8. Bố cục luận văn
2.4.2. Phong trào đấu tranh vũ trang tại các căn cứ lõm
Để bảo vệ căn cứ lõm trước các hoạt động đánh phá của địch, các cấp ủy Đảng, Đội công tác xác định hoạt động đấu tranh vũ trang là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của các lực lượng đứng chân tại các căn cứ lõm.
Do đặc thù là các địa bàn nằm trong vùng địch kiểm soát, chúng xây dựng hệ thống chính quyền cơ sở và lực lượng vũ trang khá chặt chẽ, hầu hết do bọn ác ôn, các đảng phái phản động như Quốc dân Đảng, Đảng Dân chủ nắm quyền lãnh đạo, chỉ huy để xây dựng hệ thống kèm kẹp, xúc tát nhân dân vào các khu dồn, ấp chiến lược, cắt đứt quan hệ giữa nhân dân với lực lượng cách mạng. Đặc biệt, ở vùng nội ô thị xã Tam Kỳ, vùng vành đai bảo vệ căn cứ Chu Lai, chính quyền tỉnh Quảng Tín thường xuyên đưa bọn thám báo, tề điệp, cảnh sát về thanh lọc quần chúng, khủng bố, bắt bớ, tù đày các cơ sở cách mạng. Trước tình hình đó, các đội công tác, du kích mật ở các căn cứ lõm liên tục tổ chức các trận đánh diệt ác, phá kèm nhằm bảo vệ căn cứ lõm, bảo vệ cán bộ, lực lượng vũ trang đứng chân tại đây. Tiêu biểu như tại căn cứ lõm Phương Hòa, đội công tác Kỳ Hương tiến hành diệt bọn Quốc dân Đảng vào tháng 12- 1965. Trong trận đánh này, đồng chí Nguyễn Bá Tuân - Xã trưởng Kỳ Hương và đồng chí Huỳnh Hoài, Trung đội trưởng nghĩa quân Kỳ Hương đã nắm tình hình, kiểm tra việc canh gác của lực lượng biệt chính tại trụ sở Tỉnh ủy Quốc dân Đảng đồng thời dẫn đường cho tổ công tác gồm 03 đồng chí cải trang thành lính nghĩa quân tiến hành đặt mìn tiêu diệt đơn vị biệt chính, 05 tên thường vụ Quốc dân Đảng Quảng Tín. Trận đánh đã gây được tiếng vang lớn, làm tăng uy thế của cách mạng, răn đe những tên Quốc dân Đảng có nợ máu với nhân dân, khiến bọn địch ở nội ô Tam Kỳ hoang mang,
23
Ngôi nhà của mẹ Nguyễn Thị Giáo là nơi thành lập Tổng hội thanh niên, học sinh, sinh viên giải phóng tỉnh Quảng Tín và là nơi in ấn tập san Quyết thắng - một tập san lưu hành bất hợp pháp, bí mật trong các trường học và vùng giải phóng Tam Kỳ.
dao động, tạo điều kiện để ta tiến hành đấu tranh “hai chân ba mũi giáp công” vào đô thị Tam Kỳ. Tiếp đó, đội du kích, cơ sở cách mạng xã Kỳ Hương phối hợp với lực lượng an ninh tỉnh bắt tên Nguyễn Thứ - lưới trưởng Biệt đội sưu tầm của tỉnh Quảng Tín24; bắt tên ác ôn Nguyễn Bắt - Cảnh sát trưởng xã Kỳ Mỹ vào tháng 10-1966 [11, tr. 142-145].
Từ năm 1966, quân đội Sài Gòn tập trung co cụm trong nội ô Tam Kỳ thành các cụm cứ điểm, tăng cường kiểm soát các địa bàn phòng thủ như khu vực Tỉnh đường, đồn Trà Cai, Quảng Phú, đồng thời thiết lập các trận địa pháo, sân bay dã chiến trên địa bàn xã Kỳ Hương. Các đại đội bảo an của tiểu khu Quảng Tín được đẩy ra chốt vòng ngoài, xây dựng các lô cốt, tạo thành hệ thống phòng thủ liên hoàn để bảo vệ Tỉnh đường và làm bàn đạp tấn công vùng giải phóng. Cuộc chiến đấu của quân và dân thị xã Tam Kỳ bước vào giai đoạn cực kỳ cam go, khốc liệt. Thực hiện chủ trương của Thị ủy Tam Kỳ về phát triển mạnh mẽ phong trào du kích chiến tranh, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị, binh địch vận của nhân dân nội ô, các đơn vị vũ trang của thị xã, các đội công tác vùng nội ô liên tục bám trụ tại căn cứ lõm Phương Hòa để nghiên cứu tình hình, chuẩn bị tiến đánh địch ngay trong sào huyệt của chúng. Tiêu biểu như trận đánh vào tháng 02-1966, ta tập kích quân Mỹ kéo về đóng dã ngoại ngay trước Tỉnh đường Quảng Tín, tiêu diệt hàng chục tên Mỹ, phá hủy nhiều vũ khí và trang bị của chúng ngay trong sào huyệt, trung tâm hành chính tỉnh Quảng Tín. Trận đánh đã làm chấn động chính quyền và quân đội Sài Gòn ở Quảng Nam và gây nên nổi khiếp sợ của quân viễn chinh Mỹ khi chúng vừa đặt chân đến Tam Kỳ. Trong năm 1967, 1967, Đội du kích khu B đứng chân ở Phương Hòa phối hợp với Đại đội đặc công V18, an ninh vũ trang thị xã tổ chức nhiều trận pháo kích, nhiều trận đánh vào các mục tiêu của quân Mỹ ngay trong nội ô gây cho chúng nhiều thiệt hại.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, thị xã Tam Kỳ được Tỉnh ủy xác định là trọng điểm của tỉnh. Để phục vụ cho cuộc tổng tiến công này, căn cứ lõm Phương Hòa đã phát huy mạnh mẽ vai trò là bàn đạp, nơi đứng chân của lực lượng vũ trang tỉnh, thị xã và các đội quân đấu tranh chính trị trước khi tiến vào nội ô thị xã. Đặc biệt, lực lượng an ninh thị xã, điệp báo liên tục đứng chân tại căn cứ lõm để nắm tình hình, theo dõi mọi động tĩnh của địch ở nội ô; tiến hành chỉ đạo các cơ sở của ta trong hàng ngũ địch vẽ sơ đồ các căn cứ, cấu trúc phòng thủ, các hàng rào kẽm gai, bãi mìn, trang bị vũ khí, kỹ thuật của địch phục vụ cho tác chiến đánh địch. Các cơ sơ hợp pháp của ta trong lực lượng địch đã phát huy hiệu quả hoạt động như đồng chí Nguyễn Danh, đảng viên trong vỏ bọc là thiếu úy quân đội Sài Gòn làm việc trong Tỉnh đường Quảng Tín đã tiến hành vẽ sơ đồ phòng thủ của địch,
làm dấu các mục tiêu quan trọng như trụ sở Tỉnh đường, cơ quan Trung đoàn bộ Trung đoàn 6 Sư đoàn 2, trận địa pháo 105mm, chi đoàn thiết giáp M113, 118 và trụ sở cơ quan viện trợ Mỹ (USOM). Đồng chí Huỳnh Hoài, Thị ủy viên hợp pháp, Liên trung đội trưởng nghĩa quân Kỳ Hương làm nhiệm vụ kiểm tra các cửa ngõ tiến quân và các hướng tiến công, thường xuyên nắm tình hình địch trong khu vực Tỉnh đường để báo cáo cho chỉ huy. Các đội công tác bám sát địa bàn phụ trách, đưa vũ khí vào dự trữ, phân công cơ sở may cờ Mặt trận, chuẩn bị lương thực, thực phẩm. Ở Phương Hòa cũng đã thành lập ban khởi nghĩa, tổ vũ trang, tổ đấu tranh chính trị - binh vận, tổ hậu cần và tích cực chuẩn bị các lực lượng nòng cốt để chỉ huy nhân dân nổi dậy khi có lệnh. Trong quá trình diễn ra Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, liên trung đội nghĩa quân Kỳ Hương dưới sự chỉ đạo của các cơ sở cách mạng là đảng viên của ta đã thực hiện tốt nhiệm vụ dẫn đường, bảo vệ hành lang để lực lượng vũ trang tỉnh hành quân chiếm lĩnh các vị trí chiến đấu bên trong khu vực Tỉnh đường Quảng Tín vào tối ngày 31-01-1968. Các đồng chí Nguyễn Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đồng chí Trần Minh Tuân, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Tam Kỳ chỉ huy cánh quân khởi nghĩa ở hướng đông bắc gồm các huyện Thăng Bình, Bắc Tam Kỳ cũng về đứng chân ở căn cứ lõm Phương Hòa để chuẩn bị lãnh đạo quần chúng nhập thị. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, tổn thất nhưng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở thị xã Tam Kỳ đã giáng cho quân địch một đòn thích đáng, hầu hết các cơ quan đầu não của quân Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn đều bị ta tấn công, lực lượng vũ trang đã tiêu diệt và tiêu hao nhiều lực lượng quan trọng của địch. Kết quả, ta đã phá hủy 17 xe bọc thép, 06 khẩu pháo 105mm, đốt cháy 01 kho đạn, 02 kho xăng, diệt 636 tên địch, trong đó có 150 biệt kích Mỹ, chiếm được Tỉnh đường Quảng Tín và làm chủ thị xã trong hơn 36 tiếng đồng hồ trên một diện tích rộng gần 03km2. Trong chiến công to lớn đó có đóng góp không nhỏ của lực lượng vũ trang, các cơ sở cách mạng của xã Kỳ Hương nói chung, căn cứ lõm Phương Hòa nói riêng. Tiêu biểu như các đồng chí Nguyễn Bá Tuân, Huỳnh Hoài, Nguyễn Danh… Chính đồng chí Lê Hải Lý, nguyên Quyền Tỉnh đội trưởng, lúc này là Chính trị viên Tiểu đoàn 70 ghi nhận: “Tiểu đoàn 70 đánh được vào Tỉnh đường Quảng Tín là nhờ lực lượng này” [32, tr. 94].
Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, phong trào cách mạng ở thị xã Tam Kỳ gặp nhiều khó khăn; trong một thời gian dài, các đồng chí lãnh đạo, các đội công tác không thể xâm nhập được vào nội ô thị xã để hoạt động. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Thị ủy Tam Kỳ về việc tăng cường diệt ác, phá kèm, tập trung lực lượng đánh mạnh vào cơ quan đầu não của địch để hỗ trợ lực lượng vũ trang chống địch càn quét, lấn chiếm. Chiều ngày 12-6-1969, sau khi tổ chức tuyên thệ tại nhà bà Nguyễn Thị Thi (thôn 8 Kỳ Thịnh), các cơ sở của ta đưa lực lượng vũ trang thị xã về đứng chân,
ém quân tại căn cứ lõm Phương Hòa. Chiều tối ngày 12-6-1969, đồng chí Huỳnh Hoài bố trí 05 cơ sở của ta trong nghĩa quân xã Kỳ Hương đưa 05 cán bộ, chiến sĩ cải trang thành lính Việt Nam cộng hòa trang tiến vào khu vực cư xá an ninh quân đội và nhập vào số binh lính tại chỗ. Đúng 17 giờ cùng ngày, các đồng chí đã nổ súng tấn công tiêu diệt 25 sĩ quan quân đội Sài Gòn, trong đó có 01 thiếu tá và 03 đại úy. Lực lượng ta rút lui an toàn về lại căn cứ lõm Phương Hòa. Đây là trận đánh tiêu biểu vào đầu não của địch giữa ban ngày ngay tại khu vực Tỉnh đường Quảng Tín với tinh thần chiến đấu dũng cảm, hiệu suất chiến đấu cao, không có thương vong, gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề, củng cố thêm niềm tin của quần chúng nhân dân trong nội ô Tam Kỳ. Hưởng ứng cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam, Tiểu đoàn 70 cùng với Thị đội Tam Kỳ được các cơ sở cách mạng ở Phương Hòa dẫn đường đã áp sát bờ rào khu Tỉnh đường Quảng Tín, dùng cối 60ly bắn trúng kho xăng làm ngọn lửa bốc cháy sáng rực cả một góc trời, làm quân địch trong thị xã Tam Kỳ hoảng loạn, náo động. Sáng hôm sau, Đài BBC đưa tin: Tối qua Việt cộng đã tấn công thị xã Tam Kỳ. Còn Đài Tiếng nói Việt Nam tại Hà Nội và một số báo chí hân hoan đưa dòng tít lớn “Hà Nội gọi, Tam Kỳ - Quảng Nam trả lời” [32, tr. 129].
Tại căn cứ lõm Hòa Hương (phường 1), cơ sở tại chỗ phối hợp với lực lượng vũ trang thị xã diệt tên Đoàn trưởng Bình định tại ấp Hương Trà vào tháng 4-1966; tiếp đó Đội công tác Phường 1 tập kích bọn tề ngụy tại ấp Hương Sơn vào tháng 5-1967. Đặc biệt, vào tháng 8-1967, các cơ sở nội tuyến trong hàng ngũ địch tại Hòa Hương đã phối hợp với du kích B và đơn vị V18 của thị xã đứng chân tại căn cứ lõm Hòa Hương tiêu diệt 01 trung đội địch tại đầu cầu Tam Kỳ, đánh 04 lô cốt ở Trung tâm Huấn luyện và doanh trại nghĩa quân địch tại khu vực nội ô (nay thuộc đoạn đường Huỳnh Thúc Kháng, Tam Kỳ), loại khỏi vòng chiến đấu 140 tên địch, trong đó có 13 tên ác ôn. Riêng trong quá trình chuẩn bị cho chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968, trên địa bàn Phường 1, du kích B phối hợp với lực lượng vũ trang thị xã đã diệt 15 tên ác ôn, 03 tên tình báo chỉ điểm, một số mật vụ, cảnh sát; một số ấp trưởng, ấp phó an ninh bị ta răn đe, cảnh cáo [18, tr. 174]. Theo ghi nhận của chính quyền Sài Gòn tỉnh Quảng Tín, chỉ từ ngày 02-01 đến ngày 24-01-1969, “quân cộng sản đã 17 lần đột nhập về hoạt động ở các xã Kỳ Hương, Kỳ Lý, Tam Kỳ, Kỳ Nghĩa thuộc quận Tam Kỳ… gây thiệt hại cho ta (tức chính quyền Sài Gòn tỉnh Quảng Tín): 11 thường dân, 02 nhân dân tự vệ, 01 nghĩa quân, 01 chủ lực quân, 01 liên gia trưởng, 01 ấp trưởng bị hạ sát” [37, tr. 2].
Ở Kỳ Xuân, đội du kích xã phối hợp với du kích B liên tục tiêu diệt các tên ác ôn mà địch dự định đưa về thành lập chính quyền cơ sở làm chúng núng thế, phá hỏng kế hoạch dồn dân, lập ấp, làm lõng thế kèm kẹp, tạo điều kiện để ta đẩy mạnh hoạt động tại các căn cứ lõm. Bên cạnh hoạt động diệt ác, phá kèm, đội công tác, du kích xã Kỳ Xuân
nhiều lần đưa các đơn vị vũ trang của Quân khu như Tiểu đoàn đặc công 409, các Tiểu đoàn 706 đặc trách vành đai, Đại đội V14 của huyện, Đội 10 đặc công nước về đứng chân ở căn cứ lõm để đột nhập, tấn công vào căn cứ quân sự Chu Lai, cảng quân sự Kỳ Hà. Tiểu biểu như trận đánh đêm 27, rạng ngày 28-10-1965 của Tiểu đoàn đặc công 409 vào sân bay Chu Lai, tiêu diệt gần 100 lính Mỹ, phá hủy hàng chục máy bay các loại [3, tr. 105]. Trận đánh ngày 25-8-1968 phá hủy 15 máy bay các loại và 01 kho xăng. Trận đánh ngày 22-02-1969 phá hủy 24 máy bay và hàng chục tên Mỹ. Năm 1967, riêng Đội 10 Đặc công nước xuất phát từ căn cứ lõm Kỳ Xuân được cơ sở và đội công tác, du kích B dẫn đường đã 03 lần đột nhập cảng Kỳ Hà, đánh chìm và hỏng nặng 11 tàu vận tải và hải thuyền. Từ năm 1969-1970, Đội 10 Đặc công nước nhiều lần về đứng ở căn cứ lõm Kỳ Xuân để đánh cảng Kỳ Hà, phá hủy nhiều tàu thuyền vận tải vũ khí của quân Mỹ. Các trận đánh liên tục của các đơn vị vũ trang ta buộc quân Mỹ phải rút Sư đoàn Americơn khỏi căn cứ Chu Lai vào cuối tháng 11-1971, chỉ để lại 200 tên cố vấn và nhân viên kỹ thuật.
Ở căn cứ lõm Ao Lầy, Bàu Bính, hoạt động vũ trang của ta chủ yếu là chống các cuộc càn quét, lấn chiếm của quân Mỹ và quân đội Việt Nam cộng hòa để bảo vệ căn cứ, góp phần tiêu hao sinh lực địch, buộc địch ở các chiến trường trọng điểm phải phân tán lực lượng để đối phó. Ở căn cứ Ao Lầy, các lực lượng của ta đứng chân tại đây đã phát huy mạnh mẽ chiến tranh du kích với nhiều cách đánh sáng tạo, linh hoạt đã liên tiếp bẻ gãy các cuộc càn quét, lấn chiếm của quân Mỹ và quân đội Sài Gòn. Trong hai năm chống bình định, lấn chiếm (1971-1972), các đơn vị vũ trang của ta đã tiêu diệt một mảng lớn sinh lực địch tại địa phương, diệt gọn 8 trung đội dân vệ, nghĩa quân, biệt lập, đánh thiệt hại nặng liên đội bảo an, làm chết và bị thương 640 tên, trong đó có 320 tên chết do vướng lưới mìn của ta, san bằng và bức rút 10 chốt điểm. Nhờ đó ta đã đánh bại hoàn toàn âm mưu lấn chiếm của địch, giữ vững căn cứ an toàn, hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh chính trị, binh địch vận trên địa bàn huyện Bắc Tam Kỳ [14, tr. 51].
Từ sau Hiệp định Pa-ri (27-01-1973), do địa bàn huyện Bắc Tam Kỳ nằm sát nách Tỉnh đường Quảng Tín, có vùng giải phóng xen kẻ và án ngữ tuyến đường Tam Kỳ - Tiên Phước nên quân đội Việt Nam cộng hòa tập trung lực lượng lấn chiếm, thiết lập lại tuyến phòng thủ Tỉnh đường, kiểm soát hành lang nối liền Tam Kỳ - Tiên Phước. Ngay từ ngày 28-01-1973, chúng tập trung 01 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 5 Sư đoàn 2 Quân đội Việt Nam cộng hòa, 04 đại đội bảo an, 01 đại đội thám báo cùng