêu cả” [33, tr. 50- 51]. Trần Quốc Tuấn cũng đã tổng kết kinh nghiệm lịch sử của dân tộc nói chung, thực tiễn cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm nói riêng và chỉ rõ tầm quan trọng của sự đồn kết đồng lịng trên dưới, vua tơi, anh em, “vua tơi cùng lịng, anh em hịa mục, nước nhà góp sức”. Ơng coi đó là vấn đề cốt lõi để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trần Quốc Tuấn là người có cơng xây dựng nên khối đoàn kết thống nhất từ vua quan, binh lính cho đến mọi tầng lớp nhân dân và chính ơng cũng là một tấm gương cho tinh thần đồn kết đó. Lúc lâm chung n Sinh vương Triều Liễu trao cho ông cây gậy gia bảo và dặn dò: “Nhữ bất năng vị ngã đắc thiên hạ, ngã tử địa hạ bất minh mục. Con khơng vì cha mà lấy được thiên hạ, thì dưới suối vàng cha chết không nhắm mắt”. Trần Quốc Tuấn đã chủ động giao hảo, hòa thuận với Trần Quang Khải, xóa bỏ mọi hiềm khích trong nội bộ triều đình để xây dựng khối đồn kết thống nhất cùng toàn dân đánh giặc giữ nước. Sự hòa hợp của hai vị văn võ tướng quân đứng đầu triều Trần là tấm gương sáng cho sự đồn kết, gắn bó. Sức
mạnh quyết định ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông của dân tộc ta là sức mạnh của truyền thống hàng nghìn năm của dân tộc được kết tinh và phát triển rực rỡ dưới thời kỳ nhà Trần. Đó chính là lịng u nước và tinh thần đồn kết toàn dân.