Cấu trúc nội dung và các bản đồ giáo khoa trong phần Địa lí lớp 5

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực sử dụng bản đồ cho học sinh trong dạy học phần địa lí lớp 5 1 (Trang 39 - 47)

7. Cấu trúc của luận văn:

2.2.2.1. Cấu trúc nội dung và các bản đồ giáo khoa trong phần Địa lí lớp 5

Chương trình địa lí lớp 5 bao gồm 2 nội dung cơ bản:

Địa lí Việt Nam : HS học về địa lí Tổ quốc một cách có hệ thống. Từ địa lí tự nhiên đến dân cư, kinh tế nhằm giúp cho HS có được các kiến thức mang tính khái quát về đất nước Việt Nam, đồng thời có một số kĩ năng, phương pháp tìm hiểu về địa lí một quốc gia, một lãnh thổ cụ thể và tăng thêm tình yêu quê hương đất nước. Địa lí thế giới : HS học về địa lí các châu lục, một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới. Phần nội dung này giúp HS mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài và giúp các em biết được một số phương pháp, kĩ năng tìm hiểu địa lí một châu lục. Tuy nhiên còn có thêm bài học về các đại dương trên thế giới để HS có cái nhìn tổng thể về bề mặt Trái đất.

Tên các bài học, mục tiêu và các bản đồ, lược đồ trong bài được thể hiện ở bảng 2.4

Bảng 2.4. Nội dung, mục tiêu cần đạt về kiến thức địa lí 5 và các bản đồ, lược đồ trong các bài học

Tên bài Mục tiêu Các bản đồ - lược đồ

trong bài (Hình ảnh được để ở PL5-PL6) Việt Nam – đất nước chúng ta

- Mô tả sơ lược về vị trí địa lí và giới hạn đất nước VN

- Nắm được trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực ĐNA. VN vừa có đất liền, vừa có đảo, quần đảo

- Những nước giáp phần đất liền nước ta: Lào, Campuchia, Trung Quốc

- Ghi nhớ diện tích phần đất liền VN 330.000km2

- Chỉ được phần đất liền VN trên bản đồ, lược đồ

Lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông

Nam Á.

Tên bài Mục tiêu Các bản đồ - lược đồ trong bài (Hình ảnh được để ở PL5-PL6) Địa hình và khoáng sản

- Nêu được đặc điểm chính của địa hình: Phần đất liền của VN có ¾ diện tích là đồi núi, ¼ diện tích là đồng bằng

- Nêu được tên một số khoáng sản chính của VN - Chỉ được các dãy núi, đồng bằng lớn trên bản đồ, lược đồ

- Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ, lược đồ

Lược đồ địa hình Việt Nam

Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam.

Khí hậu

- Nêu được đặc điểm chính của khí hậu VN + Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm

+ Có sự khác nhau giữa 2 miền Nam – Bắc - Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống sản xuất của nhân dân ta (tích cực và tiêu cực) - Chỉ được ranh giới khí hậu Bắc – Nam trên lược đồ

- Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức đơn giản

Lược đồ khi hậu

Sông ngòi

- Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi VN

- Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi

- Chỉ được vị trí 1 số con sông lớn trên lược đồ

Lược đồ sông ngòi

Vùng biển nước ta

- Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta

- Chỉ và kể tên được một số địa điểm nghỉ mát, ven biển nổi tiếng trên lược đồ

Lược đồ khu vực biển Đông

Tên bài Mục tiêu Các bản đồ - lược đồ trong bài (Hình ảnh

được để ở PL5-PL6)

Đất và rừng

- Biết được các loại đất chính của nước ta - Nêu được đặc điểm của đất phù sa, đất feralit - Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn

- Biết được một số tác dụng của rừng đối với đời sống sản xuất của nhân dân ta

Lược đồ phân bố rừng ở Việt Nam

Ôn tập

- Xác định và mô tả được vị trí nước ta trên bản đồ

- Biết được hệ thống hóa kiến thức đã học về địa lí tự nhiên VN

- Nêu tên và chỉ được vị trí các dãy núi, đồng bằng, sông lớn, đảo, quần đảo trên bản đồ

Sử dụng lại các lược đồ của bài trước để ôn

cho học sinh.

Dân số nước ta

- Biết sơ lược dân số, sự gia tăng dân số VN - Biết sự tác động của dân số tăng và nhanh - Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số

Các dân tộc và sự phân

số dân

- Biết sơ lược về sự phân bố dân cư VN

- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ về dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết 1 số đặc điểm về sự phân bố dân cư

Lược đồ mật dộ dân số Việt Nam

Nông nghiệp

- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển nông nghiệp ở nước ta

- Trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp - Biết được nước ta có nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất

Tên bài Mục tiêu Các bản đồ - lược đồ trong bài (Hình ảnh

được để ở PL5-PL6) - Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số

loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta

- Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu phân bố của nông nghiệp

Lâm nghiệp và thủy

sản

- Nêu được một số đặc điểm về tình hình phát triển, phân bố lâm nghiệp và thủy sản

- Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu phân bố của lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp

- Biết được nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp

- Nêu tên 1 số sản phẩm của ngành công nghiệp và thủ công nghiệp

- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét được cơ cấu của công nghiệp

Công nghiệp

(tiếp theo)

- Nêu được tình hình phân bố của 1 số ngành công nghiệp

- Sử dụng bản đồ để bước đầu nhận xét được sự phân bố của công nghiệp

- Chỉ được 1 số trung tâm công nghiệp lớn của nước ta

Lược đồ công nghiệp Việt Nam

Tên bài Mục tiêu Các bản đồ - lược đồ trong bài (Hình ảnh được để ở PL5-PL6) thông vận tải vận tải nước ta

- Chỉ được 1 số tuyến đường chính trên bản đồ - Sử dụng bản đồ, lược đồ để nhận xét sự phân bố giao thông vận tải

vận tải

Thương mại và du lịch

- Nêu được 1 số đặc điểm nổi bật của thương mại và du lịch nước ta

- Nhớ tên được 1 số địa điểm du lịch

Ôn tập

- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản

- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta

- Biết được hệ thống hóa kiến thức đã học về địa lí tự nhiên VN

- Nêu tên và chỉ được vị trí các dãy núi, đồng bằng, sông lớn, đảo, quần đảo trên bản đồ

Sử dụng lại các lược đồ của bài trước để ôn

cho học sinh.

Châu Á

- Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới - Nêu được vị trí giới hạn của Châu Á

-Nêu được 1 số đặc điểm và địa hình, khí hậu của châu Á

- Sử dụng được quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu Á

- Đọc được tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Á trên bản

Lược đồ các châu lục và đại dương.

Lược đồ các khu vực Châu Á

Tên bài Mục tiêu Các bản đồ - lược đồ trong bài (Hình ảnh được để ở PL5-PL6) đồ, lược đồ Châu Á (tiếp theo)

- Nêu được 1 số đặc điểm về dân cư của châu Á - Nêu được 1 số đặc điểm về hoạt động sản xuất của dân cư châu Á

- Nêu được 1 số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á

- Sử dụng tranh ảnh, lược đồ, bản đồ để nhận biết 1 số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Á

Lược đồ kinh tế một số nước Châu Á Các nước láng giềng

- Dựa vào bản đồ, lược đồ xác định được vị trí địa lí của Campuchia, Lào, Trung Quốc và đọc được tên thủ đô của 3 nước này

- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Campuchia và Lào

- Biết được Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại

Châu Âu

- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của Châu Âu

- Nêu được 1 số đặc điểm địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của người dân Châu Âu - Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu - Đọc được tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của Châu Âu trên

Lược đồ tự nhiên châu Âu

Tên bài Mục tiêu Các bản đồ - lược đồ trong bài (Hình ảnh

được để ở PL5-PL6) lược đồ

- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân Châu Âu

Một số nước ở Châu

Âu

- Nêu được 1 số đặc điểm nổi bật của 2 quốc gia Pháp và Liên Bang Nga

- Chỉ được vị trí và thủ đô của nước Pháp và Liên Bang Nga trên bản đồ

Lược đồ một số nước châu Âu

Ôn tập

- Tìm được vị trí Châu Á, Châu Âu trên bản đồ - Khái quát đặc điểm châu Âu, châu Á về: Diện tích, địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động kinh tế

Sử dụng lại các lược đồ của bài trước để ôn

cho học sinh.

Châu Phi

- Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi - Nêu được 1 số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Phi

- Sử dụng được quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận xét vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi

- Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa – ha – ra trên lược đồ

Lược đồ tự nhiên Châu Phi

Châu Phi (tiếp theo)

- Nêu được 1 số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân Châu Phi

- Nêu được 1 số đặc điểm nổi bật của Ai Cập - Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập

-

Tên bài Mục tiêu Các bản đồ - lược đồ trong bài (Hình ảnh

được để ở PL5-PL6)

châu Mĩ

- Nêu được 1 số đặc điểm về địa hình, khí hậu - Sử dụng quả địa cầu, lược đồ, bản đồ, nhận biết vị trí, giới hạn, lãnh thổ châu Mĩ

- Chỉ và đặt tên được các dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ

Châu Mĩ (tiếp

theo)

- Nêu được 1 số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ

- Nêu được 1 số đặc điểm của Hoa Kì

- Chỉ và đọc được trên bản đồ tên và thủ đô của Hoa Kì Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết 1 số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ

Châu Đại Dương Châu Nam Cực - Xác định vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương và châu Nam Cực

- Biết được Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới

- Sử dụng quả địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực

- Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của Châu Đại Dương

Lược đồ tự nhiên Châu Đại Dương

Lược đồ châu Nam Cực

Các đại dương

- Ghi nhớ được tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc

Lược đồ Bắc bán cầu và Nam bán cầu

Tên bài Mục tiêu Các bản đồ - lược đồ trong bài (Hình ảnh

được để ở PL5-PL6)

trên thế giới

Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.

- Nhận biết và nêu được vị trí của từng đại dương trên bản đồ hoặc địa cầu

- Sử dụng bảng số liệu, bản đồ để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích độ sâu của mỗi đại dương

Ôn tập cuối năm

- Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ thế giới

- Hệ thống được 1 số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Nam Cực, châu Đại Dương

Sử dụng lại các lược đồ của bài trước để ôn cho học sinh.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực sử dụng bản đồ cho học sinh trong dạy học phần địa lí lớp 5 1 (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)