8. Bố cục luận văn
1.2.3. Một số kinh nghiệm xây dựng căn cứ lõm cách mạng của tỉnh Quảng Nam
trong những năm 1945-1965
Trong thời kỳ hoạt động bí mật trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tỉnh ủy Quảng Nam chú trọng xây dựng các cơ sở cách mạng ở khu vực đồng bằng để phục vụ cho việc lãnh đạo kháng chiến. Hầu hết các nơi cơ quan Tỉnh ủy đứng chân đều là nhà của các cơ sở cách mạng, hoặc một xóm với hầu hết là những gia đình cơ sở cách mạng hoặc có người thân trực tiếp tham gia các tổ chức cách mạng.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng rất chú trọng xây dựng cơ sở cách mạng trong vùng địch chiếm, các đô thị, thị xã như Đà Nẵng, Hội An. Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), quân và dân Quảng Nam-Đà Nẵng thực hiện tốt nhiệm vụ chặn bước tiến, tiêu hao sinh lực và giam chân địch trong thành phố, tạo điều kiện để cán bộ và nhân dân rút ra ngoài, bảo tồn lực lượng chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài. Từ tháng 3-1947, sau khi đón viện binh từ chính quốc sang, quân Pháp phối hợp cả hải, lục, không quân đồng loạt mở đợt tiến công đánh chiếm vùng đồng bằng phía Bắc sông Thu Bồn. Từ tháng 6-1947, quân Pháp mở đợt tấn công qua sông Thu Bồn, mở rộng vùng chiếm đóng sang các huyện Duy Xuyên, Đại Lộc, Hội An, Điện Bàn.Từ đây, hình thái chiến trường tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được chia thành hai vùng:
vùng tạm bị chiếm gồm các địa phương: Đà Nẵng, Hội An, Hoà Vang, Điện Bàn và phần lớn Duy Xuyên, Đại Lộc, một phần huyện Quế Sơn; vùng tự do là các địa phương còn lại. Ở vùng tạm bị chiếm, quân Pháp tập trung xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc; ra sức bình định, đánh phá phong trào cách mạng, thiết lập bộ máy tề nguỵ, thực hiện chính sách
“dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Thủ đoạn của chúng là càn quét và khủng bố.
Để đối phó với âm mưu, thủ đoạn trên, Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng chủ trương phát động phong trào nhân dân du kích chiến tranh chống địch càn quét, chống dồn dân, lập tề, từng bước đánh bại âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp. Để phục vụ cho cuộc kháng chiến lâu dài, Tỉnh ủy đề ra chủ trương “lập ban căn cứ địa ở cấp tỉnh do đồng chí cấp ủy phụ trách, gồm đại diện của Ủy ban Kháng chiến hành chính, dân quân, bộ đội để định kế hoạch đôn đốc xúc tiến việc kiến thiết căn cứ địa”[38, tr. 48]. Đối với vùng tạm bị chiếm, phải “gây dựng căn cứ ở hậu phương địch xung quanh các vị trí của địch, nắm chắc quần chúng, xây dựng cơ sở vững chắc trong quần chúng”[38, tr. 49].
Thực hiện chủ trương đó, các huyện, thị, thành ủy chủ trương đưa các cơ sở cách mạng trong đồng bào tản cư trở về quê cũ để vừa bổ sung lực lượng cách mạng, vừa
xây dựng các căn cứ lõm hoạt động ngay trong lòng địch nhằm phục vụ cho hoạt động vũ trang đánh địch. Các căn cứ lõm tiêu biểu như khu vực Non Nước (huyện Hòa Vang, nay thuộc quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), Trung Lương, Lỗ Giáng (xã Hòa Đa, huyện Hòa Vang, nay thuộc quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), Tân Hạnh (Hòa Phước), Thạch Bồ, Yến Nê, Cẩm Nê (xã Hòa Thanh, nay là xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang) [29, tr. 146], Đa Phước, Nước Mặn (xã Hòa Hải), Khu Đông (Đà Nẵng), Vĩnh Điện (huyện Điện Bàn)… Những căn cứ lõm này được xây dựng ngay sát nách các đồn bốt địch, nằm ở những vị trí giao thông thuận lợi. Các chi bộ đảng, chính quyền nhân dân, các đoàn thể quần chúng ở đây được thành lập và phát triển; quần chúng nhân dân luôn tin tưởng, một lòng theo Đảng, tích cực tham gia đào hệ thống giao thông hào, địa đạo bí mật, nhiều gia đình xây dựng các hầm bí mật ngay trong nhà để nuôi giấu, che chở cán bộ, bộ đội. Các căn cứ lõm vừa là những nơi đứng chân của các lực lượng cách mạng huyện Hòa Vang, Thành ủy Đà Nẵng, vừa là nơi trú quân của lực lượng vũ trang Đà Nẵng, các đơn vị chủ lực Liên khu 5 trước khi tiến công vào các đồn bốt địch, đột nhập tấn công vào các vị trí đóng quân của thực dân Pháp ngay trong lòng thị xã Đà Nẵng. Ở các căn cứ lõm, các phong trào đấu tranh chính trị, binh ngụy vận phát triển mạnh nên bọn địch không lập được tề, lực lượng du kích phối hợp với dân quân không chỉ chủ động tiêu diệt địch ngay trong làng khi chúng càn quét mà còn tạo thành bàn đạp vững chắc để lực lượng ta tiến công vào thị xã Đà Nẵng khi có thời cơ. Một bộ phận bộ đội địa phương kết hợp với du kích làm nòng cốt chống địch bảo vệ căn cứ. Ngoài ra, ta còn tận dụng các chợ ở các căn cứ lõm để thu mua lương thực, tạo thành cửa khẩu để thu hút hàng hóa từ trong vùng địch tạm chiếm để cung cấp cho các căn cứ địa ở cánh Tây và phục vụ cho bộ đội đang đứng chân hoạt động trên địa bàn tỉnh. Những kinh nghiệm trong công tác xây dựng, phát triển các căn cứ lõm trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chủ yếu ở vùng tạm bị chiếm đã được các cấp ủy phát huy mạnh mẽ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt từ năm 1959-1965, một trong những vấn đề quan trọng được Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng và các cấp ủy địa phương tập trung lãnh đạo là ra sức xây dựng miền núi phát triển vững chắc về mọi mặt làm căn cứ địa cho phong trào cách mạng trong tỉnh; vừa móc nối xây dựng cơ sở cách mạng ở đồng bằng, rút thanh niên xây dựng lực lượng vũ trang, từng bước hình thành các bàn đạp, các căn cứ lõm ngay trong lòng địch ở vùng nông thôn đồng bằng, vùng đô thị để phục vụ cho nhiệm vụ đánh bại các âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Chủ trương xây dựng căn cứ địa cách mạng trong thời kỳ này chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn từ năm 1959-1963, ta tập trung xây dựng các căn cứ địa ở các huyện miền núi mạnh cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa để làm chỗ dựa cho phong trào
cách mạng ở vùng đồng bằng, đô thị. Ở vùng đồng bằng, ta chủ yếu tập trung khôi phục lại các cơ sở cũ. Giai đoạn từ năm 1963-1965, nhất là sau thắng lợi của phong trào đồng khởi giải phóng nông thôn đồng bằng (1964-1965), ta chủ trương phát triển mạnh phong trào du kích chiến tranh, tổ chức biến các ấp chiến lược của địch thành làng chiến đấu, xây dựng hệ thống các địa đạo, hầm bí mật để tiến tới hình thành hệ thống các căn cứ lõm ở đồng bằng, ở vùng địch kiểm soát trong các thị xã, thị trấn.
Thực hiện chủ trương này, xã Bình Giang (Thăng Bình) là địa phương đi đầu trong phong trào đào địa đạo của tỉnh Quảng Nam. Cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể cách mạng của xã đã huy động được đông đảo nhân dân tham gia đào được hơn 7km địa đạo và đưa vào phục vụ chiến đấu hiệu quả. Xã Kỳ Anh (huyện Bắc Tam Kỳ, nay là xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ) đã có nhiều nỗ lực trong việc đào hệ thống địa đạo liên hoàn giữa các thôn để chống địch càn quét, làm nơi trú chân cho lực lượng cách mạng, du kích. Các thôn, xã khác ở vùng đồng bằng đều đào được các địa đạo dài từ 1-2km. Đến tháng 3-1965, tính chung trong toàn tỉnh đã đào được hơn 72km địa đạo, 383km giao thông hào, 14.661 hầm bí mật [41, tr. 8]. Hệ thống các địa đạo, giao thông hào, hầm bí mật này là những cơ sở đầu tiên để biến các thôn, xã chiến đấu thành các căn cứ lõm, vừa phục vụ làm nơi đứng chân, trú ẩn cho lực lượng cách mạng khi địch càn quét, vừa làm bàn đạp để bộ đội, du kích tiến đánh địch khi có thời cơ.
Đối với địa bàn thị xã, thị trấn, quận lỵ, sau khi ta giải phóng đại bộ phận nông thôn, đồng bằng, địch dồn bọn địa phương quân và tề, điệp lưu vong ở các nơi về thị xã, các quận lỵ để củng cố lại thế kèm kẹp, hình thành hệ thống phòng thủ bảo vệ các cơ quan đầu não của chúng. Tuy nhiên, do tác động của thắng lợi chung, nhất là hoạt động vũ trang tuyên truyền của ta vào vùng địch kiểm soát, phong trào cách mạng ở địa bàn này có bước phát triển mới.
Ở thị xã Tam Kỳ, ta đã xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng và quần chúng tốt, các bàn đạp được tập trung củng cố, nắm được một số quần chúng lao động và các tầng lớp học sinh, đồng bào Phật giáo, tầng lớp trung gian, tiểu thương, các phong trào đấu tranh của Phật giáo, học sinh chống chế độ độc tài, phát xít Ngô Đình Diệm, chống Mỹ, đòi quyền tự do dân chủ phát triển mạnh. Ở các thị trấn, quận lỵ và vùng nông thôn địch còn kiểm soát, cán bộ phụ trách, các đội công tác luôn bám địa bàn hoạt động xây dựng cơ sở, phối hợp với các đội du kích mật tổ chức diệt ác ôn, phá lỏng thế kèm kẹp, từ đó củng cố thêm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với thắng lợi của cách mạng. Bên cạnh xây dựng cơ sở cách mạng, công tác xây dựng cơ sở nội tuyến, cơ sở tình hình trong hàng ngũ địch ở các thị xã, thị trấn, quận lỵ cũng được quan tâm. Tiêu biểu như ở thị xã Tam Kỳ, ta đã xây dựng được cơ sở nội tuyến trong trung đội nghĩa quân bảo vệ xã Châu Thành, đơn vị bảo vệ cầu Tam Kỳ; cài cắm cơ sở cách mạng vào nắm các chức vụ cao
trong chính quyền cơ sở của địch ở các xã Kỳ Hương, Kỳ Phú4, Châu Thành. Ở quận Lý Tín, ta đã xây dựng được cơ sở ở xung quanh quận lỵ, phát triển thành các đội tự vệ mật, du kích mật và chi bộ hợp pháp [41, tr. 15]. Chính những cơ sở cách mạng ngay trong hàng ngũ địch đã cung cấp tình hình, bảo vệ cơ sở cách mạng, bảo vệ địa bàn hoạt động của ta ngay trong lòng địch.
Những kinh nghiệm trong xây dựng hệ thống địa đạo, hầm bí mật, móc nối, xây dựng các cơ sở cách mạng trong vùng địch tạm chiếm, cơ sở nội tuyến trong hàng ngũ chính quyền, quân đội địch trong giai đoạn trước năm 1965 là cơ sở quan trọng để cấp ủy các cấp chủ trương xây dựng các căn cứ lõm hoạt động ngay trong lòng các thị xã, thị trấn, quận lỵ trong các giai đoạn cách mạng tiếp theo.
4
Tiểu kết Chương 1
Tỉnh Quảng Nam có vị trí địa chính trị quan trọng, kết hợp với các yếu tố về địa hình, điều kiện kinh tế-xã hội và truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng đã hình thành ba vùng chiến lược (miền núi, nông thôn-đồng bằng, đô thị) khá rõ rệt. Trên cơ sở phát huy những điều kiện “thiên thời”, “địa lợi”, “nhân hòa”, Tỉnh ủy Quảng Nam và các cấp ủy địa phương đã sớm xác định vị trí, tầm quan trọng của các căn cứ địa cách mạng, các căn cứ lõm, các cơ sở cách mạng và tập trung lãnh đạo quân và dân Quảng Nam xây dựng các căn cứ lõm, cơ sở cách mạng làm nơi đứng chân, hoạt động của các lực lượng kháng chiến.
Từ trước năm 1945, hệ thống các cơ sở cách mạng được xây dựng ở hầu khắp các vùng nông thôn, đồng bằng, ngay trong lòng các thị xã, thị trấn - nơi đóng các cơ quan đầu não của chính quyền Nam triều và thực dân Pháp như Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên. Nhờ những cơ sở này mà ta có thể duy trì được tổ chức đảng, lực lượng cách mạng trước các đợt đàn áp, khủng bố khốc liệt của kẻ thù. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, các huyện, thị xã tỉnh Quảng Nam thuộc vùng tự do, cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng được xây dựng đều khắp, hoạt động công khai từ tỉnh đến cơ sở. Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, quyền tự do, dân chủ của nhân dân được thực hiện. Uy tín của Đảng, chính quyền cách mạng ảnh hưởng sâu sắc đến mọi tầng lớp nhân dân. Đồng bào từ già trẻ, trai gái, Kinh, Thượng đều một lòng tin Đảng, tha thiết với cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống bọn thực dân xâm lược, bọn tay sai bán nước, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Đây là điều kiện thuận lợi để ta xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, vận động quần chúng nhân dân tham gia che chở, bảo vệ cán bộ cách mạng sau này. Ở vùng địch tạm chiếm, các cấp ủy đảng đã lãnh đạo xây dựng nhiều căn cứ lõm xung quanh các đồn bốt địch, sát nách thị xã Đà Nẵng để tạo điều kiện cho lực lượng cách mạng hoạt động, làm bàn đạp tiến công vào các vị trí đóng quân của thực dân Pháp ngay trong lòng thị xã Đà Nẵng.
Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1965), Tỉnh ủy Quảng Nam và các cấp ủy đảng đã quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Đảng, nhanh chóng chuyển hướng chỉ đạo cách mạng, ra sức bảo tồn lực lượng cách mạng trước các đợt “tố cộng”, “diệt cộng” của chính quyền Ngô Đình Diệm. Từ năm 1960, sau khi Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết Trung ương 15, phong trào cách mạng ở Quảng Nam từng bước phục hồi, chuyển từ đấu tranh chính trị đơn thuần sang đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang. Để phục vụ phương châm đấu tranh đó, các cấp ủy đảng tập trung xây dựng tổ chức đảng, móc nối, xây dựng lại cơ sở cách mạng trong vùng địch tạm chiếm; lãnh đạo nhân dân đào hầm bí mật, địa đạo; phát triển lực lượng du kích, tự vệ mật để đối phó, từng bước tiến lên đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.
Các điều kiện “thiên thời”, “địa lợi”, “nhân hòa” cùng với những kinh nghiệm trong xây dựng căn cứ lõm ở vùng địch tạm chiếm (phía Bắc sông Thu Bồn) trong kháng chiến chống thực dân Pháp, những thắng lợi bước đầu trong giai đoạn 1954-1965 là cơ sở quan trọng để Tỉnh ủy và các cấp ủy chủ trương xây dựng các căn cứ lõm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975).
CHƢƠNG 2
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC CĂN CỨ LÕM CÁCH MẠNG Ở QUẢNG NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƢỚC (1965-1975) 2.1. Âm mƣu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa
Từ cuối năm 1964, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” mà đế quốc Mỹ triển khai ở miền Nam Việt Nam đứng trước bờ vực phá sản. Sau chiến thắng Bình Giã (12- 1964) báo hiệu chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” có nguy cơ thất bại, đến trận Đồng Xoài, Ba Gia mùa hè năm 1965 đã đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đây là “bằng chứng Mỹ đang chơi một ván cờ thua ở Việt Nam”[44, tr. 17]. Tuy nhiên vì những “cam kết” với đồng minh (tức chính quyền Sài Gòn), vì sự tồn vong của chiến lược toàn cầu, đế quốc Mỹ quyết không bỏ cuộc, từ tháng 5-1965, Mỹ quyết định chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân vào miền Nam với hy vọng từng bước phản công giành lại thế chủ động trên chiến trường. Ngày 01-5-1965, tướng Westmoreland trình lên Nhà Trắng kế hoạch chiến lược ba giai đoạn gọi là Chương trình hợp tác gồm ba nội dung tảo thanh, bảo đảm an ninh, tìm và diệt, chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: đưa quân Mỹ và quân đồng minh cần có vào để “ngăn chặn xu hướng đang thua” từ tháng 7 đến cuối năm 1965.
- Giai đoạn 2: trong nửa đầu năm 1966, tiến hành tấn công bằng quân Mỹ và quân