7. Cấu trúc của luận văn:
2.4.2.2. Kết quả điều tra tìm hiểu thực trạng dạy học phần Địa lí trong môn Lịch sử
sử & Địa lí lớp 5
Để tìm hiểu thực trạng sử dụng bản đồ ở trường Tiểu học, chúng tôi đã phát phiếu thăm dò ý kiến để tiến hành khảo sát 12 giáo viên giảng dạy Địa Lí tại các trường Tiểu học Trần Cao Vân , Duy Tân và 145 em học sinh đang học tại hai ngôi trường này.
Thời gian khảo sát : 2020 – 2021
Nội dung phiếu điều tra : Điều tra thực trạng giáo viên và học sinh sử dụng bản đồ để phát triển năng lực xem bản đồ trong dạy học địa lí (xem phần phụ lục)
Sau khi tiến hành điều tra, chúng tôi rút nhận định như sau :
a. Về nhận thức của giáo viên
Hầu hết các giáo viên đều đã được tập huấn về dạy học phát triển theo định hướng phát triển năng lực cho người học. Chính vì vậy, đa phần giáo viên nhận thức được tầm quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học phần Địa lí lớp 5. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy địa lí, giáo viên gặp nhiều khó khăn về việc truyền đạt kiến thức, xây dựng phương pháp hướng dẫn học sinh xem bản đồ, lược đồ,..do đó giáo viên khó có thể đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh trong cả lớp bởi thời lượng giảng dạy trong 1 tiết cũng hạn chế.
Bảng 2.5 Nhận thức của GV về việc sử dụng bản đổ để phát triển năng lực xem bản đồ cho học sinh
Ý kiến Số lượng giáo viên Tỷ lệ (%)
Rất cần thiết 9 75%
Cần thiết 3 25%
Không cần thiết 0 0
Kết quả trên đã phản ánh sự nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc sử dụng bản đồ để phát triển năng lực, không có giáo viên cho rằng việc này là không cần thiết.
b. Về mức độ và hướng dẫn sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí 5
Về mức độ sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí có kết quả điều tra thể hiện ở bảng
Bảng 2.6 Mức độ sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí lớp 5
Mức độ sử dụng Số lượng giáo viên Tỷ lệ (%)
Thường xuyên 4 33,3%
Thỉnh thoảng 8 66,7%
Không sử dụng 0 0%
Qua bảng trên, có GV thường xuyên sử dụng bản đồ trong dạy học, họ cho rằng việc sử dụng bản đồ có vai trò quan trọng trong việc phát huy tính tích cự và gây hứng thú cho HS trong việc học địa lí. Có GV thỉnh thoảng sử dụng bản đồ trong quá trinh giảng dạy, theo GV bản đồ đã có sẵn trong sách nên HS chỉ cần theo dõi và nắm bắt thống tin kiến thức từ đó là đủ.
Về hướng sử dụng bản đồ của GV trong dạy học địa lí, tôi điều tra, khảo sát cụ thể tại các trường thể hiện ở bảng 2.7
Bảng 2.7 Hướng sử dụng bản đổ trong dạy học địa lí tại trường Trần Cao Vân - Duy Tân Trường Tiểu học Số lượng GV sử dụng Hướng sử dụng
Minh họa Nguồn tri thức
Số lượng GV sử dụng Tỷ lệ % Số lượng GV sử dụng Tỷ lệ % Trần Cao Vân 7 2 28,6% 5 71,4% Duy Tân 5 1 20% 4 80% Tổng 12 3 25% 9 75%
Qua bảng cho thấy tỷ lệ GV sử dụng bản đồ theo hướng nguồn tri thức chiếm 75% , tuy nhiên giữa nhận thức của GV về cách sử dụng các kênh hình trong dạy học Địa lí với thực tế sử dụng chúng vẫn chưa phù hợp, còn 25% GV sử dụng bản đồ theo hướng minh họa nên chưa khai thác hết vai trò của bản đồ. Đồng thời, qua thực tiễn dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp, tôi thấy rằng trong huống sử dụng nguồn tri thức, hầu hết GV khi xây dựng tiết học chưa thực sự phát triển năng lực của HS, điều này sẽ hạn chế tới hiệu quả việc dạy học, đặc biết với yêu cầu giáo dục ngày nay là bên cạnh cung cấp kiến thức cần chú trọng nhiều hơn về phát triển năng lực học sinh.
c. Sử dụng bản đồ trong quá trình dạy học phát triển năng lực xem bản đồ cho HS
Qua kết quả điều tra thì hầu hết GV đều dành phần lớn thời gian sử dụng bản đồ tròn bước dạy bài mới. Bởi đây là bước quan trọng, chiếm nhiều thời gian nhất của tiết học. Các bước còn lại như ôn bài cũ, củng cố bài hoặc kiểm tra đánh giá HS thì hầu như GV sử dụng rất ít.
d. Thực trạng về phía học sinh
bản đồ để dạy học, giúp các em nắm kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cần thiết trong học tập. Khi nghe giảng bài có gắn với bản đồ, các em cảm thấy dễ hiểu, dễ nhớ bài và khắc sâu kiến thức bài học, yêu thích môn học hơn.
Tuy nhiên qua phiếu điều tra cho thấy, 117/145 học sinh (80,7%) cảm thấy còn lúng túng khi sử dụng bản đồ trong quá trình học tập, bởi các em chưa hiểu rõ mục đích bản đồ. Các em không biết sử dụng thế nào là đúng. Mong muốn của các em là GV có biện pháp hướng dẫn cụ thể để HS có thể phát triển được năng lực xem bản đồ, tạo bước đệm để các em khai thác nguồn kiến thức về kênh hình trong sách giáo khoa.
Từ điều tra, khảo sát, tôi rút ra được kết luận sau :
+ Về phía giáo viên : Trong một số tiết dạy, GV chưa nắm vững bản đồ, chưa thấy hết vai trò, ý nghĩa của bản đồ, dẫn đến việc khai thác, sử dụng còn lúng túng, chưa phát huy hết các năng lực của HS và khắc sau kiến thức bài học. Trong quá trình tổ chức cho HS khai thác bản đồ, GV chưa hướng dẫn HS cụ thể, HS chưa nắm rõ các đối tượng địa lí, dẫn đến việc khai thác bản đồ không hiệu quả.
+ Về phía học sinh : Phần lớn HS còn thụ động, chưa tự giác, tích cực trong việc khai thác kiến thức từ bản đồ, chưa nắm rõ các khái niệm về đối tượng, vị trí địa lí...các em chỉ quan tâm màu sắc và hình thức của bản đồ chứ chưa đi sâu vào khai thác kiến thức. Nhiều HS cho rằng Địa lí là môn phụ nên không đầu từ thời gian cho việc học môn này.
CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÝ LỚP 5 3.1. Nguyên tắc phát triển năng lực xem bản đồ
3.1.1. Đảm bảo tính thực tiễn và tính vừa sức
Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và mối quan hệ của các đối tượng địa lí trên bề mặt trái đất một cách cụ thể mà không một phương tiện nào khác có thể làm được. Những kí hiệu, màu sắc, cách biểu hiện trên bản đồ là những nội dung địa lí đã được mã hóa, trở thành một thứ ngôn ngữ đặc biệt - ngôn ngữ bản đồ. Về phương pháp, bản đồ được coi là phương tiện trực quan giúp cho học sinh khai thác, củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình học địa lí. Những biện pháp được đưa ra giúp HS khai thác được những tri thức trên bản đồ, HS hiểu bản đồ, đọc được bản đồ, nghĩa là phải nắm được những kiến thức lí thuyết về bản đồ, trên cơ sở đó có được những kĩ năng làm việc với bản đồ.
Những phương pháp mà tôi đưa ra đều phù hợp với đặc điểm môn Địa lí lớp 5, qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy các em nắm được kiến thức và hứng thú trong giờ học hơn.
3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống và tính vững chắc
Các biện pháp mà tối đề xuất giúp học sinh phát triển kĩ năng sử dụng bản đồ, HS tái tạo được hình ảnh các lãnh thổ nghiên cứu với những đặc điểm cơ bản của chúng mà không phải nghiên cứu trực tiếp ngoài thực địa.
Tiếp xúc nhiều bản đồ làm học sinh rèn luyện được kĩ năng sử dụng bản đồ không chỉ trong học tập, nghiên cứu mà còn trong cuộc sống, đặc biệt đối với lĩnh vực quân sự, trong các ngành kinh tế khác nhau. Khi phân tích nội dung các bản đồ rồi đối chiếu so sánh chúng với nhau, học sinh sẽ phát triển được tư duy logic, biết thiết lập mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí, nhất là các mối liên hệ nhân quả giữa chúng...
Các biện pháp mà tối đề xuất phù hợp với đặc điểm của HS lớp 5. Cách thực hiện các biện pháp được xây dựng dựa trên nội dung môn Địa lí lớp 5 và phù hợp với thời gian dạy một tiết học.
3.2. Các biện pháp phát triển năng lực sử dụng bản đồ cho HS lớp 5
3.2.1. Biện pháp phát triển năng lực nhận biết, chỉ và đọc đối tượng địa lí trên bản đồ
3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa
Các đối tượng địa lý được biểu hiện trên bản đồ rất đa dạng: các đối tượng địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội. Trong đó các đối tượng địa lý tự nhiên ít thay đổi, hay nói chính xác hơn chúng biến đổi rất chậm không đáng kể, qua hàng trăm năm, thậm chí hàng chục triệu năm. Các đối tượng kinh tế - xã hội luôn luôn biến đổi. Chính vì vậy mà rèn luyện cho học sinh kỹ năng nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lí tự nhiên trên bản đồ là cơ sở để rèn luyện kỹ năng, xác định trên cái nền tự nhiên đó các đối tượng địa lý thuộc những loại khác nhau.
Năng lực nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lý trên bản đồ tuy đơn giản nhưng lại là năng lực rất cơ bản, trên cơ sở nắm, trên cơ sở nắm chắc kỹ năng này mà học sinh sẽ rèn luyện các kỹ năng khác một cách thuận lợi hơn. Nói như vậy không có nghĩa là phải đợi hoàn chỉnh kỹ năng này rồi mới chuyển sang kỹ năng khác, mà chỉ có nghĩa là cần bắt đầu rèn luyện kỹ năng này trước tiên.
3.2.1.2. Cơ sở khoa học
- Bản đồ được xây dựng trên cơ sở toán học thông qua các phép chiếu; các đối tượng được biểu hiện bằng hệ thống kí hiệu và ước hiệu quy định (gọi là ngôn ngữ bản đồ)
- Từ cơ sở khoa học trên, HS lớp 5 muốn hiểu được bản đồ trước tiên phải biết được các kí hiệu, hiểu và nhớ được bảng chú giải để nhận biết các đối tượng trên bản đồ; Hiểu được những quy ước trên bản đồ,
3.2.1.3. Quy trình và biện pháp thực hiện
Để rèn luyện năng lực nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lý trên bản đồ GV tiến hành theo quy trình sau dây:
Bước 1: Học sinh cần biết tên bản đồ để biết nội dung biểu hiện trên bản đồ Bước 2: Hướng dẫn học sinh nghiên cứu bản chú giải để biết phương pháp biểu hiện đối tượng trên bản đồ.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh đối chiếu các đối tượng trong bảng chú giải với các đối tượng để tìm đối tượng trên bản đồ
Bước 4: Học sinh chỉ chính xác đối tượng trên bản đồ.
Bước 5: Học sinh đọc rõ ràng rành mạch địa danh và ghi lên bảng hoặc vở
b. Hướng dẫn thực hiện
GV hướng dẫn HS thực hiện bằng cách kết hợp vận dụng các phương pháp dạy học như quan sát, đặt câu hỏi gợi mở và cho thảo luận nhóm
- Đầu tiên giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tên bản đồ mà mình sử dụng để biết nội dung thể hiện của bản đồ.
- Cho học sinh nghiên cứu bảng chú giải: Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết hệ thống các ký hiệu trên bảng chú giải, những ký hiệu đó có thể kí hiệu bằng gam màu, hay kí hiệu hình học,.... Từ đó học sinh có thể biết được những kí hiệu đó thể hiện những đối tượng nào trên bản đồ.
- Hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ và đối chiếu bảng chú giải với các đối tượng trên bản đồ. Nhìn vào hệ thống ký hiệu giáo viên vừa hướng dẫn thì học sinh có thể dễ dàng nhận ra các đối tượng trên bản đồ.
- Sau khi đã nhận biết được đối tượng: Giáo viên đặt các câu hỏi gợi mở: đối đó là gì? Vị trí nằm ở đâu? Thuộc châu lục nào? quốc gia nào? ... để học sinh có thể chỉ chính xác các đối tượng trên bản đồ.
- Ngoài ra để giúp cho học sinh nhận biết và tìm ra được dễ dàng các đối tượng địa lý trên bản đồ, nhiều giáo viên có kinh nghiệm thường lưu ý học sinh chú ý đến đặc điểm hình thù hoặc kích thước của đối tượng và đặt câu hỏi
- Tiếp theo giáo viên yêu cầu HS phát âm rõ ràng, rành mạch địa danh, đồng thời chỉ trên bản đồ địa danh đó (có thể chỉ trên bản đồ trong SGK hoặc bản đồ treo tường).
- Giáo viên chỉnh sửa nếu HS chỉ sai hoặc đọc sai (GV có thể ghi địa danh lên bảng) và yêu cầu HS phát âm lại và sinh ghi vào vở. GV có thể cho HS luyện tập chỉ và đọc tên đối tượng đó trên bản đồ nhiều lần để HS thuần thục và lưu loát.
c. Ví dụ minh họa: Bài 4 Sông ngòi (Phần Địa lí lớp 5 trang 74) – Hoạt động 1 : Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
a. Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi VN - Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi
- Chỉ được vị trí 1 số con sông lớn trên lược đồ Việc hình thành kiến thức về một số đặc điểm, vai trò của sông ngòi Việt Nam và mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi. Thông qua hệ thống bản đồ trong sách giáo khoa kết hợp kênh hình, giúp học sinh quan sát và tri giác được nội dung kiến thức.
b. Quy trình và cách thức rèn luyện năng lực nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lý trên bản đồ
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc tên lược đồ “Lược đồ sông ngòi”. Đặt câu hỏi: Lược đồ này biểu hiện nội dung gi? Yêu cầu HS trả lời
LƯỢC ĐỒ SÔNG NGÒI
Bước 2: GV hướng dẫn HS quan sát bảng chú giải, nhận biết được các kí hiệu biểu hiện đối tượng sông ngòi thể hiện trong lược đồ.
Bước 3: GV chia nhóm cặp đôi để HS đối chiếu bảng chú giải và tìm các đối tượng biểu hiện trên lược đồ
Bước 4: Các nhóm ghi lại và lên chỉ trên lược đồ các đối tượng : chỉ các sông, hồ và các nhà máy thủy điện của Việt Nam
Bước 5: Các nhóm bổ sung, chỉ và đọc lại. Sau đó GV nhận xét và chỉ lại tên các con sông và nhà máy thủy điện, đọc to, rõ ràng. HS ghi lại vào vở
Như vậy, việc hình thành kiến thức thông qua lược đồ và tìm hiểu rõ các kí hiệu làm các em ghi nhớ nội dung lâu dài hơn, kết hợp với câu hỏi gợi mở, giúp học sinh nhớ bài lâu hơn.
3.2.2. Biện pháp phát triển năng lực xác định vị trí địa lí các đối tượng trên bản đồ đồ
3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa
Vị trí địa lý của một đối tượng là mối quan hệ không gian của nó đối với những đối tượng nằm bên ngoài nó và có liên quan đến nó, hoặc về mặt toán học, hoặc về mặt tự nhiên, hoặc về mặt kinh tế, hoặc về mặt chính trị quốc phòng.
Vị trí địa lý của một khu vực cho phép chúng ta xét đoán về đặc điểm khí hậu và qua đấy xét đoán cả về đặc điểm tự nhiên của khu vực đó, vì khí hậu tác động sâu sắc đến địa hình, đến sự hình thành thổ nhưỡng, chế độ thủy văn và đời sống của sinh vật.
3.2.2.2. Cơ sở khoa học
- Bản đồ là một mô hình phẳng của bề mặt Trái Đất, nó biểu hiện được sự phân bố của sự vật, hiện tượng địa lí trong không gian. Về mặt toán học, vị trí địa lí được xác định nhờ hệ thống hệ tọa độ (kinh độ, vĩ độ)