Căn cứ lõm là nơi tập kết, là bàn đạp để các lực lượng vũ trang cách mạng

Một phần của tài liệu Căn cứ lõm cách mạng ở tỉnh quảng nam trong kháng chiến chống mỹ (1965 1975) 1 (Trang 81 - 82)

8. Bố cục luận văn

3.2.2. Căn cứ lõm là nơi tập kết, là bàn đạp để các lực lượng vũ trang cách mạng

tiến công địch ngay trong vùng địch kiểm soát

Thời kỳ 1965-1968, các căn cứ lõm ở thị xã Tam Kỳ, huyện Nam Tam Kỳ được xây dựng vững chắc, cơ sở cách mạng xây dựng được nhiều hầm bí mật, hầm trú ẩn, biến các căn cứ lõm trở thành những bàn đạp của lực lượng cách mạng, là nơi xuất phát của nhiều trận đánh lớn, tiêu diệt được nhiều sinh lực quan trọng của địch, gây tiếng vang lớn trên chiến trường Quảng Nam.

Nằm ở cửa ngõ của khu vực Tỉnh đường Quảng Tín, các căn cứ lõm Phương Hòa, Hòa Hương, Tam Ngọc thường xuyên đón các đơn vị vũ trang của tỉnh, của huyện về đứng chân. Để dung nạp được một lực lượng bộ đội hàng trăm người, các cơ sở cách mạng ở căn cứ lõm phải chuẩn bị các điều kiện về hầm trú ẩn, hầm bí mật, chuẩn bị lương thực, thực phẩm để quân ta ăn no, đánh thắng. Sau mỗi trận đánh lớn, các căn cứ lõm lại đón cán bộ, chiến sĩ bị thương về để chăm sóc, chữa trị trước khi đưa về căn cứ phía tây. Ở căn cứ lõm Kỳ Xuân, nhờ hệ thống hầm bí mật do cơ sở xây dựng đã tạo điều kiện cho các lực lượng chuyên trách của vành đai diệt Mỹ Chu Lai như đặc công, công binh, pháo binh bám trụ, tổ chức nhiều trận đánh táo bạo bất ngờ, mưu trí, tiêu diệt nhiều mục tiêu quan trọng ngay trong lòng hậu phương địch. Từ năm 1965, các tổ đặc công thuộc Tiểu đoàn đặc công 409 Quân khu thường xuyên về hoạt động ở Kỳ Xuân, ban ngày nằm hầm bí mật, được cơ sở cách mạng, quần chúng cách

mạng nuôi giấu, giúp đỡ tận tình, ban đêm được các du kích, giao liên hợp pháp chèo ghe đưa vào sát căn cứ Chu Lai, cảng Kỳ Hà để khảo sát, vẽ sơ đồ; ngoài ra các cơ sở cách mạng làm việc trong các sở Mỹ ở căn cứ Chu Lai thường xuyên cung cấp tình hình địch, các vị trí đóng quân, nơi đậu máy bay để ta vẽ sơ đồ tác chiến, phục vụ đắc lực cho các trận đánh bằng lực lượng đặc công hoặc pháo kích bắn phá căn cứ, sân bay, kho tàng, diệt được hàng trăm máy bay, tài chiến của quân Mỹ, gây cho chúng tâm lý căng thẳng, lo sợ. Căn cứ Bãi Sậy-Sông Đầm (xã Kỳ Anh, Kỳ Phú) có địa hình phức tạp, lau sậy um tùm, kết hợp với địa đạo Kỳ Anh che giấu các đơn vị vũ trang, du kích, đội công tác, lực lượng vũ trang huyện như V12, V18 và đơn vị đặc công của Tiểu đoàn 70, Tiểu đoàn 72, Tiểu đoàn 74 ém quân an toàn và tập kết chuẩn bị lực lượng tiến công đánh vào các cứ điểm của địch như An Hà, Núi Cấm, tỉnh đường Quảng Tín, mở rộng vùng giải phóng kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, binh vận làm mất nhuệ khí quân thù.

Từ năm 1969, các căn cứ lõm Ao Lầy, Bàu Bính trở thành những chiến trường khốc liệt, giành giật từng tất đất, từng người dân giữa ta và địch. Các đơn vị vũ trang của tỉnh, của huyện về đứng chân tại các căn cứ lõm thông qua hệ thống các địa đạo, các hầm bí mật để tập kết lực lượng, lương thực để trực tiếp đối đầu với quân thù, gây cho chúng nhiều thiệt hại nặng nề. Căn cứ lõm Ao Lầy trở thành chiến trường điển hình cho phương châm đấu tranh “hai chân ba mũi giáp công” giữa ta và địch. Lực lượng vũ trang ta đánh địch để tạo thế cho quần chúng đấu tranh chính trị, binh địch vận. Các cuộc đấu tranh của quần chúng đã làm suy yếu quân địch, tạo điều kiện để các lực lượng vũ trang đánh địch giành thắng lợi.

Một phần của tài liệu Căn cứ lõm cách mạng ở tỉnh quảng nam trong kháng chiến chống mỹ (1965 1975) 1 (Trang 81 - 82)