CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong nước đã có một số đề tài nghiên cứu, bài báo liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến phần mềm diệt virus của nước ngoài:
Theo trình bày của Nguyễn Thành Cương (2002, Hướng dẫn phòng & diệt virus máy tính), thì “Virus máy tính thực chất là những chương trình phần mềm máy tính được thiết kế và cài đặt một cách lén lút vào các hệ thống này ở các cấp độ khác nhau, nhẹ thì chỉ những hình ảnh, dòng chữ trêu đùa tự hiện ra trên màn hình của người sử dụng, nặng hơn có thể phá hoại các tệp tin (files) hệ thống, văn bản, dữ liệu,… thậm chí có thể làm hỏng cả bo mạch chính của máy tính”. Và em đã dùng phần này vào trong bài khóa luận của mình. Tài liệu này đã trình bày được về virus máy tính và có các hướng dẫn phòng và diệt virus máy tính.
Theo trình bày của Trần Minh Đạo (2009) thì “Hành vi mua của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá cho hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của họ. Cũng có thể coi hành vi của người tiêu dùng là cách thức mà người tiêu dùng sẽ thực hiện để đưa ra quyết định sử dụng tài sản của mình (tiền bạc, thời gian, công sức,...) liên quan đến việc mua sắm và sử dụng hàng hoá, dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân”. Phần này đã được dùng vào mục 1.1 trong bài khóa luận. Tài liệu đã trình bày về hành vi người tiêu dùng. Nhận thức sự hữu ích Thái độ hướng tới sử dụng Ý định sử dụng Nhận thức tính dễ sử dụng
Theo trình bày của Nguyễn Đình Thọ (2011) thì phương pháp lấy mẫu gồm hai loại phương pháp: phương pháp chọn mẫu theo xác suất và phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Ngoài ra, Nguyễn Đình Thọ có trình bày “Thang đo là đo lường cách thức sử dụng các con số để diễn tả các hiện tượng khoa học cần nghiên cứu, thang đo Likert là một trong các loại thang đo khá phổ biến, thường được sử dùng để đo lường một tập các phát biểu của khái niệm”. Tài liệu trình bày được thang đo Likert, cách sử dụng thang đo Likert. Phần này đã được dùng vào mục 3.1.3 trong bài khóa luận.
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Phần mềm diệt virus hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Trên thế giới đã có một số đề tài nghiên cứu liên quan tới các nhân tố ảnh hưởng đến phần mềm diệt virus của nước ngoài:
Theo trình bày của Kotler (2007, Marketing Management) thì những yếu tố mang tính xã hội bao gồm: Các nhóm chuẩn mực, gia đình, vai trò và địa vị. Em đã dùng phần này vào trong bài khóa luận của mình. Trong sách Marketing Management, Kotler đã phân tích rất rõ và chi tiết những yếu tố mang tính xã hội.
Theo trình bày của Fishbein và Ajzen (1975) thì các thành phần trong mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) bao gồm: Hành vi, ý định hành vi, thái độ, chuẩn chủ quan. Mô hình này tiên đoán và giải thích xu hướng để thực hiện hành vi bằng thái độ hướng đến hành vi của người tiêu dùng tốt hơn là thái độ của người tiêu dùng hướng đến sản phẩm hay dịch vụ (Mitra Karami, 2006). TRA có lợi thế là kết luận bổ sung về vai trò quan trọng của chuẩn chủ quan trong các hành vi cụ thể, nó cung cấp một công cụ đơn giản để xác định hành vi của khách hàng. Nhưng TRA lại có nhược điểm: “TRA là để giải thích hành vi có tính tư duy, phạm vi giải thích của nó không bao gồm một loạt các hành vi như tự phát, bốc đồng, theo thói quen... hoặc đơn giản chỉ là làm theo người khác hay làm một cách vô thức. Những hành vi này được loại trừ vì hoạt động có thể không phải tự nguyện, không liên quan đến quyết định có ý thức, hay các hành vi không thể kiểm soát được”. Mô hình thuyết hành động hợp lý này đã được trình bày ở mục 1.2.2 trong bài khóa luận.
Theo trình bày của Abraham Maslow, nhu cầu của con người được sắp xếp theo thang bậc từ cấp thiết nhất đến ít cấp thiết nhất: Nhu cầu sinh lý hay thể chất; Nhu cầu an toàn; Nhu cầu về xã hội, tình cảm; Nhu cầu được tôn trọng; Nhu cầu tự thể hiện hay khẳng định bản thân. Những nội dung chính của học thuyết: Có nhiều nhu cầu cùng tồn tại trong một cá thể. Chúng cạnh tranh với nhau trong việc thoả mãn. Các cá nhân sẽ thiết lập một trật tự ưu tiên cho các nhu cầu này theo mức độ quan trọng đối với việc thoả mãn chúng; Con người sẽ cố gắng thoả mãn nhu cầu quan trọng nhất. Nhu cầu được thoả mãn không còn vai trò động lực. Phần này đã được sử dụng vào trong bài khóa luận
để giải thích động cơ của người tiêu dùng đồng nghĩa với nắm bắt được cái thực sự họ tìm mua và họ muốn thoả mãn nhu cầu nào.
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA PHẦN MỀM DIỆT VIRUS CỦA NƯỚC NGOÀI