8. Bố cục luận văn
3.3.3. Xây dựng khối đoàn kết toàn dân, thế trận “lòng dân” vững chắc là nhân tố
tố quyết định đến sự hình thành và hoạt động của căn cứ lõm
Hình thành và phát triển trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước diễn ra khốc liệt, được xây dựng ngay trong lòng địch, sở dĩ các căn cứ lõm vẫn tồn tại được “là bởi nhân dân miền Nam luôn tin yêu Đảng, Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng. Tình cảm đó không những không một thế lực nào, không một thủ đoạn nào dù tàn bạo, thâm độc đến đâu có thể dập xóa mà còn luôn luôn được bồi đắp, trở thành nhân tố cốt lõi, thành nền móng cho việc xây dựng, mở rộng hậu phương tại chỗ trong cách mạng miền Nam” [2, tr. 216]. Để xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, các chi bộ đảng, cán bộ lãnh đạo hoạt động tại căn cứ lõm cần chú trọng tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho quần chúng nhân dân, tố cáo tội ác của kẻ thù, đồng cảm, chia sẻ những khó khăn, gian khổ của nhân dân, kịp thời động viên, hướng dẫn nhân dân đấu tranh đòi lại các quyền tự do, dân chủ của mình. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phải làm cho mỗi người dân ở căn cứ lõm đều giác ngộ và nhận thức sâu sắc rằng: Bảo vệ căn cứ, bảo vệ cách mạng cũng chính là bảo vệ bản thân mình. Thực tiễn trên chiến trường Quảng Nam chỉ ra rằng, để xây dựng và duy trì hoạt động của các căn cứ lõm phải dựa trên cơ sở sự giác ngộ chính trị của quần chúng nhân dân là yếu tố quyết định nhất. Một khi lòng dân hướng về Đảng, về cách mạng thì kẻ thù có tàn ác, thâm độc đến đâu cũng không thể khuất phục được và dù có hy sinh, tổn thất thì phong trào cách mạng vẫn tổn tại, lực lượng kháng chiến vẫn đứng vững. Như vần thơ của nhà thơ Liên Nam đã viết trong một lần về thăm Bình Dương (Thăng Bình): “Đó sắt gang, đây cũng thép đồng/ Đó bom nguyên tử, đây lòng nhân dân” [6, tr. 247].
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, xây dựng thế trận phòng thủ đất nước phải xác định nhiệm vụ xây dựng “thế trận lòng dân” là nhân tố quyết định, cốt lõi nhất, được thực hiện đồng thời trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội. Thực hiện quan điểm kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng quốc phòng an ninh vững mạnh, đảm bảo quốc phòng, an ninh để phát triển kinh tế và hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tiểu kết Chƣơng 3
Được xây dựng, duy trì và phát triển trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các căn cứ lõm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vừa mang những đặc điểm chủ yếu của căn cứ địa cách mạng theo quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh, vừa có những nét đặc thù riêng của loại hình căn cứ lõm. Các căn cứ lõm hình thành và hoạt động ngay trong lòng địch là một nét độc đáo, bước phát triển mới về tư duy lãnh đạo chiến tranh nhân dân của Đảng ta nói chung, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam nói riêng. Mặc dù các căn cứ lõm ở Quảng Nam có quy mô nhỏ, lại nằm trong vùng địch kiểm soát hoặc vùng tranh chấp giữa ta và địch, nhưng với sự lãnh đạo đúng đắn của cấp ủy địa phương, nhất là tinh thần yêu nước, cách mạng, ý chí đấu tranh kiên trung bất khuất của nhân dân, các căn cứ lõm đã đều thể hiện vai trò quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với phong trào cách mạng ở các địa phương trong suốt cuộc kháng chiến. Quá trình xây dựng, duy trì hoạt động của các căn cứ lõm đã để lại những bài học kinh nghiệm sâu sắc, có giá trị thực tiễn quan trọng trong quá trình xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
KẾT LUẬN
1. Quảng Nam nằm ở trung độ của cả nước, là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Trung Trung Bộ. Điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Nam vừa tạo ra những khó khăn, thách thức, nhưng cũng đồng thời tạo cơ sở, điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển căn cứ địa cách mạng nói chung, căn cứ lõm cách mạng nói riêng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Tỉnh ủy Quảng Nam và các cấp ủy địa phương luôn coi trọng công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng để làm cơ sở cho sự lãnh đạo phong trào cách mạng trên địa bàn tỉnh. Thời kỳ đấu tranh giành dộc lập dân tộc trước năm 1945, do phải hoạt động trong điều kiện bí mật, Tỉnh ủy và các cấp ủy tập trung xây dựng các cơ sở cách mạng, cơ sở chính trị chủ yếu ở khu vực đô thị, nông thôn đồng bằng để làm nơi đứng chân hoạt động. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), do chiến trường Quảng Nam chia thành hai vùng rõ rệt: vùng tạm chiếm ở phía Bắc và vùng tự do gồm các huyện phía Nam. Tỉnh ủy và các cấp ủy tập trung xây dựng các huyện vùng tự do, vùng rừng núi phía tây thành căn cứ địa cách mạng vững chắc của cả tỉnh, vừa làm hậu phương cung cấp sức người, sức của phục vụ cho cuộc chiến đấu ở tiền tuyến, vừa xây dựng Đảng, hệ thống chính quyền, đoàn thể cách mạng để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ. Ở vùng tạm chiếm, các cấp ủy đăc biệt chú trọng xây dựng các căn cứ lõm, các cơ sở chính trị ngay trong vùng đô thị, vùng giáp ranh Đà Nẵng, Điện Bàn, Hòa Vàng làm bàn đạp cho lực lượng cách mạng hoạt động tiến công địch vào các mục tiêu quân sự, đồn bốt địch. Trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm xây dựng căn cứ lõm, xây dựng cơ sở chính trị trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đồng thời vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương của Đảng về xây dựng căn cứ địa cách mạng, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tỉnh ủy Quảng Nam và các cấp ủy địa phương đã sớm xác định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng căn cứ lõm ở vùng thị xã, thị trấn, vành đai căn cứ của quân Mỹ-Việt Nam cộng hòa và ra sức lãnh đạo quân và dân địa phương hình thành nhiều căn cứ lõm ngay trong vùng địch kiểm soát, vùng nông thôn, đồng bằng để phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng, làm bàn đạp để tiến công địch, lãnh đạo nhân dân đấu tranh đánh bại các âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ-Việt Nam cộng hòa.
2. Quá trình xây dựng các căn cứ lõm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là một quá trình đấu tranh liên tục, gay go, quyết liệt. Do đặc thù là các căn cứ lõm được xây dựng ngay trong vùng địch kiểm soát, đế quốc Mỹ-Việt Nam cộng hòa thường xuyên đánh phá, khủng bố bằng nhiều thủ đoạn thâm độc như dồn dân lập ấp, lùng sục, càn quét, phục kích để bắt, giết cán bộ, tổ chức các tổ, toán gián điệp để xâm nhập vào quần chúng, tìm cách phá vỡ cơ sở hạ tầng của ta. Vì vậy, nguyên tắc hoạt động của các căn cứ lõm là đảm bảo bí mật tuyệt đối, dựa vào sự trung thành tuyệt đối của nhân dân, sự che chở,
đùm bọc của cơ sở cách mạng, kể cả những cơ sở nội tuyến được cài cắm trong hàng ngũ địch. Để thực hiện được nguyên tắc này, các cấp ủy đảng luôn chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng cho quần chúng nhân dân, làm cho mỗi người dân nhận thức được nhiệm vụ, vai trò, vị trí của mình đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Qua đó hướng dẫn nhân dân ủng hộ cách mạng bằng nhiều hình thức khác nhau như đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, hoạt động giao liên hợp pháp để thu thập tình hình, dẫn đường để bộ đội, du kích đánh địch, tham gia thu mua lương thực, thực phẩm, thuốc men cho cách mạng… Thực tiễn xây dựng và phát triển căn cứ lõm cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thực chất là quá trình xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc. Mỗi căn cứ lõm cách mạng là một nét độc đáo, sáng tạo của chiến tranh nhân dân, trở thành biểu tượng cho tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh cách mạng, sức mạnh của khối đại đoàn kết và niềm tin tuyệt đối của quân và dân Quảng Nam vào sự lãnh đạo của Đảng.
3. Trên cơ sở nắm vững quan điểm của Đảng về căn cứ địa cách mạng, Tỉnh ủy và các cấp ủy địa phương đã vận dụng linh hoạt các điều kiện xây dựng căn cứ lõm cách mạng vào điều kiện cụ thể của từng địa phương để xác định nội dung, quy mô, hình thức hoạt động phù hợp. Khác với các căn cứ địa cách mạng được xây dựng ở khu vực miền núi, các căn cứ lõm cách mạng ở Quảng Nam có quy mô nhỏ, chỉ một ấp, một hoặc một vài thôn, lớn hơn là một xã, được lựa chọn xây dựng ở những địa bàn chiến lược quan trọng như ở các cửa ngõ của thị xã, ở các vành đai của căn cứ quân sự Mỹ thuộc vùng địch tạm chiếm, vùng tranh chấp giữa ta và địch. Do đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn thường xuyên thay đổi các âm mưu, thủ đoạn chiến tranh nên các căn cứ lõm cách mạng ở Quảng Nam cũng thường xuyên thay đổi về quy mô tổ chức và hình thức hoạt động cho phù hợp. Từ những căn cứ lõm mang hình thái “lõm chính trị” ở vùng địch tạm chiếm, càng về sau xuất hiện ngày càng nhiều các căn cứ lõm dưới hình thái là các “lõm du kích” với hình thức đấu tranh vũ trang là chủ yếu ở vùng tranh chấp giữa ta và địch. Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật nhất chính là căn cứ lõm cách mạng ở Quảng Nam thực chất là
“căn cứ lòng dân”. Các căn cứ lõm được lựa chọn xây dựng ở những nơi có phong trào cách mạng phát triển, đặc biệt là quần chúng nhân dân có truyền thống cách mạng kiên cường, có trình độ giác ngộ cách mạng cao, nội bộ nhân dân được thuần khiết, một lòng hướng về Đảng, về cách mạng. Đây là yếu tố quyết định nhất đến việc xây dựng, bảo vệ và duy trì hoạt động của các căn cứ lõm cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
4. Các căn cứ lõm cách mạng có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần vào thắng lợi của phong trào cách mạng ở hai vùng chiến lược nông thôn, đồng bằng và vùng đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Các căn cứ lõm ở Quảng Nam là nơi đứng chân, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng
của các cấp ủy đảng, của các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, các lực lượng cách mạng. Đây là địa bàn nơi tập kết lực lượng, vũ khí, lương thực làm bàn đạp để các lực lượng vũ trang cách mạng tiến công, tiêu diệt địch ngay trong lòng địch, làm rối loạn hậu phương địch, buộc chúng phải lúng túng đối phó. Đặc biệt, các cơ sở nội tuyến trong hàng ngũ địch hoạt động ở các căn cứ lõm đã phát huy tác dụng làm nội ứng trong cách đánh “nở hoa trong lòng địch” hoặc phối hợp với lực lượng vũ trang bên ngoài tiến hành nhiều trận đánh lớn, gây thiệt hại nặng nề về sinh lực địch, phương tiện chiến tranh của chúng. Bên cạnh đó, do nằm ở những vị trí chiến lược, đông dân nhiều của nên các căn cứ lõm cách mạng ở Quảng Nam cũng đã phát huy vai trò là nơi động viên sự đóng góp sức người, sức của của các tầng lớp nhân dân cho sự nghiệp kháng chiến.
5. Quá trình lãnh đạo xây dựng, bảo vệ, duy trì hoạt động của các căn cứ lõm cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu. Đó là bài học về quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng trong xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò của căn cứ lõm; xây dựng khối đoàn kết toàn dân, thế trận “lòng dân” vững chắc là nhân tố quyết định đến sự hình thành và hoạt động của căn cứ lõm; nhất là bài học về xây dựng và phát huy vai trò của các tổ chức đảng và lực lượng vũ trang trong xây dựng và bảo vệ căn cứ lõm. Cho đến nay, những bài học kinh nghiệm này vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn sâu sắc đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh, nhất là trong xây dựng quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trong tình hình mới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Quang Ân (2003), Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới hành chính (1945-2002), Nhà xuất bản Thông Tấn, Hà Nội.
[2] Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[3] Ban Chỉ huy Quân sự huyện Núi Thành (2016), Lịch sử Lực lượng vũ trang huyện Núi Thành (1945-1975), Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam, Quảng Nam.
[4] Ban Đấu tranh chính trị huyện Nam Tam Kỳ (1967), Tổng kết đợt tấn công chính trị mùa thu 1967, tài liệu số 36, lưu tại Ban Tuyên giáo Huyện ủy Núi Thành. [5] Ban liên lạc Cựu chiến binh Tiểu đoàn 72 Quảng Nam (2016), Chiến công của Tiểu
đoàn 72 Quảng Nam anh hùng, Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam, Quảng Nam.
[6] Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam - Huyện ủy Thăng Bình (2014), Kỷ yếu hội thảo “Căn cứ lõm Bàu Bính”, Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam, Quảng Nam.
[7] Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam (2015), “Tổng kết phong trào du kích chiến tranh trên chiến trường Quảng Nam (1945-1975)”, Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam, Quảng Nam.
[8] Bộ Quốc phòng - Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự (1996), Từ điển Thuật ngữ quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[9] Bộ Quốc phòng - Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự (2007), Từ điển Thuật ngữ quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[10] Võ Chốn (Võ Đăng Thứ) - nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Nam Tam Kỳ, Hồi ký, tài liệu lưu tại Ban Tuyên giáo Thành ủy Tam Kỳ.
[11] Công an thành phố Tam Kỳ (2013), Lịch sử Công an thành phố Tam Kỳ (1945- 1983), Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam, Quảng Nam.
[12] Công đoàn Quảng Nam (1969), Báo cáo tổng kết tình hình đặc điểm công nhân lao động thị xã Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam, tài liệu ký hiệu K-III-201, lưu tại Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng.
[13] Công ty Lương thực Quảng Nam-Đà Nẵng (1993), Truyền thống ngành lương thực Quảng Nam-Đà Nẵng, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng.
[14] Lê Đức Dũng (2020), Kỷ yếu phong trào đấu tranh chính trị, binh vận, đội công tác huyện Bắc Tam Kỳ (1954-1975), Nhà xuất bản Đà Nẵng, Quảng Nam.
[15] Đảng bộ xã Bình Dương (1997), Lịch sử đấu tranh cách mạng xã Bình Dương (1930-1975), Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng.
[16] Đảng bộ xã Tam Giang (2007), Lịch sử đấu tranh cách mạng xã Tam Giang (1930- 1975), Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng.
[17] Đảng bộ xã Tam Ngọc (2015), Lịch sử đấu tranh cách mạng của đảng bộ và nhân dân xã Tam Ngọc (1930-1975), Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam, Quảng Nam.
[18] Đảng bộ phường Hòa Hương (2017), Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân phường Hòa Hương (1930-1975), Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam, Quảng Nam.
[19] Đảng bộ xã Tam Thanh, Tam Phú, Phường An Phú (2019), Lịch sử đấu tranh cách mạng xã Tam Thanh, Tam Phú, Phường An Phú (1930-1975), Nhà xuất bản Đà Nẵng, Quảng Nam.
[20] Đảng bộ phường Tân Thạnh-Đảng bộ phường Hòa Thuận (2020), Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân phường Tân Thạnh, phường Hòa Thuận (1930-1975), bản vi tính trình thẩm định, tài liệu lưu tại Ban Tuyên giáo Thành ủy Tam Kỳ.
[21] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15 (1954), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[22] Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 25 (1964), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[23] Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 26 (1965), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[24] Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 27 (1966), Nhà xuất vản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[25] Đảng ủy, UBND xã Tam Ngọc (1995): “Báo cáo tóm tắt thành tích và chiến đấu của quân và dân xã Tam Ngọc (1954-1975)”, lập ngày 10-5-1995, tài liệu ký hiệu L.58, lưu tại Ban Tuyên giáo Thành ủy Tam Kỳ.
[26] Huy Hoàng (2008), Hệ thống địa đạo Ao Lầy-Kỳ Thịnh trong cuộc kháng