Cấu trúc chương trình môn Lịch sử Địa lí lớp 5

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực sử dụng bản đồ cho học sinh trong dạy học phần địa lí lớp 5 1 (Trang 33)

7. Cấu trúc của luận văn:

2.2. Cấu trúc chương trình môn Lịch sử Địa lí lớp 5

2.2.1. Cấu trúc chung

2.2.1.1. Mục tiêu môn Lịch sử & Địa lí cấp Tiểu học

Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và địa lí với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc, từ đó góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

2.2.1.2. Các năng lực, phẩm chất cần đạt trong môn Lịch sử & Địa lí cấp Tiểu học

Yêu cầu cần đạt về các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung [12]

+ Môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.

+ Môn Lịch sử và Địa lí hình thành và phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và địa lí, biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Biểu hiện của các thành phần năng lực này được trình bày trong bảng.

Bảng 2.2. Các biểu hiện cần đạt của từng năng lực trong môn Lịch sử & Địa lí 5

Năng lực Biểu hiện cần đạt

Nhận thức khoa học lịch sử và

địa lí

– Kể, nêu, nhận biết được các hiện tượng địa lí, sự kiện lịch sử diễn ra trong cuộc sống theo mối quan hệ không gian – thời gian; một số giá trị, truyền thống kết nối con người Việt Nam; một số nền văn minh; một số vấn đề khó khăn mà nhân loại đang phải đối mặt. – Trình bày, mô tả được một số nét chính về lịch sử và địa lí của địa phương, vùng miền, đất nước, thế giới.

– Nêu được cách thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

Tìm hiểu lịch sử địa

– Biết quan sát, tra cứu tài liệu để tìm thông tin hoặc thực hiện điều tra ở mức độ đơn giản để tìm hiểu về các sự kiện lịch sử và hiện tượng địa lí; biết đọc lược đồ, biểu đồ, bản đồ tự nhiên, dân cư,... ở mức đơn giản.

– Từ những nguồn tư liệu, số liệu, biểu đồ, lược đồ, bản đồ,... nêu được nhận xét về đặc điểm và mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử và các đối tượng, hiện tượng địa lí.

– Trình bày được ý kiến của mình về một số sự kiện, nhân vật lịch sử và hiện tượng địa lí,..

- So sánh, nhận xét, phân biệt được sự đa dạng về tự nhiên, dân cư, lịch sử, văn hoá ở một số vùng miền; nhận xét được tác động của thiên nhiên đến hoạt động sản xuất của con người và tác động của con người đến tự nhiên.

Vận dụng kiến thức,

– Xác định được vị trí của một địa điểm, một phạm vi không gian trên bản đồ; sử dụng được đường thời gian để biểu diễn tiến trình

Năng lực Biểu hiện cần đạt kĩ năng đã

học

phát triển của sự kiện, quá trình lịch sử.

– Sử dụng được biểu đồ, số liệu,... để nhận xét về một số sự kiện lịch sử, hiện tượng địa lí.

– Biết sưu tầm và sử dụng các nguồn tư liệu lịch sử và địa lí để thảo luận và trình bày quan điểm về một

số vấn đề lịch sử, địa lí, xã hội đơn giản.

– Vận dụng được kiến thức lịch sử và địa lí đã học để phân tích và nhận xét ở mức độ đơn giản tác động của một sự kiện, nhân vật lịch sử và hiện tượng địa lí,... đối với cuộc sống hiện tại.

– Đề xuất được ý tưởng và thực hiện được một số hành động như: sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá,...

Địa lí ở tiểu học giúp HS khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc, từ đó góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Các năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động.

Các năng lực chuyên biệt trong môn Địa lí :

+ Năng lực tư duy tổng hợp lãnh thổ (đặc trưng của môn Địa lí) + Năng lực học tập ngoài thực địa.

+ Năng lực sử dụng bản đồ.

+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê.

+ Năng lực sử dụng ảnh, hình vẽ, video, mô hình....

Bảng 2.3. Các năng lực chuyên biệt của môn Địa lí Năng lực Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tư duy tổng hợp lãnh thổ Xác định được mối quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần tự nhiên, kinh tế – xã hội trên lãnh thổ Xác định được mối quan hệ tương hỗ giữa nhiều thành phần tự nhiên, kinh tế – xã hội trên lãnh thổ

- Phân tích được mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên và kinh tế – xã hội trên lãnh

thổ. Xác định được mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên

và kinh tế – xã hội trên lãnh thổ Giải thích được mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên và kinh tế – xã hội trên lãnh thổ Học tập ngoài thực địa. Xác định được vị trí, giới hạn, các yếu tố tự nhiên và kinh tế – xã

hội của địa điểm học tập và nghiên cứu. Quan sát và ghi chép được một số đặc điểm của các yếu tố tự nhiên và kinh tế – xã hội của địa điểm

học tập và nghiên cứu.

Thu thập được các thông tin về các đặc điểm tự nhiên và kinh tế – xã hội

của địa điểm học tập và nghiên cứu. Phân tích các thông tin thu thập được về

các đặc điểm tự nhiên và kinh tế – xã hội của địa điểm học tập và nghiên cứu. Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa điểm học tập và nghiên cứu. Sử dụng bản đồ. Xác định được phương hướng, vị trí, giới hạn của các đối tượng tự Mô tả được đặc điểm về sự phân bố, quy mô, tính chất, cấu trúc, động lực của các So sánh được sự giống nhau và khác nhau về đặc điểm tự nhiên và kinh tế –

xã hội của hai khu vực được thể hiện trên

bản đồ. Giải thích và chứng minh được sự phân

Sử dụng bản đồ trong học tập và trong các hoạt động thực tiễn như khảo sát, tham quan,

nhiên và kinh tế – xã hội trên bản đồ đối tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội được thể hiện trên bản đồ

bố, đặc điểm hoặc mối quan hệ của các yếu tố tự

nhiên và kinh tế – xã hội được thể hiện trên bản đồ

thực hiện dự án… ở ngoài thực địa có hiệu quả. Sử dụng số liệu thống kê. Qua bảng số liệu thống kê và biểu đồ, nhận xét được quy mô, cơ cấu và xu hướng

biến đổi của các đối tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội Qua bảng số liệu thống kê và biểu đồ, So sánh được

quy mô, cơ cấu và xu hướng biến đổi của các đối tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội

Phân tích được mối quan hệ giữa các đối tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội của một lãnh thổ được thể

hiện qua bảng số liệu thống kê.

Giải thích, chứng minh được quy mô, cơ cấu, xu

hướng biến đổi của các đối tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội thể hiện qua bảng số liệu thống kê

và biểu đồ Sử dụng số liệu thống kê để chứng minh, giải thích cho các vấn đề tự nhiên hay kinh tế – xã hội của một lãnh thổ nhất định Sử dụng ảnh, hình vẽ, video, hình.... Nhận biết được các đặc điểm của các đối tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội được thể hiện trên hình vẽ, So sánh được những điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội được thể hiện trên hình vẽ,

Phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế – xã hội

được thể hiện trên tranh ảnh, video clip,… Giải thích được các mối

quan hệ nhân quả giữa các đối tượng tự nhiên và

kinh tế – xã hội thể hiện

Sử dụng tranh ảnh để chứng minh hay giải thích cho các hiện tượng tự nhiên hay kinh tế – xã hội của một lãnh thổ

tranh ảnh, mô hình,…

tranh ảnh, mô hình,..

trên tranh ảnh, video clip,…

2.2.1.3. Nội dung môn học Lịch sử & Địa lí

Mạch nội dung chương trình môn học không tách thành hai phân môn Lịch sử và Địa lí mà các kiến thức lịch sử và địa lí được tích hợp trong các chủ đề về địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới theo sự mở rộng về không gian địa lí và xã hội (bắt đầu từ địa phương, vùng miền, đến đất nước và thế giới). Logic này đảm bảo để khi hoàn thành chương trình môn học ở bậc tiểu học, học sinh sẽ có kiến thức bước đầu về lịch sử và địa lí của địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới để học tiếp môn Lịch sử và Địa lí ở bậc trung học cơ sở. Chương trình cũng kết nối với kiến thức, kĩ năng của các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm,... giúp học sinh vận dụng tích hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống phù hợp với lứa tuổi.

Ở lớp 4: Ngoài phần mở đầu giúp học sinh làm quen với các phương tiện học tập môn Lịch sử & Địa lí, mạch kiến thức được thiết kế theo 6 chủ đề, bắt đầu từ địa phương em, đến các vùng miền đất nước, bao gồm các chủ đề: Địa phương em (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ. Phần Địa phương em ở chương trình lớp 4 sẽ học ở quy mô cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các địa phương căn cứ vào yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình để xây dựng nội dung dạy học cụ thể phù hợp. Đối với phần lịch sử và địa lí của các vùng miền, nhà trường ở mỗi vùng miền có thể linh hoạt trong việc sắp xếp thứ tự dạy học về các vùng miền cho phù hợp với sự phát triển không gian từ gần đến xa học sinh.

Ở lớp 5: Gồm 9 chủ đề về đất nước Việt Nam, các nước láng giềng, khu vực Đông Nam Á và thế giới; Đất nước và con người Việt Nam, Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam, Các nước láng giềng, Khu vực Đông Nam Á, Tìm hiểu thế giới, Chung tay xây dựng thế giới

2.2.2. Cấu trúc phần Địa lí lớp 5

2.2.2.1. Cấu trúc nội dung và các bản đồ giáo khoa trong phần Địa lí lớp 5

Chương trình địa lí lớp 5 bao gồm 2 nội dung cơ bản:

Địa lí Việt Nam : HS học về địa lí Tổ quốc một cách có hệ thống. Từ địa lí tự nhiên đến dân cư, kinh tế nhằm giúp cho HS có được các kiến thức mang tính khái quát về đất nước Việt Nam, đồng thời có một số kĩ năng, phương pháp tìm hiểu về địa lí một quốc gia, một lãnh thổ cụ thể và tăng thêm tình yêu quê hương đất nước. Địa lí thế giới : HS học về địa lí các châu lục, một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới. Phần nội dung này giúp HS mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài và giúp các em biết được một số phương pháp, kĩ năng tìm hiểu địa lí một châu lục. Tuy nhiên còn có thêm bài học về các đại dương trên thế giới để HS có cái nhìn tổng thể về bề mặt Trái đất.

Tên các bài học, mục tiêu và các bản đồ, lược đồ trong bài được thể hiện ở bảng 2.4

Bảng 2.4. Nội dung, mục tiêu cần đạt về kiến thức địa lí 5 và các bản đồ, lược đồ trong các bài học

Tên bài Mục tiêu Các bản đồ - lược đồ

trong bài (Hình ảnh được để ở PL5-PL6) Việt Nam – đất nước chúng ta

- Mô tả sơ lược về vị trí địa lí và giới hạn đất nước VN

- Nắm được trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực ĐNA. VN vừa có đất liền, vừa có đảo, quần đảo

- Những nước giáp phần đất liền nước ta: Lào, Campuchia, Trung Quốc

- Ghi nhớ diện tích phần đất liền VN 330.000km2

- Chỉ được phần đất liền VN trên bản đồ, lược đồ

Lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông

Nam Á.

Tên bài Mục tiêu Các bản đồ - lược đồ trong bài (Hình ảnh được để ở PL5-PL6) Địa hình và khoáng sản

- Nêu được đặc điểm chính của địa hình: Phần đất liền của VN có ¾ diện tích là đồi núi, ¼ diện tích là đồng bằng

- Nêu được tên một số khoáng sản chính của VN - Chỉ được các dãy núi, đồng bằng lớn trên bản đồ, lược đồ

- Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ, lược đồ

Lược đồ địa hình Việt Nam

Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam.

Khí hậu

- Nêu được đặc điểm chính của khí hậu VN + Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm

+ Có sự khác nhau giữa 2 miền Nam – Bắc - Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống sản xuất của nhân dân ta (tích cực và tiêu cực) - Chỉ được ranh giới khí hậu Bắc – Nam trên lược đồ

- Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức đơn giản

Lược đồ khi hậu

Sông ngòi

- Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi VN

- Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi

- Chỉ được vị trí 1 số con sông lớn trên lược đồ

Lược đồ sông ngòi

Vùng biển nước ta

- Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta

- Chỉ và kể tên được một số địa điểm nghỉ mát, ven biển nổi tiếng trên lược đồ

Lược đồ khu vực biển Đông

Tên bài Mục tiêu Các bản đồ - lược đồ trong bài (Hình ảnh

được để ở PL5-PL6)

Đất và rừng

- Biết được các loại đất chính của nước ta - Nêu được đặc điểm của đất phù sa, đất feralit - Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn

- Biết được một số tác dụng của rừng đối với đời sống sản xuất của nhân dân ta

Lược đồ phân bố rừng ở Việt Nam

Ôn tập

- Xác định và mô tả được vị trí nước ta trên bản

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực sử dụng bản đồ cho học sinh trong dạy học phần địa lí lớp 5 1 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)