Xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Hoang minh khoi (Trang 80 - 93)

3.4.3.1. Giải pháp về chính sách

- Nâng cao hoạt động tuyên truyền Luật đất đai và những giấy tờ hướng dẫn thi hành Luật đất đai. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chủ trương cải cách hành chính trong quản lý đất đai của Đảng và nhà nước cũng như quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc ĐKĐĐ và cấp GCN quyền sử dụng đất.

- Chính sách pháp luật ban hành thực hiện các TTHC về đất đai phải dễ hiểu, ngắn gọn, có tính kế thừa các chính sách đã đi vào đời sống của nhân dân, có hướng mởđể các địa phương áp dụng.

- Tăng cường công tác thanh kiểm tra các hoạt động của tổ chức để tìm ra các hạn chế, tồn tại của hệ thống pháp luật và đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời.

3.4.3.2. Giải pháp về cơ chế, tổ chức

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của Chi nhánh VPĐK đất đai. Hoàn thiện CSDL đất đai, bảo đảm cho mô hình VP ĐKĐĐ hoạt động đạt hiệu quả cao.

- Chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế làm việc và các quy chếđã được ban hành. Thực hiện nghiêm công tác phòng chống tham nhũng, tuyệt đối không thực hiện hoặc tiếp tay cho các đối tượng thực hiện các hành vi vi phạm quy định về Luật đất đai.

3.4.3.3. Giải pháp về quản lý

- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo định kỳ. Kiểm tra cán bộ, viên chức trong việc chấp hành giờ giấc, tác phong làm việc và có chế độ khen thưởng đúng theo quy định.

- Xử lý nghiêm các cá nhân tự đặt ra các quy định, các giấy tờ trái pháp luật, trái thẩm quyền, gây khó khăn, bức xúc cho các cá nhân, tổ chức thực hiện các TTHC vềđất đai.

- Liên tục có biện pháp nhắc nhở cán bộ, viên chức thúc đẩy tinh thần trách nhiệm khi xử lý công việc, tăng cường ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân. Thiết lập nếp sống văn minh, văn hóa công sở, phong cách làm việc dân chủ, gần gũi, nhẹ nhàng khi giao tiếp.

- Thường xuyên luân chuyển vị trí công tác của cán bộ, viên chức nhằm hạn chế tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực và để hầu hết mọi người có thể nắm bắt và hiểu biết mọi công việc của đơn vị.

3.4.3.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- Việc đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, viên chức cần được quan tâm, thực hiện thường xuyên.

- Bố trí công việc phù hợp với năng lực và chuyên môn của từng cán bộ, viên chức để công việc đạt hiệu quả cao nhất.

3.3.3.5. Giải pháp về cơ sở vật chất, kỹ thuật

- Đầu tư phương tiện, trang thiết bị làm việc hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu công việc. Bố trí trụ sở làm việc rộng rãi, kho lưu trữ cần được mở rộng và sắp xếp một cách khoa học để thuận tiện cho việc lưu trữ và tra cứu hồ sơ.

- Tiếp tục đầu tư kinh phí cho công tác đo đạc bản đồ địa chính tại các xã, thị trấn làm cơ sở, nền tảng cho việc đẩy nhanh công tác đăng ký, cấp GCN lần đầu, cập nhật, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính tạo hành lang pháp lý quan trọng trong các hoạt động của Chi nhánh VPĐK đất đai.

3.3.3.6. Giải pháp về phía người dân

- Nên tìm hiểu thêm các văn bản về pháp luật để tự trang bị cho bản thân các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực đất đai;

- Trước lúc thực hiện các TTHC về đất đai, công dân nên tìm hiểu trước các hướng dẫn về trình tự thủ tục, các quy định đã được công khai niêm yết tại bộ phận một cửa của UBND Huyện Phú Xuyên hoặc các nguồn khác để nắm được các thông tin cơ bản về các vấn đề muốn được giải quyết.

- Đối với các vấn đề chưa rõ hoặc chưa đồng tình với cách thức giải quyết của cơ quan chức năng, công dân nên bình tĩnh tìm hiểu và trao đổi để có được sự đồng thuận và thống nhất giữa các bên.

- Đối với các vấn đề tranh chấp liên quan đến đất đai giữa các hộ gia đình, cá nhân, nên thương lượng và tự hòa giải. Trường hợp không tự thỏa thuận được thì nên nhờ đến sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng như UBND xã, thị trấn, Chi nhánh VP ĐKĐĐ huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường hay Tòa án để có được kết quả cuối cùng mà các bên đều đồng thuận.

*Nhận xét chung:

Từ việc đánh giá kết quả hoạt động của Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Phú Xuyên cho thấy:

- Trình độ chuyên môn của cán bộ ngày một nâng cao rõ rệt, 100% cán bộđã và đang được đào tạo đúng chuyên ngành.

- Thống nhất cao về mặt chuyên môn và đúng quy định của pháp luật. - Việc cập nhật biến động, quản lý cơ sở dữ liệu địa chính được quan tâm, bước đầu đi vào nề nếp.

Từ các yếu tố trên có thể nhận thấy việc thực hiện theo cơ chế VP một cấp thuận lợi hơn và mang lại hiệu quả công việc cao.

Để giúp Chi nhánh VP ĐKĐĐ Huyện Phú Xuyên hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, cần:

- Xây dựng lại hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai hoàn chỉnh.

- Nâng cao đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức công vụ cho cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công dân trước khi thực hiện thủ tục hành chính vềđất đai nên tự trang bị cho bản thân các kiến thức cơ bản về lĩnh vực đất đai.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Giai đoạn 2017-2019 Chi nhánh VP ĐKĐĐ huyện Phú Xuyên giải quyết được: 1.897 hồ sơ cấp GCN quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; 4.649 hồ sơ cấp đổi, cấp lại GCN quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; 15.971 hồ sơ đăng ký biến động do chuyển quyền sử dụng đất; 15.456 hồ sơ đăng ký thế chấp và xóa thế chấp quyền sử dụng đất; lập được 2.057 bản trích lục, trích đo.

- Thông qua thống kê kết quả điều tra, phỏng vấn có 92,2% ý kiến của người dân cho rằng các thủ tục hành chính tại Chi nhánh VPĐK đất đai được niêm yết đầy đủ công khai; 88,9% số ý kiến cho biết được giải quyết TTHC theo đúng thời gian phiếu hẹn; 94,4% ý kiến đánh giá thái độ của cán bộ, viên chức khi hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết TTHC nhiệt tình, đầy đủ, dễ thực hiện; 95,6% ý kiến của người dân cảm thấy hài lòng với hoạt động của Chi nhánh VPĐK đất đai. Như vậy, phần lớn người dân đều hài lòng với hoạt động của Chi nhánh VPĐK đất đai xong cũng còn tồn tại các ý kiến chưa hài lòng của người dân đòi hỏi Chi nhánh VPĐK đất đai Huyện Phú Xuyên cần cố gắng khắc phục các tồn tại, yếu kém.

- Từ việc phân tích các thuận lợi, khó khăn, hạn chế tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh VP ĐKĐĐ huyện Phú Xuyên và kết quả điều tra cán bộ và người dân về hiệu quả hoạt động của VP, đề tài đã đưa ra được một số các giải pháp chính sau: Giải pháp về chính sách; Giải pháp về cơ chế, tổ chức; Giải pháp về quản lý; Giải pháp phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp về cơ sở vật chất, kỹ thuật; Giải pháp về phía người dân.

2. Kiến nghị

*UBND Huyện Phú Xuyên

- UBND huyện thường xuyên có các chỉ đạo sát sao, quan tâm đến hoạt động của Chi nhánh VP ĐKĐĐ đặt trên địa bàn huyện. Tạo sự gắn kết giữa

Chi nhánh và các cơ quan liên quan, giúp cho công việc được dễ dàng và suôn sẻ hơn.

- UBND huyện bố trí cho Chi nhánh VP ĐKĐĐ trụ sở làm việc rộng hơn, bố trí cho kho lưu trữ hồ sơ thuận tiện hơn.

- Hợp nhất phần mềm một cửa điện tử của huyện với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội nhằm giảm bớt công việc cho cán bộ, viên chức của Chi nhánh VP ĐKĐĐ, tránh nhầm lẫn, quản lý chồng chéo, đồng thời tạo điều kiện cho người dân tra cứu hồ sơ dễ dàng và thuận tiện hơn.

*Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội

- Cải tiến, nâng cấp phần mềm một cửa điện tử sao cho phù hợp với quy trình giải quyết hồ sơ hiện hành của Chi nhánh VP ĐKĐĐ, các thao tác trên hệ thống không quá rườm rà và được xử lý nhanh chóng, thực hiện các công tác quản lý, kiểm soát một cách khoa học, dễ dàng.

- Sớm cho huyện Phú Xuyên chỉnh lí bản đồ địa chính, đo đạc mới các vị trí còn trống tại các xã và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn huyện.

* Chi nhánh VP ĐKĐĐ

- Tăng cường trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân.

- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công việc; - Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT ngày 22/6/2016 quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người SDĐ;

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơđịa chính;

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp Luật Đất đai;

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về hồ sơ địa chính;

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về bản đồ địa chính;

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài Chính (2015), Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;

8. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23/6/2016 hướng dẫn về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

9. Chính phủ (2009), Nghịđịnh số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

10. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai;

11. Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Chính phủ (2015), Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở;

13. Chính phủ (2016), Nghị định số141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực kinh tế và sự nghiệp khác;

14. Chính phủ (2017), Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 về việc sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

15. Nguyễn Thị Dung (2010), Đảm bảo minh bạch của thị trường bất động sản - Pháp luật một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Luật học số 08 (123).

16. Trần Quang Huy, Nguyễn Quang Tuyến (2013), Giáo trình Luật Đất đai, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

17. Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Bộ Luật Dân sự 2015, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

18. Phạm Phương Nam, Nguyễn Thanh Trà, Phan Thị Thanh Huyền (2013), Một số ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 7 (165).

19. Phạm Phương Nam, Nguyễn Văn Quân (2014), Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đai hoá đất nước, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2014

20. Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/12/2012 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm.

21. Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Luật Nhà ở 2014, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

22. Thủ tướng Chính phủ (2018), Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 về chấn chỉnh, tăng cường công tác QLĐĐvà xây dựng hệ thống thông tin đất đai

23. Tổng cục Quản lý đất đai (2013). Đánh giá hoạt động của hệ thống Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất các cấp trong cả nước, Hà Nội.

Phụ lục số 01. PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN (Áp dụng đối với người sử dụng đất)

Phục vụ đề tài"Đánh giá hot động ca Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh huyn Phú Xuyên, thành Ph Hà Ni giai đon 2017 – 2019

1. THÔNG TIN CHUNG 1.1. Người sử dụng đất

- Họ tên: - Năm sinh: - Địa chỉ:

- Sốđiện thoại (nếu có):

1.2. Hiện trạng về diện tích đất của hộ gia đình, (cá nhân) ông, bà:

- Đất nông nghiệp : ……… .. m2 - Đất ở + đất trồng cây lâu năm :……… …m2 - Đất Thương mại, dịch vụ : ……… .. m2 1.3. Tình hình sử dụng đất của hộ gia đình hiện nay Loại đất Nguồn gốc đất Nhận chuyển nhượng Nhận thừa kế Nhận tặng cho Trúng đấu giá Nhà nước giao Khác 1. Đất nông nghiệp 2. Đất ở 3. Đất khác

1.4. Hiện trạng về pháp lý liên quan đến các loại đất đang sử dụng?

Đất ở Đất NN Đất khác - Đã cấp giấy chứng nhận

- Đang làm thủ tục cấp GCN - Chưa làm thủ tục cấp GCN

2.1. Đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng đất Số TT Chỉ tiêu đánh giá Đánh giá tốt, thủ tục đơn giản Đánh giá bình thường Đánh giá kém, thủ tục phức tạp 1 Mức độ tạo điều kiện của cấp có thẩm quyền 2 Thái độ của cán bộ hướng dẫn hồ sơ 3 Thủ tục đăng ký 4 Trình độ chuyên môn của cán bộ

2.2. Ông (bà) cho biết về thời giai giải quyết hồ sơ?

2.2.1. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Nội dung thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận Trước hẹn Đúng hẹn Chậm hẹn - Cấp GCN lần đầu - Cấp GCN do chuyển quyền - Cấp đổi GCN, cấp lại GCN - Cấp GCN khi chia tách thửa

- Cấp GCN khi trúng đấu giá quyền SDĐ - Thủ tục khác

2.2.2. Đăng ký biến động

Nội dung thực hiện đăng ký biến động Trước hẹn Đúng hẹn Chậm hẹn - Do đổi tên - Do tăng, giảm diện tích sử dụng đất - Do thay đổi nghĩa vụ tài chính - Do thay đổi về quyền SDĐ - Thủ tục khác

tài liệu sau được niêm yết công khai? - Lịch tiếp nhận hồ sơ - Loại hồ sơ thuộc thẩm quyền tiếp nhận - Trình tự, thủ tục đăng ký - Bản hướng dẫn lập hồ sơ - Thời hạn nhận kết quả - Các khoản phí, lệ phí phải nộp - Danh mục thông tin đất đai cung cấp - Giấy tờ khác

Ghi rõ: ……… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4. Ông (bà) nhận xét gì vềđiều kiện cơ sở vật chất của VPĐK?

Một phần của tài liệu Hoang minh khoi (Trang 80 - 93)