Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn Huyện Phú Xuyên

Một phần của tài liệu Hoang minh khoi (Trang 46 - 50)

3.1.2.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Huyện Phú Xuyên năm 2019

a. Hoạt động đề xuất các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử

dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Phòng TN&MT phối hợp với VP UBND huyện phổ biến sâu rộng Luật Đất đai và chỉ đạo thực hiện các văn bản dưới luật, các Thông tư, Chỉ thị của Bộ TN&MT về công tác triển khai thi hành Luật Đất đai đến các cán bộ và

nhân dân trong huyện thông qua UBND các xã, phường và các đơn vị phòng ban trong huyện.

Phòng TN&MT tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai trên địa bàn huyện theo Theo quy định của PL. Chỉ đạo các xã, phường thực hiện công tác quản lý đất đai theo quy định của Nhà nước.

b. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ Tướng Chính Phủ) về việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính đã được thực hiện, từ đó đến nay, địa giới hành chính vẫn được sử dụng ổn định trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện và không có bất cứ một tranh chấp nào về địa giới xảy ra.

c. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồđịa chính, bản

đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Việc thực hiện công tác khảo sát, đo đạc, phân hạng đất và lập bản đồ địa chính trên địa bàn huyện Phú Xuyên đã được Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân Huyện triển khai từ năm 1989, đến năm 1992 đã hoàn thành và nghiệm thu chính thức áp dụng bản đồđịa chính chính quy (theo tọa độ VN2000) trên địa bàn toàn huyện cho 27 xã, thị trấn.

Bản đồ hiện trạng các cấp được thành lập song song với công tác tổng kiểm kê đất đai năm 2010 và 2015. Năm 2015 công tác thành lập bản đồ hiện trạng cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện được thành lập bằng công nghệ bản đồ số, đảm bảo độ chính xác, đảm bảo độ tin cậy về độ chính xác trong công tác kiểm kê đất đai.

d. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện đã được lập và được UBND thành phố Hà Nội xét duyệt.

Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, đến nay, 27/27 xã, thị trấn đã có quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020.

e. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN quyền sử dụng đất

Thực hiện công tác cấp GCN theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tại Công văn số 1040/UBND-TNMT ngày 29/9/2005 về việc chỉ đạo thực hiện cấp GCN quyền sử dụng đất.

g. Thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác kiểm kê đất đai được tiến hành thường xuyên theo đúng quy định của pháp luật 5 năm một lần đều đặn vào các năm 2005, 2010 và năm 2015.

Ngoài ra các năm đều thống kê biến động, chỉnh lý biến động, cập nhật biến động theo định kỳ hằng năm cho các loại đất.

h. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng: Hiện nay, UBND huyện đang tiếp tục chi trả bồi thường, nhận bàn giao mặt bằng và thực hiện quyết toán các dự án đang triển khai trên địa bàn huyện.

Về công tác tái định cư: Ban hành Giấy xác nhận nghĩa vụ tài chính theo đơn đề nghị của hộ dân để hoàn tất thủ tục xây dựng và cấp GCN quyền sử dụng đất ở thuộc dự án tái định cư của huyện.

j. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất

đai và xử lý vi phạm pháp luật vềđất đai

Hàng năm UBND huyện thành lập các đoàn kiểm tra các xã, phường về việc thi hành các quyết định thu hồi đất, giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, kiểm tra các dự án đầu tư đã được phê duyệt, kiểm tra các xã, phường chuyển quyền sử dụng đất, vệ sinh môi trường...

k. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai

Trong thời gian qua UBND huyện đã giải quyết theo quy định hiện hành đối với các trường hợp khiếu tố, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai tồn đọng từ trước đến nay. Tuy nhiên tình hình tranh chấp đất đai vẫn diễn ra ngày càng phức tạp, nội dung khiếu nại về đất đai tập trung chủ yếu vào việc giải quyết tranh chấp đất đai.

3.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Xuyên Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Phú Xuyên Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 17.110,46 100,00 1. Đất nông nghiệp 11.238,66 65,68 1.1. Đất sn xut nông nghip 8.813,39 51,51 a. Đất trồng cây hàng năm 8.813,39 51,51 - Đất trồng lúa 7.808,18 45,63 - Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi - - - Đất trồng cây hàng năm khác 814,31 4,76

b. Đất trồng cây lâu năm 190,90 1,12

1.2. Đất lâm nghip - - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3. Đất nuôi trng thy sn 1.220,77 7,13

1.4. Đất nông nghip khác 1.204,50 7,04

2. Đất phi nông nghiệp 5.807,51 33,94

2.1. Đất 1.473,29 8,61

- Đất ở tại nông thôn 1.391,51 8,13

- Đất ở tại đô thị 81,77 0,48

2.2. Đất chuyên dùng 3.045,86 17,80

3. Đất chưa sử dụng 64,29 0,38

Trong tổng số diện tích tự nhiên 17.110,46 ha; diện tích đất nông nghiệp là 11.238,66 ha; chiếm tỷ lệ lớn nhất với 65,68% DTTN, tiếp đó là đất phi nông nghiệp với diện tích 5.807,51 ha chiếm 33,94% DTTN và đất chưa sử dụng là 64,29 ha chiếm 0,38% DTTN, chủ yếu là diện tích đất bằng chưa sử dụng. Trong 11.238,66 5ha đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp là 8.813,39 ha chiếm 51,51% DTTN, còn lại là đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác.

Một phần của tài liệu Hoang minh khoi (Trang 46 - 50)