Biện pháp phát triển năng lực xác lập các mối quan hệ đơn giản trên bản đố

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực sử dụng bản đồ cho học sinh trong dạy học phần địa lí lớp 5 1 (Trang 81)

7. Cấu trúc của luận văn:

3.2.4. Biện pháp phát triển năng lực xác lập các mối quan hệ đơn giản trên bản đố

3.2.4. Biện pháp phát triển năng lực xác lập các mối quan hệ đơn giản trên bản đồ đồ

3.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa

- Các mối quan hệ địa lý phản ánh bản chất bên trong của các sự vật hiện tượng địa lý. Các mối quan hệ địa lý rất phức tạp, đa dạng như mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với tự nhiên, yếu tố kinh tế với kinh tế, tự nhiên với kinh tế, tự nhiên với xã hội với kinh tế,… Các mối quan hệ diễn ra theo cả chiều dọc và chiều ngang và có nhiều mức độ từ đơn giản đến phức tạp.

- Đây là một năng lực hết sức quan trọng, nó được hình thành sau các năng lực nhận biết, chỉ, đọc các đối tượng, xác định vị trí và mô tả đặc điểm các đối tượng địa lí trên bản đồ. Năng lực này đòi hỏi HS vừa phải có kiến thức, hiểu biết nhất định về bản chất của các sự vật hiện tượng địa lý, vừa phải tư duy, suy luận. Các kiến thức này không viết cụ thể trên bản đồ, mà chỉ thông qua kí hiệu và tư duy địa lý để suy luận, rút ra các mối quan hệ giữa các yếu tố trên bản đồ. Ở phần Địa lí lớp 5, HS chưa có nhiều kinh nghiệm và nhiều kiến thức địa lí, nên chỉ cần xác lập được các mối quan hệ địa lí ở mức đơn giản đơn giản như giữa vị trí địa lí và khí hậu, giữa khí hậu và sự phát triển nông nghiệp, giữa biển và ngành đánh bắt hải sản,…

3.2.4.2. Cơ sở khoa học

Các đối tượng và sự vật địa lí luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và gắn liền với không gian lãnh thổ. Trên bản đồ các mối quan hệ này thể hiện thông qua ngôn ngữ đặc biệt của bản đồ. Do đó, HS vừa phải có kiến thức bản đồ, vừa phải có kiến thức địa lí nhất định mới phát hiện ra. Phát triển năng lực xác lập được các mối quan hệ địa lí trên bản đồ là HS đã hiểu được bản chất, đặc điểm bên trong của sự vật hiện tượng địa lí, thể hiện được năng lực tư duy bậc cao

3.2.4.3. Quy trình và biện pháp thực hiện a. Quy trình tiến hành

- Bước 2: Học sinh xác đinh nội dung bài học được biểu hiện trên bản đồ để phát mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng địa lí

- Bước 3: Yêu cầu học sinh sử dụng bản đồ, nghiên cứu kỹ bảng chú giải và mô tả các đối tượng trên bản đồ có liên quan tới bài học (năng lực này được hình thành sau các năng lực đã nêu ở mục 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3 ở trên)

- Bước 4: Sau khi mô tả, GV hướng dẫn học sinh phát hiện lần lượt từng mối quan hệ (mức độ đơn giản) giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng hệ thống câu hỏi gợi mở và tổ chức thảo luận nhóm

- Bước 5: HS suy nghĩ, trao đổi, phân tích, giải thích, so sánh, tổng hợp, để nêu bản chất của các mối quan hệ, báo cáo trước lớp.

- Bước 6: GV bổ sung, làm rõ các mối quan hệ và chốt lại để HS hiểu, và ghi lại vào vở

b. Biện pháp thực hiện

- Dựa vào bài học GV hướng dẫn HS xác định được nội dung cơ bản của bài học và mục tiêu cần đạt được của bài học.

- GV yêu cầu HS đọc bài học và xác định xem các sự vật, hiện tượng trong bài học này có được biểu hiện trên bản đồ hay không, biểu hiện bằng phương pháp nào?

- Yêu cầu HS nghiên cứu kĩ bảng chú giải và đối chiếu lên bản đồ để biết các đối tượng được biểu hiện trên bản đồ và mô tả các đối tượng

- Dựa vào nội dung bài học và các mối quan hệ cần phát hiện, GV đặt các câu hỏi gợi mở, cho HS hoạt động nhóm để HS vận dụng các kiến thức đã học, các kiến thức vừa mô tả về đặc điểm các đối tượng, kết hợp với bản đồ để phát hiện và giải thích được các mối quan hệ.

- Lưu ý: GV cần làm cho học sinh phân biệt rõ các mức độ của các mối quan hệ:

+ Những mối quan hệ địa lý đơn giản: là những mối quan hệ thể hiện trực tiếp và tương đối rõ ràng trên bản đồ. Học sinh dễ nhận ra trong khi mô tả các đối tượng địa lý trên bản đồ, ví dụ như mối quan hệ giữa vì trí địa lí và giao thông đi lại, giữa

biển và khí hậu, giữa sông hồ và nguồn cung cấp nước, giữa đất đai và nông nghiệp, khoáng sản và công nghiệp,…

+ Những mối quan hệ địa lý phức tạp: là những mối quan hệ giữa nhiều yếu tố chi phối lẫn nhau, không biểu hiện rõ trên bản đồ, học sinh không dễ nhận thấy. Muốn phát hiện được HS phải có nhiều kiến thức địa lý, kiến thức bản đồ và tư duy sáng tạo mới phát hiện được như: mối quan hệ giữa nhiều yếu ttood tự nhiên trong một khu vực, mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và sự phát triển vùng kinh tế, mối quan hệ giữa tự nhiên – dân cư – kinh tế - xã hội,…

- Đối với dạy học phần Địa lý lớp 5, cần cho HS phát hiện được những mối quan hệ đơn giản, rõ ràng, làm cơ sở cho những lớp sau. Để HS có thể phát hiện được các mối quan hệ địa lí trên bản đồ, GV nên vận dụng các phương pháp dạy học như: sử dụng bản đồ kết hợp với đàm thoại gợi mở, phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm, cùng kết hợp công cụ là phiếu học tập,…

- Sau khi các nhóm thảo luận, GV tổ chức cho các em báo cáo trước lớp để các nhóm có thể bổ sung và làm rõ những mối quan hệ đó

- Cuối cùng GV chốt lại lần nữa để HS hiểu kĩ, nhớ lâu

c. Ví dụ minh họa :

Ví dụ 1: Việt Nam – đất nước chúng ta

Nội dung 1: Xác định vị trí địa lí của Việt Nam

* Mục tiêu: Sau khi HS xác định được vị trí địa lí (đã nêu ở mục 2.2.2), để HS phát hiện mối quan hệ giữa vị trí địa lý và sự thuận lợi đối với giao thông đường biển và giao lưu quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới

* Biện pháp tiến hành:

- Sau khi HS đã xác đinh được vị trí địa lí của VN là: Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực ĐNA; Việt Nam vừa có đất liền, vừa có đảo, quần đảo; Phần đất liền VN giáp với các nước: Trung Quốc ở phía Bắc, Lào, Campuchia ở phía Tây; Phía Đông giáp với biển Đông

- GV nêu câu hỏi để các nhóm suy nghĩ, thảo luận: vị trí địa lí của Việt Nam đối có thuận lợi gì đối với phát triển kinh tế?

- HS dựa vào bản đồ và những kiến thức mới phát hiện để thảo luận và đưa ra câu trả lời

- Sau đó GV gọi các nhóm trả lời câu hỏi

- GV nhấn mạnh mối quan hệ này và chốt lại: Vị trí địa lí của Việt Nam có những thuận lợi đối với phát triển kinh tế: Nằm ở ngã tư của các đường hàng hải và hàng không quốc tế. Nằm gần như trung tâm của khu vực ĐNÁ, nơi có nền kinh tế phát triển sôi động, thuận lợi cho việc giao lưu với nhiều nước trên thế giới bằng đừng bộ, đường biển và đường hàng không.

Ví dụ 2: Bài Khi hậu (phần Địa lí Việt Nam, trang 72)

Nội dung 1: Ngành trồng trọt

* Mục tiêu: HS cần phát hiện mối quan hệ giữa khí hậu và sự thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân (dự trên đặc điểm khí hậu đã học)

* Biện pháp tiến hành:

- GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam: nhiệt đới ẩm, gió mùa; Miền Bắc có một mùa đông lạnh, miền Nam nống đều trong năm

- GV nêu câu hỏi để các nhóm suy nghĩ, thảo luận:

+ Tại sao các cây trồng của Việt Nam chủ yếu là cây của xứ nóng? Các cây ôn đới trồng được ở miền nào?

+ Sự phân hóa theo mùa của khí hậu có ảnh hưởng gì đến phát triển nông nghiệp và đời sống nhân dân?

- HS dựa vào bản đồ và những kiến thức để phát hiện mối quan hệ giữa khí hậu và cây trồng

- Sau khi thảo luận, GV gọi các nhóm trả lời câu hỏi

- GV bổ sung, nhận xét và chốt lại mối quan hệ để HS hiểu rõ, và ghi lại vào vở

+ Khí hậu việt Nam là nhiệt đới nóng, ẩm, gió mùa thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, các loại cây trồng, vật nuôi nhiệt đới phát triển quanh năm,

+ Khí hậu phân hóa theo mùa: Mùa lạnh ở miền Bắc, nóng đều ở miền Nam, lam cho cây trồng vật nuôi đa dạng, miền Bắc trồng được cả những cây ở miền ôn đới lạnh

+ Khó khăn do có một mùa mưa và một mùa khô: mùa mưa thừa nước thường gây lũ lụt, mùa khô thiếu nước thường gây hạn hán,…

Ví dụ 3 : Bài Công nghiệp (tiếp theo)

Nội dung 1 : Phân bố các ngành công nghiệp

LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ

CÔNG NGHIỆP

* Mục tiêu : Sau khi HS nắm được sự phân bố khoáng sản ở Việt Nam, HS cần phát hiện mối quan hệ giữa sự phân bố khoáng sản đối với sự phân bố các ngành công nghiệp.

* Biện pháp thực hiện

- Sau khi HS nêu được sự phân bố khoáng sản ở Việt Nam : Nước ta có nhiều loại khoáng sản như than, dầu mỏ, khí tự nhiên, bô-xít, sắt, a-pa-tít, thiếc…Than và sắt tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc, thiếc ở Cao Bằng, a-pa-tít ở Lào Cai, bô-xít tập trung nhiều ở Tây Nguyên, dầu mỏ và khí tự nhiên ở biển Đông…. - GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận :

+ VN có nhiều loại khoáng sản, có thuận lợi gì cho ngành công nghiệp? + Sự phân bố của các khoáng sản có ảnh hưởng gì đến sự phân bố của các ngành công nghiệp?

- HS dựa vào lược đồ và kiến thức mới để phát hiện và đưa ra câu trả lời. - GV gọi các nhóm lên trả lời. GV nhận xét bổ sung : Nước ta là một đất nước giàu tài nguyên khoáng sản, phân bố đều trên cả nước, giúp cho ngành công nghiệp phát triển, tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động. Các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản được phân bố ở các nơi có mỏ khoáng sản (Than và sắt tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc, thiếc ở Cao Bằng, a-pa-tít ở Lào Cai, bô-xít tập trung nhiều ở Tây Nguyên, dầu mỏ và khí tự nhiên ở biển Đông….) Nơi nào có nhiều khoáng sản thì nơi đó tập trung nhiều trung tâm công nghiệp từ vừa đến rất lớn.

Tóm lại: Các năng lực về sử dụng bản đồ gồm nhiều năng lực, mỗi năng lực

có những mức độ khác nhau tùy theo các cấp học, lớp học. Hơn nữa các năng lực sử dụng bản đồ không nằm riêng rẽ tách biệt, mà nó có thể kết hợp nhiều năng lực trong một bài học như: trong bài Địa hình, khí hậu, sông ngòi đề kết hợp cả 4 năng lực nêu trên, có những năng lực đã được hình thành ở những bài trước đó như nhận biết, chỉ, đọc và xác định vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ, những năng lực đã hình thành này, làm cơ sở để phát triển những năng lực mới như mô tả đối tượng, xác lập mối quan hệ. Tùy thuộc vào nội dung bài học mà GV nhấn mạnh, tập trung vào năng lực mới, khó hơn.

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 4.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm nhằm để kiểm chứng kết quả nghiên cứu, thấy được mặt mạnh và những hạn chế của phát triển năng lực sử dụng bản đồ trong dạy học phần Địa lí lớp 5, đồng thời để kiểm tra lại về mục tiêu và nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra, từ đó có thể bổ sung, điều chỉnh đề tài cả phần lý thuyết cũng như phương pháp.

Việc thực nghiệm sư phạm còn khẳng định tính khả thi của các biện pháp phát triển năng lực sử dụng bản đồ trong dạy học phần Địa lí lớp 5 mà đề tài đề ra.

4.2. Nội dung thực nghiệm

Trên cơ sở mục tiêu, nội dung SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng, phân phối chương

trình Địa lí lớp 5 tiến hành soạn giáo án và nội dung phát triển năng lực sử dụng bản đồ cho học sinh lớp 5, sau đó tiến hành dạy thực nghiệm bằng các biện pháp đã đề ra.Chúng tôi chọn 2 giáo án thực nghiệm sau:

- Bài 3 : Khí hậu (SGK phần Địa lý lớp 5, trang 72) - Bài 4: Sông ngòi (SGK phần Địa lý lớp 5, trang 74)

4.3. Tổ chức thực nghiệm

4.3.1. Đối tượng, thời gian thực nghiệm

- Trường Tiểu học Trần Cao Vân (tp Đà Nẵng), chọn 2 lớp: 5/4 lớp TN và 5/2 lớp ĐC

- Trường Tiểu học Duy Tân (tp Đà Nẵng), chọn 2 lớp: 5/1 lớp TN và 5/2 lớp ĐC

- Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 10/2020 đến tháng 2/2021 - Địa điểm: 2 trường Tiểu học Trần Cao Vân và Duy Tân

Tên Bài Trường TH

Trần Cao Vân Trường TH Duy Tân Khi hậu Lớp TN: 5/4 (SS: 33 HS) Lớp TN: 5/1 (SS: 33 HS) Sông ngòi Lớp ĐC: 5/2 (SS: 32 HS) Lớp ĐC: 5/2 (SS: 32 HS) 4.3.2. Phương pháp thực nghiệm

năng lực sử dụng bản đồ mà đề tài đề xuất; Lớp ĐC dạy theo phương pháp mà thường ngày GV sử dụng

- Tổ chức kiểm tra việc hiểu kiến thức và năng lực sử dụng bản đồ của HS sau khi kết thúc 2 tiết dạy thực nghiệm và đánh giá, so sánh, đối chiếu kết quả giữa các lớp TN và lớp ĐC

4.3.3. Tiêu chí đánh giá năng lực bản đồ :

Bảng 4.1. Bảng tiêu chí đánh giá năng lực của bài Khí hậu

TT Các năng lực bản đồ Tiêu chí cần đạt Điểm

1 Năng lực nhận biết, chỉ, đọc đối tượng trên bản đồ

- HS đọc được tên lược đồ “Lược đồ khí hậu”.

- HS nhận biết được các đối tượng ở bảng chú giải, phân biệt được các kí hiệu về Miền khí hậu, hướng gió tháng 1 và tháng 7, kí hiệu dãy núi.

2

2 Năng lực xác định được vị trí địa lí

- HS đọc đường chỉ vĩ độ ở khung bản đồ

- Biết Việt Nam nằm ở đới khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.

2

3 Năng lực mô tả đối tượng

HS phát triển được năng lực mô tả khí hậu trên bản đồ:

+ Dựa vào hệ tọa độ trên lược đồ trong sách giáo khoa cho biết Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

+ Nhiệt độ, lượng mưa và các loại gió ở nước ta như thế nào?

+ Rút ra đặc điểm chung nhất của khí hậu Việt Nam

+ Việt Nam có mấy miền khí hậu? Ranh giới của các miền nằm ở đâu?

+ Nhiệt độ và lượng mưa của mỗi miền như thế nào?

4 Năng lực xác lập mối quan hệ đơn giản trên bản đồ

- Biết được mối quan hệ giữa vị trí địa lí và khí hậu

- Hiểu được mối quan hệ giữa biển, và ảnh hưởng của biển đến khí hậu Việt Nam.

2

Bảng 4.2. Bảng tiêu chí đánh giá năng lực của bài Sông ngòi

TT Các năng lực bản đồ Tiêu chí cần đạt Điểm 1 Năng lực nhận biết, chỉ, đọc đối tượng trên bản đồ

- HS đọc được tên lược đồ “Lược đồ sông ngòi”

- HS nhận biết được các đối tượng ở bảng chú giải. Phân biệt được các kí hiệu về Sông, hồ, nhà máy thủy điện.

2

2 Năng lực xác định được vị trí địa lí

- Đọc được tên các con sông lớn

- Chỉ và xác định được vị trí của một số con sông lớn trên bản đồ.

2

3 Năng lực mô tả đối tượng

HS phát triển được năng lực mô tả sông ngòi trên bản đồ.

+ Mạng lưới sông ngòi: Dày hay thưa, phân bố đều hay không đều, sông nhỏ hay lớn. các

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực sử dụng bản đồ cho học sinh trong dạy học phần địa lí lớp 5 1 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)