Hai bờ sông thường khác nhau, cần kết hợp tình hình địa hình, địa chất, thuỷ văn, đồng ruộng, thành thị để chọn tuyến đi phía bờ thuận lợi. Nhưng bờ sông có lợi không phải luôn luôn chỉ là một bờ, mà cần chú ý chọn vị trí có lợi để chuyển tuyến sang bờ bên kia. Thí dụ đường sắt Côn Minh – Thành Đô, trên đoạn đường dài 118 km từ Hồng Giang đến Quảng Thông dọc theo sông Long Xuyên, để thay nhau lợi dụng điều kiện địa hình, địa chất tương đối tốt của tả ngạn và hữu ngạn đã xây dựng 49 cầu vượt sông Long Xuyên. Khi vạch tuyến dọc thung lũng sông ở miền núi, gặp trường hợp nằm tương đối dài, thì cần xem xét so sánh với các phương án một hoặc hai lần vượt sông. Thí dụ như trong hình sau tuyến đi dọc bên hữu
ngạn phải làm hầm hoặc làm cầu vượt sông sang tả ngạn sẽ hình thành 2 phương án, cần kết hợp các điều kiện khác, tiến hành so sánh chọn lựa.
Hình 5-21. Sơ dồ thay đổi bờ sông Hình 5-22. ảnh hưởng hướng nghiêng tầng địa chất đối với tuyến Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc chọn bờ sông:
- Điều kiện địa chất.
Điều kiện địa chất hai bên bờ sông thường là nhân tố quyết định việc chọn bờ sông. Tuyến bên sông nếu gặp phải địa chất không tốt, cần thông qua so sánh việc vòng tránh, vượt sông hay chỉnh trị để xác định bờ tuyến nên đi.
Trong lưu vực sông ở miền núi, nếu núi có cấu tạo nghiêng một phía cần chú ý hướng nghiêng của tầng nham thạch. Thí dụ như hình sau, tuy độ dốc ngang mặt đất tả ngạn tương đối thoải, nhưng tầng nham thạch nghiêng phía bờ sông, dễ phát sinh trượt, không tốt bằng đưa tuyến sang hữu ngạn có dốc ngang lớn hơn nhưng đất núi ổn định.
Hình 5-23. Chọn vị trí tuyến trên bờ sông
Hình 5-24. Phương án xây ựng cầu Thuận Hà trên sông Ngưu Nhật ở những đoạn địa chất không tốt cục bộ (như trượt, sụt lở, đá chồng.v.v.) ảnh hưởng đến việc chọn bờ sông thì phải xác định bằng cách so sánh các phương án chỉnh trị tổng hợp, đường hầm, vượt sông v.v...
- Điều kiện địa hình.
Khi địa chất 2 bên bờ sông tương đối tốt hoặc không khác biệt nhau nhiều, thì tuyến nên chọn ở dải có địa hình bằng phẳng, ít nhánh sông, bờ sông không bị sói lở, như hình 5-25. Khi cần phải triển tuyến nên chọn nhánh tương đối rộng rãi. Nói chung điều kiện địa hình 2 bên bờ sông dễ nhận biết được, nhưng điều kiện địa chất lại khó nhận biết, nếu coi nhẹ điều kiện địa chất, sẽ gây hiệu quả khó lường.
- Điều kiện ruộng đất và phân bố thành thị.
Tuyến thông thường được chọn phía bờ sông có khu dân cư đông đúc, xí nghiệp hầm mỏ nhiều, kinh tế tương đối phát triển, để đường sắt thuận tiện phục vụ địa phương, nhưng cũng có thể cần vòng tránh để khỏi phải di dời nhiều nhà cửa và ảnh hưởng đến sự phát triển của thành phố, cần căn cứ tình hình cụ thể, tranh thủ ý kiến của địa phương, lựa chọn thận trọng. Khi tuyến song song với hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu, nếu địa hình, địa chất 2 bờ như nhau thì mỗi công trình đi một bên bờ tránh can thiệp lẫn nhau. Trường hợp cần phải đi cùng một bên bờ thì đường sắt tốt nhất là nằm phía trên công trình tưới tiêu. Nếu đường sắt và đường bộ ảnh hưởng lẫn nhau thì có thể cải tuyến đường bộ hoặc đi sang hai phía bờ sông.