Vạch tuyến theo sườn núi.

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế đường sắt - chương 5 định tuyến đường sắt pot (Trang 37 - 38)

Địa hình và địa chất của sườn núi thường khác địa hình và địa chất đường phân thuỷ và ven sông.

Thường địa hình ở sườn núi tương đối ổn định (dốc theo 1 chiều) có khi gặp khe vực, nhiều khi dốc ngang sườn rất lớn. Ưu điểm của tuyến theo sườn núi là:

- Miền lựa chọn dốc hạn chế rộng vì sườn núi có dốc nghiêng nên dễ lựa chọn cao độ mặt đất theo dốc vạch tuyến (ivt) tương ứng

- ít có những dốc ngược ở những đoạn dài nên tuyến ít phải lên xuống. Nhưng có khuyết điểm do địa hình và địa chất gây ra.

- Về địa hình, nếu sườn núi có nhiều khe vực thì có khi phải cho tuyến lượn theo địa hình, bình đồ sẽ vòng vèo có thể phải dùng bán kính nhỏ, có khi khối lượng đất đá lớn.

- Số công trình nhân tạo sẽ nhiều hơn khi đi men theo sông vì ở trên sườn núi có nhiều nhánh suối, sông con và thường thường tuyến càng đi trên sườn càng có nhiều công trình.

- Đặt ga trên sườn núi rất phiền phức vì khó bố trí sân ga, nhiều khi phải đặt sân ga trên đường cong.

Tuỳ theo địa hình của sườn núi mà các khuyết điểm này thể hiện ra nhiều hoặc ít. Nếu dốc nghiêng của sườn núi lớn thì phải xây dựng thêm kè, tường chắn và phải có biện pháp để phòng đá rơi, đất vách sụt lở. Nhiều khi ở sườn núi còn xuất hiện những cửa miệng của nguồn nước ngầm, bên dưới sườn núi hay gặp hang động. Xét về quan điểm này thì phương án sườn núi bộc lộ rõ nhược điểm so với hướng tuyến men sông và men theo đường phân thuỷ. Việc vạch tuyến đi men theo sườn núi phải dựa trên cơ sở

chắc chắn và đầy đủ các lần khảo sát, điều tra địa chất, địa hình, địa chất thuỷ văn v.v...

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế đường sắt - chương 5 định tuyến đường sắt pot (Trang 37 - 38)