8. Bố cục luận văn
3.1.3. Căn cứ lõ mở Quảng Nam được bảo đảm an toàn, gắn với lòng trung
thành, niềm tin tuyệt đối của nhân dân đối với Đảng, với cách mạng.
Trong xây dựng căn cứ lõm cách mạng ở Quảng Nam, việc lựa chọn địa bàn để xây dựng căn cứ lõm là yếu tố quan trọng nhưng yếu tố quyết định đến sự tồn tại, xây dựng và phát triển của các căn cứ lõm chính là yếu tố lòng dân. Lòng trung thành tuyệt đối, tinh thần yêu nước và cách mạng của nhân dân đối với Đảng, với sự nghiệp cách mạng là nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo các căn cứ lõm được bảo vệ an toàn ngay trong lòng địch. Các địa bàn được lựa chọn phần lớn là nơi có truyền thống cách mạng, nội bộ nhân dân được thuần khiết, luôn hướng về cách mạng, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Đảng, bảo vệ lực lượng cách mạng.
Biểu tượng cho lòng dân ở các căn cứ lõm chính là hệ thống địa đạo, các hầm bí mật, hầm nuôi giấu cán bộ. Tiêu biểu là hệ thống địa đạo Kỳ Anh gắn với căn cứ Bãi Sậy - Sông Đầm (xã Kỳ Anh, Kỳ Phú) và địa đạo Ao Lầy-Kỳ Thịnh. Để đảm bảo bí mật, địa đạo chủ yếu được đào vào ban đêm, lực lượng tham gia chủ yếu là những quần chúng ưu tú, thanh niên, tổ chức nông hội, du kích và lực lượng vũ trang địa phương. Bằng những dụng cụ thô sơ như cuộc chim, cuốc vố, cuốc bàn, giỏ tre, đôi gánh, đêm đêm hàng chục người thay phiêm nhau đào đất, cất giấu đất, cảnh giới địch từ tháng này qua tháng khác đã hình thành nên các hệ thống địa đạo dài hàng chục kilômét, nằm sâu trong lòng đất, được nối thông từ thôn này sang thôn khác, trở thành những “chiến lũy thép” bất chấp mưa bom bão đạn của địch. Hệ thống địa đạo đã tạo ra yếu tố “địa lợi” chống lại những đợt càn quét, bom pháo của địch.
Ở những căn cứ lõm nằm sâu trong lòng địch như căn cứ lõm Phương Hòa, Hòa Hương, Tam Ngọc (Tam Kỳ), Kỳ Xuân (Nam Tam Kỳ), với phương châm “mỗi nhà dân là một pháo đài chống giặc”, các cơ sở cách mạng đã xây dựng được hàng trăm căn hầm bí mật ngay trong vườn, dưới gốc rơm, ngay trong nền nhà để nuôi giấu, che chở cán bộ, du kích. Nhiều mẹ, nhiều chị biết trước những hậu quả thảm khốc đối với bản thân và gia đình nếu địch phát hiện nhưng vẫn không hề e ngại, sợ sệt. Nhiều loại hầm bí mật như hầm hai ngăn, làm phên hai lớp, hầm ngầm dưới bờ sông, bờ suối được các cơ sở cách mạng sáng tạo ra nhằm đảm bảo sự an toàn cho lực lượng cách mạng. Mỗi mét địa đạo, mỗi hầm bí mật là sự kết tinh trí tuệ, ý chí, niềm tin chiến thắng kẻ thù xâm lược, từ những cụ già đan đát dụng cụ đến nồi nước chè xanh, bữa cơm đạm bạc của các mẹ, các chị và sức lực cường tráng của các chàng trai. Đây còn biểu hiện độc đáo, sáng tạo của chiến tranh nhân dân trong điều kiện phải đối đầu với một kẻ thù hung hăng, tàn bạo có vũ khí tối tân, hiện đại như quân đội Mỹ. Biểu tượng cho lòng dân ở các căn cứ lõm còn
là những mẹ, những chị, các cơ sở cách mạng trung kiên bất chấp đòn roi, súng đạn của kẻ thù để bảo vệ an toàn cho các bộ, du kích, bộ đội hoạt động trong căn cứ lõm; nhiều người đã anh dũng hy sinh.
Một trong những yếu tố đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài của các căn cứ lõm ở Quảng Nam là sự che chở, bảo vệ của các cơ sở nội tuyến, cơ sở cách mạng được các cấp ủy, ngành binh vận cài cắm hoạt động bí mật ngay trong chính quyền cơ sở, trong lực lượng bán vũ trang của địch ở các ấp, xã. Nhiều người được cài cắm giữ các chức vụ quan trọng như xã trưởng, ấp trưởng, chủ tịch hội đồng, trung đội trưởng nghĩa quân, dân vệ. Bằng lòng nhiệt tình cách mạng, các cơ sở này vừa làm nòng cốt trong các trận đánh “nở hoa trong lòng địch”, tổ chức binh biến, đồng thời vừa là những người trực tiếp bảo vệ cán bộ, du kích, cơ sở cách mạng của ta ngay trong các căn cứ lõm. Có người bị địch phát hiện, bị bắt bớ, tù đày, thậm chí anh dũng hy sinh vẫn quyết tâm bảo vệ cách mạng, bảo vệ cơ sở đến cùng.
Như vậy, một trong những đặc điểm cơ bản của các căn cứ lõm ở Quảng Nam chính là xây dựng căn cứ trong lòng dân, hình thành thế trận lòng dân vững chắc. Nhân dân vùng căn cứ lõm không ngừng được nâng cao giác ngộ chính trị và ý chí chiến đấu. Từ đó, hình thành đội quân chính trị rộng rãi, vừa tham gia đấu tranh chính trị bảo vệ quyền lợi dân dân, dân chủ chính đáng của mình, vừa đấu tranh trực diện với địch để bảo vệ căn cứ lõm, bảo vệ lực lượng cách mạng hoạt động tại đây.
3.2. Vai trò của căn cứ lõm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, có giai đoạn khó khăn, gian khổ, tạm ngừng hoạt động nhưng các căn cứ lõm ở Quảng Nam đã phát huy mạnh mẽ vai trò của về chính trị, quân sự và kinh tế, đóng góp quan trọng vào sự phát triển và thắng lợi của phong trào cách mạng tỉnh Quảng Nam.
3.2.1. Căn cứ lõm là nơi đứng chân, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng của các cấp ủy đảng, của các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, các lực lượng cách mạng của các cấp ủy đảng, của các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, các lực lượng cách mạng
Ở các căn cứ lõm, nhờ hệ thống địa đạo kiên cố, hầm bí mật đảm bảo an toàn nên các cơ quan lãnh đạo của tỉnh, thị ủy, huyện ủy thường xuyên về đứng chân, hoạt động nhằm đảm bảo chỉ đạo phong trào cách mạng trong tỉnh, kịp thời đối phó với các âm mưu, thủ đoạn của tỉnh. Ở các căn cứ lõm Phương Hòa, Hòa Hương, Tam Ngọc, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Thị ủy Tam Kỳ như Vũ Trọng Hoàng, Hoàng Minh Thắng, Đỗ Thế Chấp, Đào Đắc Trinh; các đồng chí lãnh đạo Thị ủy Tam Kỳ như Trần Chí Thành, Trường Sơn, Nguyễn Quang Hiệp, Thái Hữu Niệm,… thường xuyên có mặt ở đây để theo dõi tình hình, tổ chức móc nối xây dựng cơ sở, chỉ đạo lực lượng vũ
trang tiến công địch trong thị xã. Năm 1965, sau phong trào đồng khởi, giải phóng nông thôn, đồng bằng, các cơ quan của Thị ủy Tam Kỳ di chuyển từ Kỳ Trà (Nam Tam Kỳ) về đứng chân ở căn cứ Ao Lầy - Kỳ Thịnh để chỉ đạo phong trào chung. Các đội công tác các xã vùng Đông di chuyển từ vùng căn cứ phía tây về trú ẩn trong lòng địa đạo Kỳ Anh để hoạt động. Trong Cuộc Tổng tiến công và nội dậy Xuân Mậu Thân 1968, cơ quan chỉ đạo tiền phương của tỉnh, do đồng chí Vũ Trọng Hoàng - Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Hoàng Minh Thắng - Phó Bí thư, Chính trị viên Tỉnh đội chỉ huy về đứng chân trực tiếp tại căn cứ lõm Tam Ngọc để chỉ đạo cuộc tiến công và nổi dậy ở trọng điểm Tam Kỳ. Từ năm 1969, căn cứ lõm Bàu Bính là địa bàn đứng chân của nhiều cơ quan của tỉnh như ban đấu tranh chính trị, ban dân vận; các cơ quan của huyện Thăng Bình, Hội An, Duy Xuyên. Nhiều lần các cơ quan của Đặc khu ủy Quảng Đà cũng về đứng chân ở đây. Các đồng chí lãnh đạo của Huyện ủy Nam Tam Kỳ, của Quân khu 5 về đứng chân ở căn cứ lõm Kỳ Xuân để chỉ đạo phong trào đấu tranh, khảo sát tình hình trước khi đưa bộ đội tiến hành các trận đánh vào căn cứ quân sự Chu Lai, cảng Kỳ Hà. Các căn cứ lõm còn là nơi diễn ra các hội nghị quan trọng các cấp ủy đảng địa phương, nơi tổ chức học tập, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, du kích, các cơ sở cách mạng trong vùng địch kiểm soát.
3.2.2. Căn cứ lõm là nơi tập kết, là bàn đạp để các lực lượng vũ trang cách mạng tiến công địch ngay trong vùng địch kiểm soát tiến công địch ngay trong vùng địch kiểm soát
Thời kỳ 1965-1968, các căn cứ lõm ở thị xã Tam Kỳ, huyện Nam Tam Kỳ được xây dựng vững chắc, cơ sở cách mạng xây dựng được nhiều hầm bí mật, hầm trú ẩn, biến các căn cứ lõm trở thành những bàn đạp của lực lượng cách mạng, là nơi xuất phát của nhiều trận đánh lớn, tiêu diệt được nhiều sinh lực quan trọng của địch, gây tiếng vang lớn trên chiến trường Quảng Nam.
Nằm ở cửa ngõ của khu vực Tỉnh đường Quảng Tín, các căn cứ lõm Phương Hòa, Hòa Hương, Tam Ngọc thường xuyên đón các đơn vị vũ trang của tỉnh, của huyện về đứng chân. Để dung nạp được một lực lượng bộ đội hàng trăm người, các cơ sở cách mạng ở căn cứ lõm phải chuẩn bị các điều kiện về hầm trú ẩn, hầm bí mật, chuẩn bị lương thực, thực phẩm để quân ta ăn no, đánh thắng. Sau mỗi trận đánh lớn, các căn cứ lõm lại đón cán bộ, chiến sĩ bị thương về để chăm sóc, chữa trị trước khi đưa về căn cứ phía tây. Ở căn cứ lõm Kỳ Xuân, nhờ hệ thống hầm bí mật do cơ sở xây dựng đã tạo điều kiện cho các lực lượng chuyên trách của vành đai diệt Mỹ Chu Lai như đặc công, công binh, pháo binh bám trụ, tổ chức nhiều trận đánh táo bạo bất ngờ, mưu trí, tiêu diệt nhiều mục tiêu quan trọng ngay trong lòng hậu phương địch. Từ năm 1965, các tổ đặc công thuộc Tiểu đoàn đặc công 409 Quân khu thường xuyên về hoạt động ở Kỳ Xuân, ban ngày nằm hầm bí mật, được cơ sở cách mạng, quần chúng cách
mạng nuôi giấu, giúp đỡ tận tình, ban đêm được các du kích, giao liên hợp pháp chèo ghe đưa vào sát căn cứ Chu Lai, cảng Kỳ Hà để khảo sát, vẽ sơ đồ; ngoài ra các cơ sở cách mạng làm việc trong các sở Mỹ ở căn cứ Chu Lai thường xuyên cung cấp tình hình địch, các vị trí đóng quân, nơi đậu máy bay để ta vẽ sơ đồ tác chiến, phục vụ đắc lực cho các trận đánh bằng lực lượng đặc công hoặc pháo kích bắn phá căn cứ, sân bay, kho tàng, diệt được hàng trăm máy bay, tài chiến của quân Mỹ, gây cho chúng tâm lý căng thẳng, lo sợ. Căn cứ Bãi Sậy-Sông Đầm (xã Kỳ Anh, Kỳ Phú) có địa hình phức tạp, lau sậy um tùm, kết hợp với địa đạo Kỳ Anh che giấu các đơn vị vũ trang, du kích, đội công tác, lực lượng vũ trang huyện như V12, V18 và đơn vị đặc công của Tiểu đoàn 70, Tiểu đoàn 72, Tiểu đoàn 74 ém quân an toàn và tập kết chuẩn bị lực lượng tiến công đánh vào các cứ điểm của địch như An Hà, Núi Cấm, tỉnh đường Quảng Tín, mở rộng vùng giải phóng kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, binh vận làm mất nhuệ khí quân thù.
Từ năm 1969, các căn cứ lõm Ao Lầy, Bàu Bính trở thành những chiến trường khốc liệt, giành giật từng tất đất, từng người dân giữa ta và địch. Các đơn vị vũ trang của tỉnh, của huyện về đứng chân tại các căn cứ lõm thông qua hệ thống các địa đạo, các hầm bí mật để tập kết lực lượng, lương thực để trực tiếp đối đầu với quân thù, gây cho chúng nhiều thiệt hại nặng nề. Căn cứ lõm Ao Lầy trở thành chiến trường điển hình cho phương châm đấu tranh “hai chân ba mũi giáp công” giữa ta và địch. Lực lượng vũ trang ta đánh địch để tạo thế cho quần chúng đấu tranh chính trị, binh địch vận. Các cuộc đấu tranh của quần chúng đã làm suy yếu quân địch, tạo điều kiện để các lực lượng vũ trang đánh địch giành thắng lợi.
3.2.3. Căn cứ lõm là nơi động viên sự đóng góp sức người, sức của của nhân dân cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Do có quy mô nhỏ, lại bị địch đánh phá thường xuyên, khốc liệt nên hoạt động trực tiếp sản xuất tại căn cứ lõm rất hạn chế. Tuy nhiên, nhờ nằm ở vị trí chiến lược đông dân nhiều của, nằm ở cửa ngõ của thị xã, thị trấn, quận lỵ và có tuyến hành lang an toàn nối liền giữa vùng giải phóng của ta với vùng địch tạm thời kiểm soát nên các căn cứ lõm ở Quảng Nam đã phát huy được vai trò là nơi động viên một lượng lớn lương thực, thực phẩm, thuốc men từ trong vùng địch để cung cấp cho lực lượng cách mạng ở căn cứ cách mạng ở phía tây. Các căn cứ lõm còn là nơi vận động, tổ chức đưa thanh niên thoát ly tham gia kháng chiến.
Ở các căn cứ lõm ở thị xã Tam Kỳ, các cơ sở cách mạng trong vai các mẹ, các chị buôn gánh, bán bưng được các đồng chí lãnh đạo Thị ủy giao nhiệm vụ thường xuyên ra vào vùng địch, vùng ta để giữ vững hoạt động giao thương, buôn bán giữa các vùng. Trong những gánh bún, gánh chè, gánh mắm đi lại trong nội ô Tam Kỳ là những lon gạo,
hũ mắm, thuốc tây được ngụy trang cẩn thận, dễ dàng vượt qua các chốt điểm canh gác của quân địch để đưa vào vùng giải phóng cung cấp cho cách mạng. Nhiều mẹ, nhiều chị vừa là giao liên nắm tình hình địch, vừa thu mua lương thực, thực phẩm để đưa về căn cứ lõm cất giấu, đêm đêm những cán bộ, đội công tác từ căn cứ cách mạng phía tây bí mật đột nhập về căn cứ lõm mang đi. Chính tấm lòng của nhân dân đã góp phần giúp cho lực lượng cách mạng vượt qua những giai đoạn đói cơm lạt muối dài ngày do địch càn quét, đánh phá.
Ở căn cứ lõm Ao Lầy-Kỳ Thịnh, ta chủ trương mở cửa khẩu mậu dịch, hình thành chợ để duy trì hoạt động giao lưu buôn bán giữa bà con vùng giải phóng với bà con trong vùng địch chiếm. Mặt hàng trao đổi, buôn bán chủ yếu là gạo, muối, thuốc men, mắm… Hình thức vận chuyển mặt hàng chủ yếu là bằng buôn gánh. Thời điểm chợ tập trung đông người nhất là từ 12 giờ trưa đến khoảng 15 giờ chiều. Sự tồn tại của chợ kháng chiến tại Kỳ Thịnh có ý nghĩa rất quan trọng đối cuộc kháng chiến của ta lúc bấy giờ, thu mua lương thực, thực phẩm cung cấp cho bộ đội; đồng thời tạo điều kiện để tổ chức buôn bán bình thường giữa vùng ta với vùng địch, giữ quan hệ đi lại làm ăn buôn bán trong vùng địch kiểm soát, góp phần duy trì cung cấp lương thực, vận động tiểu thương các chợ bán lương thực và thực phẩm để chuyển về hậu cứ. Ngoài ra, qua trao đổi buôn bán, người dân Kỳ Thịnh nắm bắt thông tin về địch khá chính xác, kịp thời, biết được địch chuẩn bị kéo quân lên Kỳ Thịnh, quân số, sắc lính… để kịp báo cho lực lượng của ta chuẩn bị ứng phó.
Ở căn cứ lõm Bàu Bính, lực lượng cách mạng với quân số hàng ngàn người phải sống và chiến đấu trong điều kiện ngặt nghèo, thiếu thốn do bị địch bao vây, phong tỏa, hệ thống đường dây thu mua lương thực, thực phẩm đưa từ vùng địch về căn cứ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Các cơ sở hợp pháp trong các khu dồn móc nối với bà con Bình Dương ở các nơi Hà Lam, Hương An, Đà Nẵng, Tam Kỳ… gửi tiền về, móc nối thu mua lương thực, thực phẩm, thuốc men từ trong vùng địch, rồi qua đường dây từ Xuyên Tân, Phú Phong chuyển về căn cứ an toàn.
Như vậy, vấn đề giữ vững các tuyến hành lang, cửa khẩu vùng ven thị xã, thị trấn, quận lỵ có vai trò quan trọng trong việc huy động sự đóng góp lương thực, hàng hóa, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác từ vùng địch ra vùng giải phóng. Để giải quyết vấn đề trên, các cấp ủy đảng ở các bàn đạp, các tuyến hành lang, căn cứ lõm tập trung tuyên