Dẫn tuyến vượt qua đường phân thuỷ.

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế đường sắt - chương 5 định tuyến đường sắt pot (Trang 39 - 40)

Khi dẫn tuyến vượt qua đường phân thuỷ, cần chú ý các điểm sau: - Kết hợp địa hình chọn độ dốc tối đa (độ dốc hạn chế,độ dốc gia cường) hợp lý. Khu vực vượt có độ cao chênh lệch lớn để tránh phải triển tuyến dài, ngoài việc sở dụng phương án hầm dài, độ cao cửa hầm thấp, còn phải so sánh kinh tế kỹ thuật với phương án độ dốc lớn (dùng nhiều đầu máy kéo hoặc đầu máy công suất lớn).

- Để khống chế hợp lý chiều dài triển tuyến nên vạch tuyến bắt đầu từ yên ngựa ra 2 phía (từ chỗ cao xuống chỗ thấp), để tránh triển tuyến quá dài hoặc không đủ. Do độ dốc thiên nhiên hai phía yên ngựa trên dốc, dưới thoải, trên thượng nguồn cần triển tuyến hợp lý theo lưu vực chi lưu, để tuyến nhanh chóng đi xuống vùng rộng rãi của sông.

- Vùng phụ cận yên ngựa địa hình rất khó khăn, tuyến dẫn có thể chọn hợp lý bán kính tối thiểu của tiêu chuẩn toàn tuyến.

Đây là 1 trường hợp rất phức tạp và nhiều khó khăn vì phải vượt qua những chướng ngại cao thấp. Các khuyết điểm là:

- Phải triển tuyến. - Phải vượt độ cao lớn.

- Khối lượng đất đá lớn, tuyến cắt đường phân thuỷ và vượt qua thung lũng.

- Nhiều khi phải làm các công trình nhân tạo lớn, hầm trên đỉnh đèo, cầu cạn dưới chân đèo.

Trên một tuyến đường có chỗ tuyến đi theo men sông, có chỗ men theo sườn núi, có chỗ cắt đường phân thuỷ v.v... Cũng có khi một tuyến đường hoàn toàn là tuyến men sông, cũng có khi một tuyến đường phần lớn là men theo đường phân thuỷ.

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế đường sắt - chương 5 định tuyến đường sắt pot (Trang 39 - 40)