Thiết kế mẫu và phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm diệt virus của nước ngoài của công ty cổ phần công nghệ SOTA TEK (Trang 55 - 57)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1.3Thiết kế mẫu và phương pháp chọn mẫu

3.1 Định hướng phát triển phần mềm diệt virus của nước ngoài tại Sotatek

3.1.3Thiết kế mẫu và phương pháp chọn mẫu

a. Thiết kế mẫu

Địa điểm:

Địa điểm nghiên cứu là công ty Sotatek.

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là phần mềm diệt virus của nước ngoài và nhu cầu sử dụng phần mềm diệt virus.

Đối tượng khảo sát là nhân viên trong công ty Sotatek và người dùng đã và đang sử dụng phần mềm diệt virus của nước ngoài làm việc và học tập có sử dụng máy tính và điện thoại thông minh smartphone.

Độ tuổi nghiên cứu:

Độ tuổi khách hàng dùng để nghiên cứu là khoảng từ 20 đến 40 tuổi, trong đó nhóm tuổi chủ yếu là từ 20 đến 30 tuổi.

b. Phương pháp lấy mẫu

Lấy mẫu điều tra trên một số đơn vị mẫu có khả năng đại diện được cho tổng thể chung, nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Số lượng cỡ mẫu phải đủ lớn để phân tích dữ liệu.

Phân tích nhân tố thường dựa vào kích thước tối thiểu và số biến đo lường đưa vào phân tích, theo Hair & ctg (2006) thì kích thước mẫu tối thiểu là 50 hoặc tốt hơn là 100, và tỉ lệ quan sát/ biến đo lường 10:1 là tỉ lệ tốt (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Ngoài ra, theo Tabachinick & Fidell (2007) để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt, thì kích cỡ mẫu phải thoả mãn công thức n 50 + 8p, trong đó: n là kích cỡ mẫu tối thiểu cần thiết và p là số lượng biến độc lập trong mô hình (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Trong nghiên cứu, bảng câu hỏi gồm 4 phát biểu về Thái độ đối với việc lựa chọn phần mềm AntiVirus của nước ngoài, 4 phát biểu về Chuẩn chủ quan, 4 phát biểu về Kiểm soát nhân thức hành vi tài chính, 5 phát biểu về Cảm nhận chất lượng, 5 phát biểu Cảm nhận về giá, 4 phát biểu về Mức độ phổ biến, 3 phát biểu về Khuyến mãi và 4 phát biểu về Quyết định lựa chọn diệt virus của nước ngoài, tổng cộng có 33 phát biểu. Để phân tích EFA tốt nghiên cứu cần sử dụng ít nhất là 200.

Thông thường, phương pháp lấy mẫu gồm hai loại phương pháp, gồm phương pháp chọn mẫu theo xác xuất (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Do giới hạn thời gian, phương pháp chọn mẫu thuận tiện của phương pháp phi xác suất được áp dụng trong nghiên cứu này. Trong nghiên cứu chính thức phát hành 250 phiếu câu hỏi được phát trực tiếp khi phỏng vấn. Kết quả thu về 220 phiếu và được 200 phiếu phù hợp tiến hành nhập dữ liệu.

c. Công cụ thu thập dữ liệu

Thang đo là đo lường cách thức sử dụng các con số để diễn tả các hiện tượng khoa học cần nghiên cứu, thang đo Likert là một trong các loại thang đo khá phổ biến, thường được dùng để đo lường một tập các phát biểu của khái niệm (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Do thang đo 5 cấp độ thường được sử dụng trong nghiên cứu thị trường thông thường và các ứng dụng nghiên cứu căn cứ theo lý thuyết TPB cũng được sử dụng khá phổ biến, nên thang đo Likert 5 được chọn sử dụng.

Các thang đo trong nghiên cứu chủ yếu dựa vào lý thuyết hành vi hoạch định, kết hợp cùng tài liệu về cách sử dụng bảng câu hỏi (Ajzen, 2002) và các thang đo của các bài nghiên cứu trước từ nhiều nguồn trên thế giới. Các thang đo trước đây đều được thể hiện ở dạng Tiếng Anh, đã được kiểm định trên nhiều đối tượng và quốc gia khác nhau.

Công cụ thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi, với thang đo Likert 05 cấp độ (05 điểm) từ hoàn toàn phản đối, phản đối, trung lập, đồng ý và hoàn toàn đồng ý, tương ứng các mức 1, 2, 3, 4 và 5. Thang điểm càng cao xác định mức độ thuận lợi càng rõ ràng, được xây dựng theo bảng 3.8:

Hoàn toàn phản đối Phản đối Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

1 2 3 4 5

Bảng câu hỏi gồm ba phần chính: phần đầu tiên giới thiệu ngắn và phần thứ hai có các câu hỏi về các biến nghiên cứu và phần ba về đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng. Bảng câu hỏi được phát với quy trình thực hiện như sau: giới thiệu mục tiêu cần nghiên cứu, hướng dẫn điền thông tin và thu thập bảng câu hỏi tại chỗ khi gặp đúng đối tượng cần khảo sát. Bảng câu hỏi được trình bày trong phần phụ lục.

d. Công cụ xử lý dữ liệu

Bảng câu hỏi sau khi thu thập, được chọn lọc và làm sạch nhằm loại bỏ những bảng câu hỏi trả lời không phù hợp với việc phân tích hoặc thiếu thông tin, tiếp theo sẽ nhập vào máy tính bằng cách mã hoá. Bài nghiên cứu dùng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm diệt virus của nước ngoài của công ty cổ phần công nghệ SOTA TEK (Trang 55 - 57)