7. Cấu trúc của luận văn:
4.4.2. Kết quả về mặt định tính
Qua kết quả kiểm tra và đánh giá năng lực sử dụng bản đồ trong dạy học phần Địa lí lớp 5 ở trên, chúng ta thấy: nếu vận dụng các biện pháp phù hợp với đối tượng để phát triển năng lực sử dụng bản đồ cho HS một cách liên tục, đều đặn ở các mức độ từ thấp lên cao, các năng lực được lặp lại có tính quy luật ở từng bài thì sẽ mang lại hiệu quả cao cả về phát triển năng lực bản đồ và về nhận thức kiến thức địa lý. Kết quả cụ thể cho thấy như sau:
- HS được chú trọng rèn luyện năng lực sử dụng bản đồ từ mức thấp nhất là 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10
nhận thức được đối tượng, chỉ và đọc tên được đối tượng, xác định được vị trí của đối tượng đó trên bản đồ, các em sẽ nhận thức được bản đồ cũng là một cuốn sách, trình bày về các đối tượng sự vật bằng ngôn ngữ đặc biệt; Đến mức độ cao hơn là mô tả được đặc điêm bên ngoài của các đối tượng trên bản đồ, khó hơn nữa là xác định được các mối quan hệ đơn giản giwuax các sự vật hiện tượng trên bản đồ. Các em đã tự mình nhận thức được kiến thức, tự mình tìm hiểu và có thể giải thích được các hiện tượng địa lý tự nhiên xã hội được biểu hiện trên bản đồ, đó cũng chính là những kiến thức địa lý cơ bản mà các em cần nắm vững
- So sánh về năng lực sử dụng bản đồ ở lớp TN và ĐC chúng tôi cũng nhận thấy: mức độ chênh lệch giữa hai năng lực Năng lực nhận biết, chỉ, đọc đối tượng trên bản đồ và Năng lực xác định được vị trí địa lí không nhiều vì đây là năng lực tương đối dễ, các em đã được GV hướng dẫn qua ở lớp 4 nên đa phần các em đều xác định đúng. Nhưng ở 2 năng lực sau đó là Năng lực mô tả đối tượng và Năng lực xác lập mối quan hệ đơn giản trên bản đồ thì đã có sự chênh lệch rất nhiều vì hầu hết các em ở lớp ĐC chưa nắm được các thao tác khai thác bản đồ một cách hiệu quả. Sau khi dạy theo đúng các bước phát triển năng lực sử dụng bản đồ cho HS, lớp TN đã có tiến bộ đáng kể trong việc đọc bản đồ ở các mức độ, nhất là các mức độ cao hơn. Các em biết sử dụng bản đồ một cách thành thạo hơn, đặc biệt là các lược đồ và bản đồ trong SGK. Từ đó, các em ghi nhớ kiến thức được tốt hơn. Còn đối với lớp ĐC, các em chưa được hướng dẫn kĩ các bước, chỉ dạy theo phương thức bình thường nên GV cần rất nhiều câu hỏi gợi mở mới giúp các em đọc hiểu được lược đồ và khi kiểm tra bài cũ, GV nhận thấy HS còn khó khăn trong việc nhớ kiến thức vì còn nhiều em chưa hiểu, còn dùng phương thức học thuộc lòng nên không khai thác được đầy đủ kiến thức mà bản đồ đem lại. Từ bảng so sánh kết quả đánh giá năng lực cho thấy, việc sử dụng tốt bản đồ giúp các em HS có thể hiểu kiến thức dễ dàng hơn, sâu sắc hơn.
Từ các kết quả định lượng trên, chứng tỏ các lớp TN đã nắm được kiến thức cơ bản và phát triển được năng lực sử dụng bản đồ và các biện pháp mà đề tài đề xuất mang tính khả thi, có khả năng mang lại chất lượng tốt và hiệu quả.
HS ở lớp TN do được GV hướng dẫn theo quy trình phù hợp, có điều kiện được rèn luyện các kĩ năng đọc bản đồ nên kết quả học tập cao hơn so với lớp ĐC, các em dễ hiểu bài và nhớ bài lâu hơn.
Nhận xét: Từ các kết quả TNSP và các biện pháp khác như: dự giờ các học, ôn tập, xem xét các hoạt động của GV và HS trên lớp; đồng thời trao đổi với các GV và HS sau tiết học cho phép chúng tôi có một số nhận xét sau đây:
HS lớp TN nắm vững kiến thức cơ bản hơn, vì thực hiện đúng theo quy trình mà GV đã hướng dẫn, các em có thể phát triển năng lực vận dụng kiến thức để thực hiện một cách thành thạo các thao tác cần thiết trong phần Địa lí lớp 5: xác định vị trí, mô tả đối tượng, rút ra được mối quan hệ giữa các đối tượng.
Tạo cho HS có hứng thú hơn với môn địa lí và khả năng vận dụng kiến thức một cách linh hoạt
Như vậy, các biện pháp phát triển năng lực sử dụng bản đồ trong dạy học phần Địa lý lớp 5 mà đề tài đề xuất là có tính khả thi, nếu được vận dụng một cách đều đặn sẽ mang lại hiệu quả trong việc giảng dạy địa lí, giúp HS nắm được kiến thức và phát triển được các kĩ năng địa lý cần có.
PHẦN KẾT LUẬN 1.Kết quả thực hiện đề tài
Trên cơ sở kế thừa những cơ sở lý luận và thực tiễn, qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đánh giá luận văn đã đạt được những kết quả đánh lưu ý như sau:
- Đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực sử dụng bản đồ trong dạy học phần Địa lý lớp 5 cho HS
- Thực hiện điều tra khảo sát về thực trạng phát triển năng lực sử dụng bản đồ trong dạy học phần Địa lý lớp 5 ở một số trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tập trung vào các nội dung như thực trạng dạy học phần Địa lý lớp 5, nhận thức của GV và HS về vai trò của bản đồ trong học tập địa lý, phương pháp sử dụng bản đồ của giáo viên Tiểu học trong dạy học địa lý ở tiểu học.
- Phân tích cương trình và sách giáo khoa phần Địa lý lớp 5 và xác định được danh mục hệ thống bản đồ và đặc điểm các bản đồ trong sách giáo khoa Địa lí 5. Đây là địa chỉ cụ thể để đề xuất các biện pháp phát triển năng lực sử dụng bản đồ cho HS - Xác định được quy trình và biện pháp để phát triển 4 năng lực sử dụng bản đồ trong dạy học phần Địa lý lớp 5. Đó là, các biện pháp phát triển năng lực nhận biết, chỉ và đọc đối tượng địa lý trên bản đồ; các biện pháp phát triển năng lực xác định vị trí địa lý của các đối tượng trên bản đồ; các biện pháp phát triển năng lực mô một số đối tượng trên bản đồ và các biện pháp phát triển năng lực phát hiện các mối quan hệ đại lý đơn giản trên bản đồ. Mỗi biện pháp phát triển năng lực đều có ví dụ minh họa cụ thể trong các bài học
- Đã thiết kế 2 giáo án và dạy thực nghiệm tại 2 trường Tiểu học Trần Cao Vân và Duy Tân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Xây dựng tiêu trí đánh giá năng lực sử dụng bản đồ, phân tích kết quả thực nghiệm
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn thể hiện những biện pháp phát triển năng lực sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí lớp 5 mà đề tài đề xuất là có tính khả thi, có khả năng đem lại hiệu quả trong dạy học theo hướng phát triển năng lực, giờ học tạo cho học sinh hứng thú, yêu thích bộ môn Địa lý.
Phạm vi thực nghiệm còn hẹp, thời gian thực nghiệm ngắn, chưa mở rộng địa bàn thực nghiệm ra các trường tiểu học ở các quận khác trong thành phố.
Đề tài chỉ mới thực nghiệm ở một số bài nhất định và cũng chỉ tiến hành thực nghiệm 1 lần nên không lặp lại được 2,3 lần
3.Hướng phát triển đề tài
Mở rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài dựa trên nguyên tắc và quy trình xây dựng các biện pháp theo hướng phát triển năng lực xem bản đồ. Vận dụng nghiên cứu ở các bài trong SGK địa lí 5 nói riêng và các nội dung khác trong chương trình địa lí cấp tiểu học.
Để ứng dụng đề tài vào dạy học địa lí 5 hiệu quả chúng tôi có một số định hướng sau đây:
Giáo viên trong hệ thống các trường Tiểu học tiếp tục phải bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học môn địa lí.
Chúng tôi hy vọng rằng, những đóng góp của luận văn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, phù hợp với mục tiêu của ngành giáo dục đặt ra trong giao đoạn hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Thị Lan Anh (2016), Sử dụng kênh hình sách giáo khoa trong dạy học Địa lí 10 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh, NXB Đại học Huế.
2. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông (Chương trình tổng thế), ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT – BGDĐT, ngày 26/12/2018.
3. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2014), Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kĩ năng, kiến thức các môn học ở Tiểu học, năm học 2014 – 2015.
5. Bộ Giáo dục và đào tạo, dự án Việt – Bỉ (2010), Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
6. Chương trình môn Lịch sử - Địa lí lớp 5
7. Vũ Đình Chiến (2004), Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa địa lý lớp 7, NXB Đại học Huế.
8. Lê Quang Dốc (2004), Bản đồ giáo khoa, NXB
9. Lâm Quang Dốc (2006), Hướng dẫn sử dụng bản đồ, lược đồ trong SGK Địa lí ở nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục.
10.Lâm Quang Dốc (2006), Hướng dẫn sử dụng bản đồ, lược đồ trong SGK Địa lí ở nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục.
11.Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (2004), Lí luận dạy học Địa Lí, NXB
12.Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2003), Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực, NXB ĐHSP Hà Nội.
13.Phạm Minh Hạc (1992), Một số vấn đề tâm lí học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
14.Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục Hà Nội.
15.Nguyễn Thị Phương Nam (2017), Rèn kỹ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực, NXB Đại học Huế. 16.Nguyễn Trọng Phúc (1998), Phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học địa lí ở
17.Nguyễn Trọng Phúc (2000), Phương tiện, thiết bị kĩ thuật trong dạy họcđịa lí, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
18.Nguyễn Cảnh Toàn (2002) Học và dạy cách học, NXB Giáo dục.
19.Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục.
20.Từ điển Tiếng Việt.
21.Nguyễn Văn Thạch (2017), Sử dụng phối hợp các phương tiện trong dạy học Địa lí 11 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực, NXB Đại học Huế. 22.Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen (2006), Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở THPT,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
23.Nguyễn Đức Vũ (2004), Phạm thị Sen, Đổi mới phương pháp dạy học Địa líở THPT, NXB Giáo Dục.
24.Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Ngọc Minh (2012), Giáo trình Phương pháp dạy học Địa lí trung học phổ thông, NXB Đại học Huế.
25.Nguyễn Đức Vũ (2014), Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực, NXB Đại học Huế.
26.Nguyễn Đức Vũ (2015), Nâng cao năng lực vận dụng và giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy học môn Địa lí THPT, NXB Đại học Huế.
27.Nguyễn Đình Vỳ, Lê Thông (2010), Dạy học phát triển năng lực môn Lịch sử & Địa lí ở Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm.
28.Website http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn 29.Webiste http://google.com.vn
30.Webiste http://vi.wikipediotiengviet 31.Website http://ungdungmoi.edu.vn
PHỤ LỤC 1
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN DẠY ĐỊA LÍ VỀ VIỆC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỂ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC XEM BẢN ĐỒ CHO
HỌC SINH
Họ và tên giáo viên : ……… Thâm niên công tác :………. Trường Tiểu học : ………. Xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nội dung sau bằng cách đánh dấu (x) vào ô thích hợp :
1. Theo quý thầy (cô), để phát triển năng lực học tập của học sinh trong dạy học địa lí 5 hiện nay, việc sử dụng bản đồ SGK là :
a. Rất cần thiết b. Cần thiết c. Không cần thiết d. Ý kiến khác :……….
2. Qúy thầy (cô) sử dụng bản đồ trong SGK địa lí 5 ở mức độ nào?
a. Thường xuyên. b. Thỉnh thoảng. c. Không sử dụng.
d. Chỉ sử dụng theo nội dung bài cần thiết.
3. Trong dạy học địa lí lớp 5, quý thầy (cô) sử dụng bản đồ theo hướng :
a. Khai thác như nguồn tri thức. b. Minh họa cho bài giảng.
c. Cả hai cách tr
4. Qúy thầy (cô) thường sử dụng bản đồ SGK trong các bước nào của quá trình dạy học trên lớp (Đánh giá theo mức độ ưu tiên 1,2,3,4,5)
a. Trước khi lên lớp. b. Dạy phần mở bài. c. Dạy phần bài mới. d. Củng cố bài học. e. Kiểm tra đánh giá.
f. Tất cả các bước trên.
g. Ý kiến khác :……….
5. Theo đánh giá của quý thầy (cô), việc sử dụng bản đồ đã đem lại kết quả trong dạy học địa lí :
a. Tốt b. Khá
c. Không biến chuyển
6. Để phát huy hiệu quả của bản đồ trong quá trình dạy học địa lí, theo quý thầy (cô) cần phải làm gì?
……… ……… ……… ……… ………
PHỤ LỤC 2
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH VỀ VIỆC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC XEM BẢN ĐÒ CHO HỌC SINH
Họ và tên học sinh :……… Trường : ………... Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn địa lí, các em vui lòng trả lời các câu hỏi sau :
1. Khi thầy (cô) sử dụng bản đồ trong quá trình giảng dạy, em thấy :
a. Thích
b. Không thích
c. Có cũng được, không có cũng được.
2. Khi nghe giảng bài có gán với bản đồ, em thấy :
a. Hứng thú, dễ hiểu, dễ nhớ bài, khắc sâu kiến thức hơn. b. Rắc rối, khó tiếp thu bài học.
c. Bản đồ không ảnh hưởng đến quá trình học địa lí.
3. Khi làm việc với bản đồ, em thấy khó khắn gì ?
a. Chưa biết cách khai thác bản đồ. b. Chưa hiểu rõ mục đích của bản đồ. c. Cả hai khó khăn trên.
4. Theo em, thầy (cô) giáo nên giúp các em như thế nào để khai thác bản đồ có hiệu quả trong giờ học địa lí?
a. Dựa vào bản đồ giải thích kiến thức bài học. b. Hướng dẫn khai thác nội dung bản đồ. c. Nêu nội dung bản đồ.
d. Ý kiến khác : ………
5. Em có đề nghị gì với thầy (cô) giáo về vấn đề dạy học có bản đồ :
……… ………
PHỤ LỤC 3
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 5 BÀI: KHÍ HẬU A.MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam và nhận
biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta và ranh giới khí hậu Bắc - Nam
- Kỹ năng vận dụng kiến thức: Xác định được các hướng gió trên lược đồ và
giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa và ảnh hưởng của khí hậu đối với đời sống và hoạt động sản xuất
- Thái độ: Hình thành ý thức phòng chống thiên tai do ảnh hưởng của khí hậu
II. CHUẨN BỊ: Bản đồ địa lí tự nhiên và bản đồ khí hậu Việt Nam. Quả địa cầu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
Tổ chức trò cho : Em là nhà địa lí học