Quá trình xây dựng các căn cứ lõm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (1965-1975)

Một phần của tài liệu Căn cứ lõm cách mạng ở tỉnh quảng nam trong kháng chiến chống mỹ (1965 1975) 1 (Trang 41 - 52)

8. Bố cục luận văn

2.3. Quá trình xây dựng các căn cứ lõm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (1965-1975)

2.3.1. Quá trình xây dựng căn cứ lõm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời kỳ đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968)

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Nam về xây dựng các bàn đạp, tiến tới hình thành các căn cứ lõm vững vàng sát khu vực thị xã, thị trấn nhằm phục vụ phương châm đấu tranh “hai chân, ba mũi giáp công” ngay trong vùng địch kiểm soát, các cấp ủy đảng các huyện, thị xã vùng đồng bằng tập trung thực hiện nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này, nhất là trong điều kiện phải đương đầu với một đối tượng tác chiến là quân viễn chinh Mỹ và quân đồng minh của Mỹ.

Trên địa bàn thị xã Tam Kỳ, cán bộ, chiến sĩ của thị xã Tam Kỳ hoạt động trong điều kiện không có vùng giải phóng trực thuộc, chỉ có dân trụ bám ngay trong lòng địch, các lực lượng của thị xã phải đứng chân ở các xã Kỳ Yên, Kỳ Trà của huyện Nam Tam Kỳ; các xã Kỳ Quế, Kỳ Nghĩa, Kỳ Thịnh, Kỳ Phước của huyện Bắc Tam Kỳ cách xa các mục tiêu trong thị xã hàng chục kilômét. Để đến được với dân, với cơ sở, tổ chức các trận đánh, cán bộ, chiến sĩ của thị xã Tam Kỳ phải luồn lách qua hàng chục đồn bốt địch, đối mặt với các điểm phục kích, tuần tra, bố phòng với nhiều hiểm nguy rình rập. Nhiều đêm các đội công tác phải vượt hơn 30km từ căn cứ mới về đến được địa bàn thị xã.

Trong khi đó, địa bàn đứng chân của ta ở Nam Tam Kỳ và Bắc Tam Kỳ cũng là địa bàn tiếp giáp với vùng địch tạm chiếm, chúng đổ quân đóng nhiều chốt điểm nhằm kiểm soát hoạt động đi lại của ta và đây cũng là khu vực thường xuyên bị địch bàn quét, đánh phá suốt ngày đêm với cường độ đánh phá ngày càng ác liêt nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng. Do đó, lực lượng vũ trang thị xã phải thường xuyên phối hợp với lực lượng vũ trang các huyện bạn chiến đấu bảo vệ vùng căn cứ, bảo vệ địa bàn, vừa đảm bảo hậu cần thiết yếu. Trong điều kiện hoạt động không có vùng giải phóng trực thuộc, không có hậu cần tại chỗ, vừa chiến đấu bảo vệ căn cứ đứng chân vừa tổ chức chiến đấu phục vụ nhiệm vụ chính của mình ở tuyến đầu vùng địch kiểm soát là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nguy hiểm, chịu nhiều hy sinh, tổn thất. Hơn nữa, do phải đứng chân hoạt động nơi xa chiến trường chính (thị xã), lại bị địch kiểm soát gắt gao việc đi lại, khó tiếp xúc với

cơ sở cách mạng ở vùng địch kiểm soát nên hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo thường không kịp thời, thiếu liên tục, gây khó khăn cho nhiệm vụ lãnh đạo phong trào cách mạng trên địa bàn thị xã. Những khó khăn đó đòi hỏi Thị ủy Tam Kỳ phải nhanh chóng xây dựng địa bàn đứng chân ở khu vực giáp ranh thị xã, tiến lên hình thành các căn cứ lõm làm nơi đứng chân hoạt động ngay trong lòng thị xã để phục vụ nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng trong điều kiện mới.

Thực hiện chủ trương trên, từ cuối năm 1964, đầu năm 1965, Ban Cán sự thị xã, Thị ủy Tam Kỳ (từ năm 1965) chỉ đạo các xã, phường trên địa bàn thị xã tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở, phát triển đảng viên tiến tới thành lập các chi bộ; móc nối rút thanh niên từ vùng địch kiểm soát, trong các ấp chiến lược ra căn cứ để bồi dưỡng, huấn luyện tiến tới thành lập các đội du kích, du kích mật; đặc biệt tiến hành rà soát địa bàn, thuần khiết nội bộ để chuẩn bị cho nhiệm vụ xây dựng các bàn đạp, căn cứ lõm. Đến đầu năm 1965, Thị ủy quyết định xây dựng các xã Kỳ Hương (nay là các phường Tân Thạnh, Hòa Thuận), phường 1 (nay là phường Hòa Hương), phường 3 (nay là xã Tam Ngọc)6

thành các bàn đạp, trong đó chọn ấp Phương Hòa (xã Kỳ Hương), ấp Hương Sơn, Hương Trà (phường 1); các ấp Phú Ninh, Bình Hòa, Thọ Tân, Ngọc Thọ, Đồng Nghệ (phường 3) để xây dựng thành các căn cứ lõm, nơi đúng chân hoạt động của cán bộ tỉnh, cán bộ thị xã và các đội công tác.

Các địa bàn được lựa chọn xây dựng căn cứ lõm trên địa bàn thị xã Tam Kỳ đều có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ xâm nhập vào nội ô thị xã Tam Kỳ, lại gần với vùng giải phóng các huyện Bắc Tam Kỳ, Nam Tam Kỳ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thông tin liên lạc về căn cứ lõm và ngược lại. Đặc biệt, nhân dân các vùng căn cứ lõm đều có truyền thống yêu nước và cách mạng, được thử thách qua các giai đoạn cách mạng, nhất là kinh nghiệm hoạt động bí mật, đấu tranh “hai chân, ba mũi giáp công” trong giai đoạn 1954-1964. Từ sau phong trào đồng khởi nông thôn, đồng bằng, các địa phương này đều đã xây dựng được chi bộ, các đội công tác, du kích mật, các đoàn thể cách mạng. Đây là những tiền đề quan trọng để Thị ủy Tam Kỳ xây dựng các địa bàn này thành các căn cứ lõm, phục vụ lâu dài cho nhiệm vụ cách mạng trong thị xã. Từ năm 1965-1975, các căn cứ lõm này liên tục bị địch đánh phá khốc liệt với nhiều thủ đoạn thâm độc nhưng các căn cứ lõm vẫn tồn tại vững vàng, là địa bàn đứng chân an toàn cho các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Thị ủy; lực lượng vũ trang tỉnh, lực lượng vũ trang thị xã, các đội công tác để lãnh đạo phong trào cách mạng ở thị xã. Ngày 24-3-1975, thị xã Tam Kỳ được hoàn toàn giải phóng, các căn cứ lõm cách mạng trên địa bàn thị xã đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

6 Xã Kỳ Hương nay thuộc địa bàn phường Tân Thạnh và Hòa Thuận; Phường 3 nay thuộc phường Trường Xuân và xã Tam Ngọc; Phường 1 nay thuộc phường Hòa Hương, thành phố Tam Kỳ.

Khái quát quá trình xây dựng các căn cứ lõm trên địa bàn thị xã Tam Kỳ trong giai đoạn 1965-1968 nổi lên một số căn cứ lõm tiêu biểu như sau:

* Căn cứ lõm Phương Hòa, thị xã Tam Kỳ

Từ năm 1965, Thị ủy Tam Kỳ quyết định lựa chọn ấp Phương Hòa (xã Kỳ Hương) để xây dựng thành căn cứ lõm của thị xã. Ấp Phương Hòa thuộc xã Kỳ Hương được chính quyền Sài Gòn thành lập từ tháng 6-1958, nằm về phía Tây Bắc của thị xã Tam Kỳ. Trước năm 1965, phong trào cách mạng ở Kỳ Hương phát triển khá mạnh, ta đã xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng hoạt động hiệu quả, nhất là các cơ sở trong hàng ngũ chính quyền, quân đội địch. Hơn nữa, qua các đợt đánh phá của địch, các cơ sở cách mạng ở Phương Hòa vẫn giữ được bí mật tuyệt đối. Đây là những tiền đề quan trọng để ta xây dựng ấp Phương Hòa trở thành căn cứ lõm của thị xã.

Để chuẩn bị cho nhiệm vụ biến ấp chiến lược thành căn cứ lõm, ngày 25-11-1965, tại khu vực rừng Đình (ấp Phương Hòa, xã Kỳ Hương), đồng chí Trần Chí Thành7, Bí thư Chi bộ kiêm Đội trưởng Đội Công tác nội ô Tam Kỳ đã tổ chức kết nạp Đảng cho các đồng chí Trần Hương (bí danh Thà), Nguyễn Quyết (bí danh Hy), Trần Nhiên (bí danh Sinh) và thành lập chi bộ xã Kỳ Hương (còn gọi là Chi bộ khu B, Chi bộ khu Tỉnh đường Quảng Tín) gồm 04 đồng chí, do đồng chí Trần Chí Thành làm Bí thư Chi bộ8. Tiếp đó, tháng 12-1965, ta tiếp tục kết nạp các đồng chí Nguyễn Danh (bí danh Quyết), Bùi Xuân Khá (bí danh Tâm), Huỳnh Hoài (bí danh Thắng), Nguyễn Anh (bí danh Mỹ)9. Tháng 02- 1966, chi bộ kết nạp đồng chí Nguyễn Bá Tuân, Nguyễn Lầu (ấp Đoan Trai) vào Đảng và sinh hoạt với Chi bộ xã Kỳ Hương, nâng số đảng viên của chi bộ lên 09 đồng chí, do đồng chí Trần Nhiên làm Bí thư Chi bộ [20, tr. 78]. Đây là một trong số ít chi bộ ở miền Nam mà toàn bộ đảng viên đều là cơ sở của ta cài cắm trong hàng ngũ địch, hoạt động ngay trong lòng địch.

Thời gian này, cơ sở cách mạng ở Kỳ Hương phát triển mạnh. Nơi đây có chi bộ Đảng lãnh đạo xây dựng cơ sở cách mạng ở đều khắp, có nhiều hầm bí mật dưới hình thức tường nhà hai ngăn, hầm trú ẩn, hầm bí mật bên trong. Bộ máy chính quyền địch ở địa phương đều do ta nắm, cả ấp trưởng Trần Văn Hương, ấp phó phụ trách an ninh Nguyễn Văn Quyến đều là đảng viên cộng sản. Tiểu đội thanh niên chiến đấu của địch đều là cơ sở cách mạng được ta cài cắm vào và từng bước xây dựng thành đội du kích

7

Đồng chí Trần Chí Thành, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy Tam Kỳ.

8 Đầu tháng 4-1963, thực hiện quyết định của Tỉnh ủy Quảng Nam, huyện Tam Kỳ chia thành 03 đơn vị hành chính gồm: huyện Nam Tam Kỳ tương ứng địa bàn huyện Núi Thành ngày nay; huyện Bắc Tam Kỳ tương ứng địa bàn huyện Phú Ninh và các xã Tam Thanh, Tam Thăng, Tam Phú, An Phú (thành phố Tam Kỳ ngày nay); thị xã Tam Kỳ tương ứng với các phường nội ô và xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ ngày nay. Tiếp đó, Thị ủy Tam Kỳ quyết định chia thị xã thành 02 khu và 04 phường, xã Kỳ Hương thuộc khu 2, còn gọi là Khu Tỉnh đường Quảng Tín.

mật (du kích B). Nội bộ quần chúng được thanh khiết với nhiều cơ sở cốt cán đã được kinh qua thử thách, đã thể hiện được lòng trung thành với cách mạng, kiên cường trong đấu tranh chống địch. Có hệ thống liên lạc từ chi bộ ra vùng giải phóng Bắc Tam Kỳ tương đối thuận lợi, đảm bảo cho các hoạt động trao đổi tin tức, đưa đón các đồng chí lãnh đạo của thị xã, của tỉnh và lực lượng vũ trang về hoạt động trong căn cứ lõm dài ngày. Hơn nữa, do đặc thù nơi đây có làng nghề làm bún truyền thống với hơn 60 gia đình thường xuyên sản xuất, hàng ngày gánh bún đi lại, buôn bán khắp nơi trong thị xã, vừa làm giao liên, vừa nắm tình hình địch, vừa là lực lượng đấu tranh chính trị khi cần. Tiêu biểu như bà Nguyễn Thị Chánh làm giao liên từ Phương Hòa lên vùng giải phóng; bà Nguyễn Thị Thi làm giao liên từ vùng giải phóng xuống vùng địch nhiều năm liền không bị phát hiện.

Cuối năm 1969, do tên Lê Văn Võ, Thị đội phó Tam Kỳ chiêu hồi, phản bội cách mạng dẫn bọn thám báo về đánh phá phong trào cách mạng ở Tam Kỳ, gây cho ta nhiều tổn thất nặng nề. Nhiều đồng chí cán bộ Thị ủy, cán bộ đội công tác bị địch phục kích hy sinh; các cơ sở bị vỡ lỡ, nhất là du kích B, cơ sở tình hình, cơ sở liên lạc, kể cả các cơ sở nuôi giấu ở căn cứ lõm Phương Hòa cũng bị bắt; nhiều cán bộ đội công tác Kỳ Hương bị bắt, cầm tù như các đồng chí Lê Thái Thịnh, Nguyễn Văn Quyến, Nguyễn Bá Tuân, Trần Nhiên, Trần Văn Hương. Bàn đạp - căn cứ lõm Phương Hòa, nơi đứng chân của Thị ủy, của lực lượng vũ trang thị xã bị địch đánh phá, cán bộ bất hợp pháp bị đói cơm lạt muối. Đây là thời kỳ mà căn cứ lõm Phương Hòa bị địch đánh phá và tổn thất nặng nề nhất, là thời kỳ thử thách khốc liệt nhất đối với ý chí chiến đấu, tinh thần dũng cảm và lòng trung thành của từng cán bộ, đảng viên, từng chiến sĩ, từng người dân ở căn cứ lõm Phương Hòa đối với sự sống còn của phong trào cách mạng thị xã Tam Kỳ.

Đến đầu năm 1971, trước yêu cầu phát triển ngày càng cao của phong trào cách mạng thị xã, Thị ủy đã tập trung chỉ đạo củng cố lại căn cứ lõm Phương Hòa để làm bàn đạp cho cán bộ, các đội công tác đột nhập vào nội ô hoạt động. Thực hiện chủ trương này, đội công tác xã Kỳ Hương được bổ sung quân số, đồng thời ta cử nhiều cán bộ về đứng chân ở Kỳ Hương để móc nối lại các cơ sở giao liên trước đây, xây dựng các cơ sở giao liên mới; đẩy mạnh phát động tư tưởng trong quần chúng, ra sức xây dựng các cơ sở tình hình, cơ sở hành động tại Phương Hòa. Với quyết tâm cao độ nhằm khôi phục lại thế và lực trên chiến trường, Đội công tác Kỳ Hương đã tích cực phối hợp với lực lượng vũ trang thị xã, vận dụng nhiều hình thức tác chiến linh hoạt, sáng tạo, kiên trì bám trụ cùng cơ sở để hoạt động, tạo đà cho phong trào cách mạng Kỳ Hương từng bước hồi phục, căn cứ lõm Phương Hòa được củng cố, khôi phục lại.

thường xuyên đấu tranh với địch bằng các hình thức phù hợp để giữ thế hợp pháp, ổn định tình hình. Ta đã mở được nhiều trạm thu mua lương thực bí mật trong dân để lấy lương thực từ vùng địch chuyển về cung cấp cho các hậu cứ. Các đội công tác thường xuyên trụ bám ở Phương Hòa để phát động nhân dân xây dựng cơ sở, diệt ác ôn, hỗ trợ quần chúng nổi dậy đốt phá ấp chiến lược, xây dựng hầm bí mật để đưa lực lượng cách mạng vào trụ bám diệt địch.

Trong thời gian tồn tại từ năm 1965-1975, căn cứ lõm Phương Hòa đã phát huy vai trò quan trọng là bàn đạp, nơi đứng chân lãnh đạo của các đồng chí lãnh đạo các cấp, đặc biệt căn cứ lõm chính là nơi trú quân của lực lượng vũ trang thị xã trước khi tiến hành các hoạt động quân sự, giáng cho quân địch những đòn chí mạng, gây nhiều thiệt hại nặng nề cho quân địch ngay trong lòng thị xã, gây rối loạn hậu phương của chúng.

* Căn cứ lõm Hòa Hương, thị xã Tam Kỳ

Trước năm 1954, Hòa Hương là một thôn thuộc xã Tam Chánh, sau là xã đặc biệt Tam Kỳ, huyện Tam Kỳ. Từ năm 1958, chính quyền Sài Gòn quyết định chia lại quận Tam Kỳ thành 18 xã, Hòa Hương là một ấp thuộc xã Châu Thành, quận Tam Kỳ. Đến tháng 7-1963, Hòa Hương thuộc xã Tam Kỳ, quận Tam Kỳ. Về phía chính quyền cách mạng, Hòa Hương thuộc khu vực Phường 1, thị xã Tam Kỳ.

Phường I, nay là phường Hòa Hương là một phường nằm sâu trong lòng thị xã Tam Kỳ. Phía đông có sông bao bọc, phía tây nam có trung tâm huấn luyện lính địa phương quân của quân đội Sài Gòn do một tiểu đoàn bảo an canh giữ. Bên cạnh trung tâm huấn luyện có nhà thờ Công giáo án ngữ ngay trên tuyến đường Quốc lộ I ra vào nội ô Tam Kỳ từ hướng nam do bọn địch dựng lên để làm chỗ dựa. Hàng ngày chúng cho bọn tề điệp vào ở đây để nghe ngóng, theo dõi các hoạt động của ta và kiểm soát người lạ mặt ra vào nội ô. Ở phía bắc là hệ thống đồn bốt dày đặc nhằm kiểm soát và bảo vệ Tỉnh đường Quảng Tín. Do đó, việc đi lại, hoạt động của cán bộ, chiến sĩ và cơ sở của ta ở phường luôn nằm dưới sự kiểm soát của địch. Tuy nhiên, do đây là địa bàn giáp ranh giữa hai huyện Nam Tam Kỳ và thị xã Tam Kỳ, lại có đường sông thuận lợi cho việc di chuyển của lực lượng vũ trang ta nên Tỉnh ủy Quảng Nam, Thị ủy Tam Kỳ sớm xác định nơi đây là địa bàn quan trọng để xây dựng bàn đạp, hình thành căn cứ lõm để đứng chân hoạt động ở nội ô Tam Kỳ.

Với tầm quan trọng đó, từ tháng 01-1960, các đồng chí Đỗ Thế Chấp, Nguyễn Mậu Đông đã trực tiếp về đứng chân ở Hòa Hương để chỉ đạo nghiên cứu địa bàn, xây dựng kế hoạch để tổ chức phát triển cơ sở cách mạng, để tại điều kiện cho cán bộ ta bám trụ, mở rộng hoạt động ra các nơi khác trong nội ô.

khác. Đó là phong trào cách mạng ở Hòa Hương sớm khôi phục sau các đợt đánh phá

Một phần của tài liệu Căn cứ lõm cách mạng ở tỉnh quảng nam trong kháng chiến chống mỹ (1965 1975) 1 (Trang 41 - 52)