Tư tưởng về con người chính trị

Một phần của tài liệu Tư tưởng chính trị của trần quốc tuấn (Trang 41 - 44)

Về đạo làm tướng: Trong tư tưởng của Trần Quốc Tuấn, những quan điểm

về đạo làm tướng được ơng trình bày chủ yếu trong các tác phẩm Binh thư yếu lược. Trần Quốc Tuấn đặc biệt coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng người tài nói chung và lựa chọn, sử dụng tướng sĩ nói riêng. Về chọn tướng, Trần Quốc Tuấn lưu ý tám vấn đề sau: “1) Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng khơng. 2) Gạn gùng bằng lời lẽ xem có biến hóa khơng. 3) Cho gián điệp thử để xem có trung thành khơng. 4) Hỏi rõ ràng tường tất để xem đức hạnh thế nào. 5) Lấy của mà thử để xem có thanh liêm khơng. 6) Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn khơng. 7) Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm khơng. 8) Cho uống rượu say để xem có giữ được thái độ khơng”. Sở dĩ ơng đặc biệt quan tâm đến việc chọn tướng là do ông quan niệm “tướng là gốc của binh”. Ông khẳng định: “Phàm điều cốt yếu ở trong việc chiến trận, trước nhất phải xem người tướng và xét tài của tướng” [33, tr 38]. Từ đó, ơng phân ra các tướng: “Nho tướng hay mưu; dũng tướng hay đánh; cảm tướng nhiều can đảm; xảo tướng giỏi chế tác; nghệ tướng thì tài năng; gồm cả thì khơng gì khơng thần, đủ cả thì khơng gì khơng lợi” [33, tr 38]. Ông cũng lưu ý, trong việc tuyển chọn tướng giúp mình cần phải dùng cả tướng trí và tướng dũng, vì tướng dũng có thể giúp đánh thành, hãm trận rất tốt, song cũng cần phải có tướng trí để liệu tính việc địch, bố trí, sắp đặt lực lượng và làm cơ ứng biến, phối hợp trong thực hiện chiến thuật, chiến lược.

Tướng đối với vua, ơng đề cao tính hịa mục, lịng trung thành “Vua tơi hịa mục thì dùng được người tài”, tướng đối với vua phải giữ đạo trung “ Kẻ hai lịng khơng thể thờ được vua”, “ vua khơng triệu thì khơng đến, khơng hỏi thì khơng nói, khó tiến dễ lui”. Ơng khun bảo các tỳ tướng qn mình để báo ơn vua và cũng làm cho sĩ tốt như mình đó là tướng giỏi.

Tướng đối với nhân dân, trong Binh thư yếu lược, ông yêu cầu tướng sĩ: “đừng làm mất địa lợi của dân, đừng cướp mất thời làm ruộng của dân,… đừng

làm cho lịng dân khơng ổn định” [33, tr 196]. “Phàm tướng giỏi thì quan phải sợ, mà quan sợ tướng thì dân phải sợ quan, dân sợ quan thì địch phải sợ dân. Thế nên muốn biết được hay thua, trước hết phải biết cân nhắc xem dân khinh hay dân sợ”. Theo đó, tướng sĩ phải biết trọng dân, tranh thủ sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân, thu phục nhân dân giữ vững độc lập dân tộc.

Tướng đối với tướng sĩ, ông yêu cầu tướng coi quân phải vừa khoan vừa nghiêm, và “phải lấy nghiêm làm gốc”, từ đó hình thành nên ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh của quân đội. Trong quản lý, tướng cũng phải dựa vào lễ để trị quân, dùng nhân ái mà đối đãi với cấp dưới, quý trọng sinh mệnh của tướng sĩ. Theo ông, tướng “Trị quân phải theo lễ”, thường hay “lấy nhân ái đối với kẻ dưới”, đồng cam cộng khổ với tướng sĩ “lo cái lo của quân lính, đau cái đau của quân lính” [33, tr 44].

Tướng đối với kẻ thù, trong lúc hành binh, bố trận, tướng phải am hiểu tình hình của địch để ra chiến thuật, chiến lược phù hợp, phải biết lấy đại cục làm trọng. Ông viết: “Thấy địch yếu thì mình tiến; thấy địch mạnh thì mình dừng; đừng lấy ba quân đông đúc mà khinh địch; đừng lấy chịu mệnh mà trọng mà liều chết” [33, tr 68], bên cạnh đó, ơng đề cao nhân tố chủ quan của tướng, ý chí và lịng quyết tâm của tướng sĩ. Tướng mà “phân chí khơng thể đánh được giặc”. “Chẳng cầu đại thắng mà cũng chẳng để đại bại”, “chiến thì thắng, giữ thì bền”. Là nhân tướng, ơng giáo dục nhân nghĩa cho các tướng sĩ Đại Việt. “Địch với tướng như cái cân vậy, yên tĩnh thì trị, gấp vội thì rối”. Trong chiến trận, tướng bắt được tù binh, tướng cũng phải nêu cao tinh thần nhân nghĩa, không được giết hại.

Tướng đối với mình, ở triều đình thì cung kính nhún nhường, sửa mình để đối đãi với người, “Việc của một người, không tiết lộ cho hai người; việc làm ngày mai, không tiết lộ hôm nay, suy xét cho kỹ càng, đừng để hở sợi tóc”. Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn cũng răn dạy tướng sĩ của mình: “Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lịng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà qn việc nước; có kẻ ham trị săn bắn mà trễ việc

quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm” [36,tr 392]. Ông chỉ ra rằng, “Tiền của dẫu lắm khơng mua được đầu giặc; chó săn tuy hay khơng đuổi được quân thù. Chén rượu ngon ngọt không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai”. Từ đó, ơng đã chỉ cho tướng sĩ của mình quan niệm sống sâu sắc, đó là giữ vững đạo làm tướng, vì lợi ích của xã tắc, quốc gia- dân tộc.

Về đạo làm người: Trần Quốc Tuấn đề cao vai trị của đạo đức nói chung

và đạo lý làm người, làm tướng nói riêng. Bản thân ông là tấm gương sáng, dù là người có quyền cao chức trọng, nhưng ơng khơng dùng chức của mình để làm những việc trái với luân thường đạo lý, trái với kỷ cương phép nước. Ông cho rằng: “Thắng được đức thì cần phải sửa mình” [33, tr 189]. Trần Quốc Tuấn cũng quan tâm đến vấn đề đạo làm người như: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Theo đó, Nhân là lịng thương người “Thấy người đau ốm cũng như mình đau ốm; giết kẻ có tội thì lịng khơng nỡ”. Lễ là phép tắc, huấn điều, biết xử sự, phân định phải quấy, là sự tiết độ. Trần Quốc Tuấn cũng đề cao vai trò của lễ, mà trước hết là lấy lễ sửa mình và “giữ mình theo lễ”. Khi gắn đạo làm người với đạo làm tướng, ông chủ trương dùng lễ mà đối với người, dùng lễ để thu phục người: Người xưa đuổi chạy không quá trăm bước, rút lùi không quá hai xá, đó là để bày tỏ điều lễ. Trong Binh thư yếu lược, ông dành một mục để nói về qn lễ. Trong việc ban thưởng, ơng cho rằng lấy lễ mà định, người có cơng thì dù nhỏ cũng thưởng; người đức lực thì ban thưởng cho nhiều; được gì thì chia đều; làm vất vả thì đãi hậu. Trên tinh thần đó, răn dạy các tướng rằng “thưởng phạt rối loạn thì kỷ cương tan tành; mừng nhiều thì khơng có uy; giận nhiều thì lịng người lìa; nói năng nhiều thì cơ lộ; ham thích nhiều thì trí lầm; rộng rãi thì quân trễ nải; bạo ngược thì qn ốn hờn. Tướng tự chun thì người dưới đổ lỗi cho; tướng tự khen mình thì người dưới khơng chịu lập cơng; tướng nghe người gièm thì người ngay bỏ đi” [33, tr 63- 64]. Cịn Nghĩa là việc nên làm, là bổn phận, trách nhiệm của bản thân. Ông cho rằng để cổ vũ tướng sĩ nên “Lấy trung nghĩa mà khích” làm cho sĩ khí thêm hăng, qn lính sẽ hết lịng liều chết vì nước. Trí là sự sáng suốt, khéo léo, biết sắp đặt. Trí tức là phải dùng đầu óc sáng suốt để

xét người, xét việc, biết lo việc trước sau. Ông viết: “biết sau biết trước, đó là để tỏ bày điều trí” [33, tr 53]. Ơng cho rằng người dũng thì kém mưu, cho nên người làm tướng ngồi đức dũng ra cần phải có mưu lược, có trí sáng tạo, ứng biến linh hoạt, để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình. Ơng cũng răn dạy tướng sĩ khơng cậy trí xem thường người, trí khơng bằng mưu, sức mạnh khơng bằng quyết đốn.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, tư tưởng của Trần Quốc Tuấn về vấn đề con người chính trị đã có hệ thống và mặc dù chưa được sâu sắc, do ảnh hưởng của các tư tưởng “tam giáo”, tức Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo, cùng với các tư tưởng thời Trần thế kỷ thứ XIII. Tuy nhiên, đây là những quan điểm nhân sinh hết sức đúng đắn và nhân văn thời kỳ bấy giờ, nó góp phần làm nên tên tuổi của ông như một vị tướng văn võ song toàn, xứng danh anh hùng của dân tộc trong suốt chiều dài của lịch sử dựng nước và giữ nước.

Một phần của tài liệu Tư tưởng chính trị của trần quốc tuấn (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)