Nghệ thuật trong xây dựng quân độ

Một phần của tài liệu Tư tưởng chính trị của trần quốc tuấn (Trang 48 - 52)

Nghệ thuật trong tư tưởng xây dựng quân đội của Trần Quốc Tuấn có các đặc điểm sau: Một là, xây dựng đội quân tinh nhuệ, coi trọng chất lượng hơn số lượng; Hai là, đoàn kết hịa thuận và có tính kỷ luật cao; Ba là, có tinh thần chiến đấu anh dũng; Bốn là, có trình độ chiến thuật và kỹ thuật cao. Bởi theo ơng, muốn giữ được nước thì phải xây dựng qn đội vững mạnh về tổ chức, có chất lượng, có sức mạnh chiến đấu cao. Quân đội mạnh là quân đội được xây dựng trên nền tảng sức mạnh của quốc gia, có số quân phù hợp nhưng có chất

lượng. Nhà Trần đã vận dụng chính sách của thời Lý “ngụ binh ư nơng”, chia lực lượng vũ trang thành ba thứ quân, chú trọng xây dựng đội ngũ tướng lĩnh và lập Giảng võ đường để đào tạo những người chỉ huy giỏi.

Đầu năm 1287, quân Nguyên- Mông chuẩn bị sang xâm lược nước ta. Đứng trước cuộc đọ sức chắc chắn là rất quyết liệt sắp diễn ra, một số đại thần trong triều đình nhà Trần xin chọn những người khỏe mạnh làm quân để tăng quân số đủ sức chống giặc. Trần Quốc Tuấn với cương vị là Quốc công Tiết chế đã bác bỏ đề nghị trên và cho rằng: “Quân cần tinh khơng cần nhiều, dù đến như Bồ Kiên có 100 vạn qn, có làm được gì đâu?” [8, tr. 312].

Trong việc xây dựng quân đội, Trần Quốc Tuấn lấy nguyên tắc: “Quân cần tinh không cần nhiều” làm rường cột, phẩm chất: “Tướng sĩ một lòng như cha con” để giáo dục tướng sĩ. Ông coi trọng phương châm quân quý ở tinh nhuệ, chứ không quý ở số nhiều trên cơ sở khoa học: “Lấy ít mà thắng nhiều, lấy yếu mà địch mạnh, lấy nhỏ mà chế lớn”. Theo quan điểm đó, quân đội Đại Việt thời kỳ nhà Trần không nhiều về số lượng nhưng hùng mạnh và tinh nhuệ làm trụ cột cho toàn dân đánh giặc. Quân đội của Trần Quốc Tuấn được tổ chức một cách chặt chẽ, huấn luyện chu đáo, vừa có tinh thần chiến đấu cao, bản lĩnh chiến đấu vững vàng, sẵn sàng xả thân vì nước, vì dân lại vừa tinh nhuệ và thiện chiến. Điểm đặc biệt trong xây dựng lực lượng quân đội thời kỳ nhà Trần, các vị vua Trần đã chú ý đến việc củng cố và phát triển lực lượng thủy quân.

Để xây dựng quân đội mạnh, Trần Quốc Tuấn đặc biệt chú ý đến hai yếu tố. Thứ nhất, qn lính một lịng, một dạ như cha con thì mới dùng được. Cho nên phải giáo dục sự đồn kết nhất trí, chung sức, chung lịng của qn sĩ. Thứ hai, phải đặc biệt quan tâm xây dựng và rèn luyện năng lực chỉ huy cho các tướng lĩnh. Bởi vì mọi thành bại trên chiến trường phần lớn tùy thuộc vào năng lực cầm quân của họ. Trần Quốc Tuấn chủ trương xây dựng một đội quân tinh nhuệ và hòa thuận làm nòng cốt giữ nước. Để có binh hùng thì phỉa có tướng giỏi, binh lấy tướng làm gốc. Do vậy, ông địi hỏi các tướng lĩnh phải có năng lực chỉ huy, phải có trung nghĩa. Để thực hiện quan điểm chiến lược “quân cần tinh không cần nhiều” và đào luyện đội ngũ giỏi, Trần Quốc Tuấn đã dành nhiều

tâm huyết để biên soạn binh thư và trực tiếp dạy binh thư cho các tướng lĩnh. Binh thư yếu lược có viết: “Dùng binh phải biết rõ tình hình của địch hư thực thế nào, rồi nhắm vào chỗ nguy mà đánh” [33, tr 94- 95]. Tướng dụng binh phải linh hoạt, nhằm vào chỗ dễ mà tránh chỗ khó. Binh thư yếu lược viết: “Thấy chắc thì phịng, thấy mạnh thì tránh, trêu cho nó tức, nhún cho nó kiêu, nó nhàn thì khiến cho nó nhọc”, kéo dài để bền sức mình, cầm lâu để cầm khốn địch. Dùng sau làm trước, đó là điều bí của phép binh. Nước địch lớn, nước ta nhỏ; qn địch đơng, qn ta ít. Trong chiến tranh, một mặt ta phải tuân theo những quy luật chiến tranh; nhưng mặt khác, ta cũng cần phải có chiến thuật riêng phù hợp với điều kiện của ta để đánh thắng kẻ thù xâm lược. Lấy ít địch nhiều trên chiến trường địi hỏi qn ta phải tinh, có chất lượng. Vì vậy cần xây dựng qn đội tinh nhuệ, “lấy đoản binh chế trường trận” – lấy yếu đánh mạnh, lấy nhỏ thắng lớn, phát huy cao nhất sức mạnh toàn dân đủ để chiến thắng kẻ thù xâm lược có tiềm lực cả về quân sự và kinh tế hơn ta rất nhiều lần. Trong Binh thư yếu lược có viết: “Qn cần giỏi khơng cần nhiều. Nên nhiều chọn những người khỏe mạnh mà dùng, không lấy nhiều người nhỏ yếu để thêm số lượng” [36, tr. 34]. Quân tinh nhuệ trước hết phải yêu nước, trung thành với triều đình với nhân dân có ý chí “Sát thát”, “phụ tử chi binh”, phải sâu rễ bền gốc trong dân, phải tinh thông võ nghệ “tập dượt cung tên, khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ”. Trong Binh thư yếu lược chỉ rõ: “Quân khơng kỳ nhiều hay ít, địch khơng kỳ mạnh hay yếu. Ba quân theo lệnh, như cánh tay khiến ngón tay” [33, tr. 63- 64]. Tướng giỏi khơng vì qn ta ít mà nản chí, cho nên ta khiến quân biết ý tướng, tướng biết tính qn, theo đó mà đi, qn tướng cùng quen, người đều tự đánh và quyết chiến. Bày trận rồi sau mới đánh, đó là lẽ thường của binh pháp; vận dụng tài tình là do ở lịng.

Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mơng đã thể hiện tổ chức qn đội và chính sách xây dựng lực lượng vũ trang của nhà Trần trong thế kỷ XIII là đúng đắn, sáng tạo. Đó là qn đội có số lượng đơng khi cần thiết, có chất lượng tinh nhuệ vào loại mạnh trên thế giới lúc bấy giờ.

Tóm lại, nghệ thuật quân sự thiên tài của Trần Quốc Tuấn trong cuộc chiến tranh chống quân Nguyên - Mông xâm lược là một yếu tố quan trọng làm nên thắng lợi của ba cuộc kháng chiến. Do đã phát động được cuộc đấu tranh vũ trang tồn dân đánh giặc, có kết hợp tác chiến của các lực lượng vũ trang chủ lực, địa phương và dân binh, kết hợp chiến thuật đánh du kích với đánh tập chung nên cả ba lần giành thắng lợi. Trần Quốc Tuấn đã vận dụng sáng tạo những nguyên tắc xây dựng lực lượng và huấn huyện quân đội vũ trang trong những điều kiện mới, hợp đồng tác chiến, địa bàn tác chiến cũng phức tạp hơn với nhiều hình thái khác nhau. Những bài học kinh nghiệm về xây dựng tổ chức quân đội thời kỳ nhà Trần đến nay vẫn còn ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Một phần của tài liệu Tư tưởng chính trị của trần quốc tuấn (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)