Quá trình xây dựng căn cứ lõm trong thời kỳ chống chiến lược “Việt Nam

Một phần của tài liệu Căn cứ lõm cách mạng ở tỉnh quảng nam trong kháng chiến chống mỹ (1965 1975) 1 (Trang 52 - 58)

8. Bố cục luận văn

2.3.2. Quá trình xây dựng căn cứ lõm trong thời kỳ chống chiến lược “Việt Nam

hóa chiến tranh”, chống bình định, lấn chiếm (1969-1975)

Từ năm 1969, sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đế quốc Mỹ quyết định thực thi một phương thức mới - chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở Việt Nam với công thức “quân đội Sài Gòn + vũ khí trang bị và chỉ huy của Mỹ”.

Chúng triển khai hàng loạt biện pháp về quân sự, kinh tế, chính trị xảo quyệt và thâm độc mà chủ yếu là: Tập trung phát triển và hiện đại hoá quân đội Sài Gòn để chúng đủ sức đối phó với lực lượng vũ trang ta, xây dựng củng cố chính quyền, quân đội từ trung ương đến cơ sở quận, xã, ấp để đàn áp phong trào cách mạng; trong đó “bình định nông thôn” được xem là biện pháp chiến lược chủ yếu nhằm tiêu diệt cơ sở cách mạng đến tận gốc, giành dân, kiểm soát địa bàn, đánh bật lực lượng ta ra khỏi địa bàn nông thôn, làm cho ta mất chỗ dựa. Bao vây triệt phá hành lang cắt đứt mọi sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.

Trước âm mưu, thủ đoạn mới của đế quốc Mỹ - Việt Nam cộng hòa, bên cạnh việc tiếp tục duy trì các căn cứ lõm để phục vụ hoạt động lãnh đạo phong trào cách mạng ở vùng thị xã, thị trấn, tác chiến đánh địch trên vành đai diệt Mỹ Chu Lai, Tỉnh ủy Quảng Nam chủ trương đẩy mạnh xây dựng các căn cứ lõm ở vùng nông thôn đồng bằng, nhất là ở những địa bàn trọng điểm nhằm phục vụ yêu cầu phát triển ngày càng cao của phong trào du kích chiến tranh, thực hiện phương châm “hai chân, ba mũi giáp công”, giành những thắng lợi quyết định, tiến lên đánh bại quân thù.

Ở huyện Bắc Tam Kỳ, từ đầu năm 1969, quân Mỹ sử dụng 03 tiểu đoàn của Lữ đoàn 196, Sư đoàn Amêrican, Trung đoàn 6, Sư đoàn 2 ngụy và toàn bộ lính bảo an, nghĩa quân càn quét, đánh phá hết sức ác liệt lên vùng giáp ranh giải phóng. Bom đạn địch đã tàn sát nhiều người dân, phá hoại nhà cửa, mùa màng; có những đêm hàng chục đồng bào trong huyện bị chết vì bom pháo của chúng. Địch cho xe cày ủi hết những nền nhà, bụi tre còn lại của từng xóm làng, làm bật nhiều nắp công sự mật, bắt nhân dân vào các khu dồn. Về chính trị, chúng đưa những tên ác ôn là sĩ quan biệt phái về tăng cường từng xã, từng khu dồn để thanh lọc, đánh phá cơ sở cách mạng. Phát triển mạnh các đảng phái phản động trong các khu dồn dân, ấp chiến lược; ngoài ra chúng còn đẩy mạnh bắt lính, đôn quân, đôn thanh niên chiến đấu lên nghĩa quân, nghĩa quân lên bảo an, bảo an lên cộng hòa. Phong trào đấu tranh vũ trang, chính trị của huyện gặp nhiều khó khăn.

Căn cứ vào sự chỉ đạo của cấp trên, năm 1969, Huyện ủy Bắc Tam Kỳ đề ra nhiệm vụ trọng tâm là: “tập trung xây dựng thế trận, phát triển mạnh mẽ phong trào chiến tranh du kích. Tổ chức cho các đơn vị tinh nhuệ theo dõi đánh tiêu hao, tiêu diệt quân “Mỹ lết” 17 ở vùng vùng giải phóng. Tạo hệ thống hầm bí mật, căn cứ lõm để “Đảng bám dân, dân bám đất, bộ đội, du kích bám đánh địch” 18. Nhiệm vụ quan trọng nhất là

17

Quân Mỹ dùng chiến thuật phân đội nhỏ, lùng sục, phục kích dài ngày ở vùng giáp ranh giải phóng, chúng kiên trì nằm bờ ngủ bụi, nên ta gọi là “Mỹ lết”.

18

Chủ trương này do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Đà đề ra năm 1966, về sau Khu ủy Khu 5 phát triển thành 4 bám: “Đảng bám dân, dân bám đất, bộ đội, du kích bám đánh địch, trên bám dưới” và phổ biến rộng rãi cho toàn khu thực hiện.

giành và giữ dân, diệt ác, phá kìm, mở rộng vùng giải phóng, hạn chế thấp nhất việc mất dần quyền làm chủ ở nông thôn” [31, tr. 229]. Thực hiện chủ trương trên, từ đầu năm 1969, cấp ủy các xã vùng tranh chấp trên địa bàn huyện xác định nhiệm vụ xây dựng các căn cứ lõm để phục vụ nhiệm vụ trụ bám, lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống âm mưu dồn dân, lập ấp, càn quét, đánh chiếm vùng giải phóng của quân Mỹ - Việt Nam cộng hòa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy, các đội du kích, đội công tác các xã.

Ở cánh đông, xã Kỳ Anh, Kỳ Phú với địa thế hiểm trở, liên hoàn nối giữa vùng đông Tam Kỳ và đông Thăng Bình, được giải phóng từ năm 1964, đặc biệt xã Kỳ Anh đã đào được hệ thống địa đạo bí mật hàng chục kilômét nối liền giữa các thôn trong xã cùng với khu vực Bãi sậy Sông Đầm, xã Kỳ Phú được xây dựng trở thành căn cứ lõm ở vùng đông. Từ năm 1969, Kỳ Anh, Kỳ Phú trở thành căn cứ lõm có giá trị lớn về chiến thuật để các lực lượng của ta về trụ bám hoạt động sâu trong vùng địch kiểm soát.

Ở cánh tây của huyện, xã Kỳ Thịnh chọn thôn Ao Lầy (thôn 5), Trung Định, Gò Miên; xã Kỳ An chọn Rừng Chò, xã Kỳ Phước chọn thôn 5 để xây dựng thành các căn cứ lõm - “lõm du kích” để chống các chiến dịch càn quét, bình định nông thôn, bảo vệ vùng giải phóng. Hầu hết những địa bàn được chọn xây dựng các căn cứ lõm trên địa bàn huyện Bắc Tam Kỳ đều nằm sát các cứ điểm, đồn bốt địch nhưng có điều kiện thuận lợi về giao thông, liên lạc giữa các căn cứ lõm với vùng căn cứ địa, vùng giải phóng ở phía tây. Ở đây, các chi bộ, đội công tác, du kích thôn, xã có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo nhân dân thực hiện đấu tranh bằng “hai chân ba mũi giáp công”, thường xuyên được các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh, huyện hỗ trợ trong tác chiến đánh địch. Đặc biệt, từ năm 1965, các địa phương này đã tích cực xây dựng hệ thống các địa đạo, hầm bí mật, làm nơi trú ẩn an toàn cho cán bộ, lực lượng vũ trang về trú bám đánh địch. Trong đó, căn cứ lõm Ao Lầy-Kỳ Thịnh là căn cứ lõm tiểu biểu nhất, hoạt động liên tục trong suốt thời kỳ chống “Việt Nam hóa chiến tranh” cho đến ngày giải phóng.

* Căn cứ lõm Ao Lầy, xã Kỳ Thịnh, huyện Bắc Tam Kỳ

Ao Lầy là một cánh đồng trũng thuộc thôn 5 xã Kỳ Thịnh, huyện Bắc Tam Kỳ, cách Tỉnh đường Quảng Tín khoảng 05km về phía tây bắc, với khoảng 210 hộ trên 600 nhân khẩu. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Ao Lầy là khu vực được căn cứ hậu phương của nhiều cơ quan, ban ngành của tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Ao Lầy có vị trí bàn đạp quân sự đắc địa, án ngữ cửa ngõ phía tây bắc của thị xã Tam Kỳ, tiếp giáp với nhiều xã trên địa bàn huyện Bắc Tam Kỳ. Từ Ao Lầy có thể hình thành thế trận liên hoàn áp sát địch, một mũi

tấn công trực diện vào Tỉnh đường Quảng Tín, chọc thủng vòng đai phòng thủ của địch phía tây thị xã Tam Kỳ.

Cuối năm 1964, đầu năm 1965, Ao Lầy - Kỳ Thịnh được giải phóng. Chi bộ xã Kỳ Thịnh lãnh đạo nhân dân xây dựng chính quyền cách mạng, phát triển đội du kích, vận động nhân dân tích cực tham gia đấu tranh chính trị, binh vận, đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích. Đặc biệt, từ sau khi quân Mỹ đổ bộ vào miền Nam, Chi bộ xã đã vận động nhân dân Ao Lầy đào hệ thống giao thông hào dài hàng chục kilômét ăn thông ra bờ suối La Ngà và nhiều hầm bí mật dọc bờ suối rất tiện cho việc trú ẩn và lui quân về tuyến sau. Từ đây, Ao Lầy - Kỳ Thịnh trở thành làng, xã chiến đấu với phương châm “hai chân ba mũi giáp công” liên tục đánh bại các cuộc càn quét của địch.

Từ năm 1969, thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân Mỹ - Việt Nam cộng hòa tăng cường các cuộc càn quét, đánh phá nhằm biến vùng giải phóng của ta thành vành đai trắng để bảo vệ thị xã Tam Kỳ, Tỉnh đường Quảng Tín, Ao Lầy trở thành trọng điểm đánh phá của địch. Về phía địch, địch cố đánh chiếm cứ điểm Ao Lầy vì chiếm nơi đây có thể khống chế đối phương từ nhiều phía; làm bàn đạp để đánh chiếm các vùng khác của ta. Với quyết tâm đánh chiếm Ao Lầy bằng mọi giá, quân Mỹ - Việt Nam cộng hòa đã dùng mọi thủ đoạn thâm độc, nham hiểm cả về quân sự và kinh tế. Đối với quân sự, chúng điên cuồng bắn phá, tiến hành nhiều cuộc càn quét đánh chiếm bằng tiểu đoàn xe tăng, phi pháo, xe cày ủi…; xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc xung quanh Ao Lầy để khống chế các hoạt động bên trong căn cứ. Cùng với quân sự, chúng còn tập trung đánh phá về kinh tế, dùng chất độc hóa học phá hoại cây trồng, cho đốt sạch, phá sạch nhà cửa, cây cối của dân, đón đường cướp hết lương thực, thực phẩm của nhân dân nhằm triệt đường tiếp tế cho căn cứ này… Tuy phải đối đầu với nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc và nham hiểm của địch nhưng nhân dân Ao Lầy vẫn kiên cường trụ bám, quyết đánh địch đến cùng. Về phía ta, việc giữ được căn cứ Ao Lầy có ý nghĩa rất lớn, mang tính quyết định sống còn của thế trận chiến tranh nhân dân ở huyện Bắc Tam Kỳ. Đây là cầu nối căn cứ lõm vùng đông và các căn cứ phía tây của Tỉnh ủy và Khu ủy Khu 5, là nơi đứng chân của các lực lượng vũ trang để thọc sâu đánh hiểm vào cơ quan đầu não của địch ở Tỉnh đường Quảng Tín, là cửa khẩu mậu dịch quan trọng cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men cho cả huyện Bắc Tam Kỳ và vùng căn cứ của Tỉnh ủy ở huyện Tiên Phước. Với vị trí địa chiến lược đó, từ năm 1969, Tỉnh ủy chỉ đạo Huyện ủy Bắc Tam Kỳ tập trung nhiều lực lượng về đứng chân ở Ao Lầy để vừa chống địch càn quét, vừa hướng dẫn nhân dân trụ bám, giữ vững tuyến hành lang quan trọng này. Khi địch đánh bằng phi pháo, người dân kéo nhau chạy lên đồn địch để tránh thương vong, khi hết đánh lại kéo nhau về; kiên quyết bám đất giữ làng, tích cực lao động sản xuất để đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ và phục vụ lương thực cho cách mạng Từ đây, Ao Lầy trở

thành căn cứ lõm cách mạng ngay trong vùng tranh chấp giữa ta và địch, là nơi đứng chân hoạt động của các đơn vị lực lượng vũ trang của huyện, tỉnh, vừa đánh địch bảo vệ căn cứ lõm, vừa hỗ trợ nhân dân các xã đẩy mạnh đấu tranh chính trị, binh địch vận để bảo vệ vùng giải phóng huyện Bắc Tam Kỳ.

Ở huyện Thăng Bình, từ giữa năm 1970, địch tập trung lực lượng xúc tát nhân dân 07 xã cánh đông của huyện Thăng Bình vào 16 khu dồn bên ngoài ra, tăng cường xây dựng 22 đồn bốt từ Bình Đào đến Bình Nam, đồng thời dùng xe cày ủi cây cối, hoa màu của nhân dân. Vùng giải phóng cánh đông chỉ còn lại xã Bình Dương địch chưa bình định được nhưng chúng lùa xúc một số dân ở Bình Dương đi khắp nơi.

Trước tình hình đánh phá ác liệt của địch, nhất là đánh giá vị trí chiến lược của xã Bình Dương, Huyện ủy Thăng Bình quyết định xây dựng khu vực Bàu Bính, thuộc thôn 4 xã Bình Dương thành căn cứ lõm, làm nơi đứng chân của các cơ quan, đội công tác các xã vùng Đông, lực lượng vũ trang huyện, tỉnh để chỉ đạo phong trào chống bình định ở vùng Đông.

* Căn cứ lõm Bàu Bính

Căn cứ lõm Bàu Bính thuộcđịa bàn thôn 4 và một phần thôn 5, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình với diện tích hơn 2km2. Phía đông có vùng giải phóng xã Duy Hải, phía bắc có xã Duy Nghĩa, Xuyên Thọ (huyện Duy Xuyên), có 30 hộ dân trụ bám tạo ra một vùng rộng từ 5 - 7km2, qua sông có lõm Xuyên Tân (thôn 3 Duy Thành), là nơi có truyền thống cách mạng. Địa hình khu vực này chủ yếu là các gò, thổ cao từ 1m đến 1,5m, cây cối thưa thớt; xen lẫn là các bàu nước.

Khu vực căn cứ lõm Bàu Bính nằm trong trọng điểm đánh phá của địch, để bảo vệ phía Nam thị xã Hội An và Đà Nẵng. Nhưng đối với ta, nơi đây có những lợi thế là vùng giáp ranh giữa hai tỉnh, địch có sơ hở trong việc phòng thủ. Có chốt điểm của lính Nam Triều Tiên ở Cửa Đại (Hội An) làm nhiệm vụ bảo vệ Nam Hội An và Đà Nẵng, nhưng chúng hoạt động độc lập không quan hệ với lính ngụy. Căn cứ lõm Bàu Bính nằm giữa bốn bề đồn bốt, khu dồn, địch liên tục đánh phá ác liệt, kiềm kẹp gắt gao. Tuy nhiên, nắm vững bản chất của cuộc chiến là không có lực lượng sẽ không có phong trào đấu tranh, đặc biệt, nắm chắc quan điểm “lấy dân làm gốc”, tại căn cứ ta xây dựng kỷ luật đi lại, ăn ở rất chặt chẽ. Vào ban đêm, cán bộ, du kích phân công vào khu dồn liên lạc với nhân dân, củng cố và phát triển lực lượng; ta bám sát khu dồn qua chi bộ hợp pháp và cơ sở trung kiên lãnh đạo nhân dân trong khu dồn. Tại căn cứ, ta kết hợp thực hiện phương châm “ba bám” (Đảng bám dân, dân bám đất, du kích bám đánh địch) và phát huy tác dụng của phương châm “hai chân ba mũi giáp công” để trụ bám và đánh thắng các cuộc càn quét, đánh phá của địch, bảo vệ căn cứ.

Tại căn cứ lõm Bàu Bính, ta đã xây dựng được lực lượng cách mạng gồm đội công tác của các xã vùng Đông; cán bộ du kích xã Bình Dương; đại đội V15, bộ phận quân giới của lực lượng vũ trang huyện; một bộ phận của Huyện đội Thăng Bình; cán bộ các ban, ngành của huyện gồm có: An ninh, đấu tranh chính trị, binh vận. Lực lượng của tỉnh có: cán bộ tỉnh đội, chính trị, binh vận, dân vận và nhân dân các xã Bình Dương, Bình Giang, Bình Đào, Bình Triều. Với phương châm “mỗi người dân là một chiến sỹ”, tất cả nhân dân trong căn cứ luôn khắc phục khó khăn, gian khổ, chấp hành kỷ luật ăn ở đi lại, xây dựng công sự, thực hiện nhiệm vụ của một chiến sĩ, luôn nắm vững sự lãnh đạo của chi bộ đảng, tự giác, tích cực xây dựng căn cứ, kiên trì trụ bám, phối hợp với lực lượng vũ trang đánh địch.

Để xây dựng căn cứ lõm Bàu Bính thành một pháo đài kiên cố bảo vệ cánh Đông, căn cứ vào thế bố phòng của địch để bố trí lực lượng, lợi dụng địa thế địa vật để triển khai lực lượng nhằm phát huy cao độ thế trận chiến tranh nhân dân và sức mạnh chiến đấu của các lực lượng trong căn cứ. Ngoài ra, Huyện đội còn điều một bộ phận công binh, cơ giới cùng với du kích xã Bình Dương trực tiếp sản xuất, đào hầm công sự, bố trí chông mìn, cải tiến mìn lựu đạn, sản xuất đến đâu cài đặt đến đó, nhằm mở rộng vành đai an toàn của căn cứ lõm, hình thành thế trận phòng ngự vững chắc. Để đảm bảo lương thực cho lực lượng hoạt động tại căn cứ, Đảng ủy đã kiên trì vận động nhân dân, các cơ sở hợp pháp trong các khu dồn móc nối với bà con Bình Dương ở các nơi Hà Lam, Hương An, Đà Nẵng, Tam Kỳ… gửi tiền về, móc nối thu mua lương thực từ trong vùng địch, rồi qua đường dây từ Xuyên Tân, Phú Phong chuyển về căn cứ an toàn. Bên cạnh công tác xây dựng, bố trí lực lượng, để giữ vững căn cứ, ta chú trọng xây dựng, bồi dưỡng nền tảng tư tưởng chính trị cho quần chúng, qua đó giúp nhân dân tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm trụ bám, đánh địch.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ mà trực tiếp là Đảng ủy cánh Đông, từ đầu năm 1971 đến cuối năm 1972, căn cứ lõm Bàu Bính phát huy mạnh mẽ vai trò và tác

Một phần của tài liệu Căn cứ lõm cách mạng ở tỉnh quảng nam trong kháng chiến chống mỹ (1965 1975) 1 (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)