7. Cấu trúc của luận văn:
2.4.1.3. Nội dung khảo sát
Nội dung điều tra, phỏng vấn xoay quanh các vấn đề:
+ Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi dạy phần Địa lí trong môn Lịch sử & Địa lí lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực.
+ Việc dạy học phần địa lí lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực: Nội dung, phương pháp, kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức dạy học.
+ Quy trình xây dựng phương pháp dạy học phát triển năng lực xem bản đồ cho học sinh qua học phần Địa lý lớp 5.
+ Việc vận dụng dạy học phát triển năng lực xem bản đồ cho học sinh trong dạy học phần Địa lí lớp 5 tại một số trường Tiểu học trên địa học quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
2.4.2. Phân tích kết quả điều tra
Tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 12 giáo viên bộ môn phụ trách giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 ở một số trường Tiểu học thuộc địa bàn quận Thanh Khê, Tp Đà Nẵng: trường Tiểu học Trần Cao Vân, trường Tiểu học Duy Tân.
Chúng tôi tập trung tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn trong quá trính giảng dạy phần Địa lí trong môn Lịch sử & Địa lí 5, phương pháp tổ chức, dạy học phát triển năng lực xem bản đồ cho học sinh lớp 5 trong dạy học phần địa lí của giáo viên thông qua 2 hình thức cơ bản sau:
+ Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu thực trạng công tác giảng dạy phần Địa lí trong môn Lịch sử & Địa lí lớp 5.
+ Trao đổi trực tiếp đối với một số giáo viên bộ môn phụ trách giảng dạy môn Lịch sử & Địa lí lớp 5 để thăm dò ý kiến, thu thập các thông tin, số liệu cơ bản của quá trình điều tra.
2.4.2.1. Kết quả khảo sát thực trạng về dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh ở các trường Tiểu học
Theo kết quả điều tra thực trạng việc nhận thức của giáo viên trong dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh ở các trường Tiểu học, chúng tôi đã thu được như sau:
Từ năm 2017 đến nay, ở các trường Tiểu học trên địa bàn quận Thanh Khê, Đà Nẵng dưới sự chỉ đạo của Sở Giáo dục – Đào tạo, công tác tập huấn về dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho học đã được triển khai về các trường Tiểu học. Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực đã được thực hiện 100% ở các trường Tiểu học trên địa bàn quận Thanh Khê, Đà Nẵng. Hầu hết giáo viên đã được tham gia tập huấn về việc dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Chính vì thế, đa phần giáo viên nhận thức được sự cần thiết và quan trọng trong việc dạy học theo hướng phát triển năng lực một cách cụ thể và chính xác.
Trong các nhà trường đã tiến hành thực hiện việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực thông qua việc xây dựng kế hoạch dạy học, thay đổi phương pháp dạy học và soạn giáo án dạy học phát huy năng lực đã đem lại hiệu quả trong chất lượng dạy học như sau :
HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Theo tinh thần này, giáo viên không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập như
nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,...
Học sinh được rèn luyện biết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,... Bên cạnh đó học sinh còn được phát triển các năng lực cần thiết: năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề,….đồng thời tạo cho học sinh có một tinh thần phấn khởi, hào hứng và sáng tạo trong học tập.
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong nhà trường Tiểu học còn có những khó khăn mà các giáo viên gặp phải trong quá trình thực hiện:
Trong dạy học phát triển năng lực học sinh, cần phải dạy học phân hóa. Dạy học phân hóa là sự tổ chức và áp dụng các hình thức, phương pháp giáo dục để đáp ứng nhu cầu cá nhân của người học. Các giáo viên cần tích cực luôn nhận ra nhu cầu đa dạng của học sinh và điều chỉnh việc giảng dạy cho phù hợp. Tuy nhiên, dạy học phân hóa là công việc khó khăn và tốn thời gian, và quy mô lớp học hiện tại trong các nhà trường Tiểu học công lập khiến việc dạy học phân hóa trở nên khó khăn hơn.
Việc sĩ số học sinh đông có ảnh hưởng đến dạy học phát triển năng lực bởi lẽ dạy học phát triển năng lực yêu cầu phát huy cao nhất tiềm năng của từng học sinh, tức là phải dạy học cá nhân hóa. GV cần phải tính đến nhu cầu, đặc điểm của mỗi HS để xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá cho phù hợp. Nếu sĩ số đông, nhu cầu của HS sẽ đa dạng hơn nên GV rất khó quan tâm đến từng HS, việc tổ chức cho HS hoạt động sẽ gặp khó khăn.
Tóm lại, việc dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh ở các trường Tiểu học trên địa bàn quận Thanh Khê, Đà Nẵng đều đã được nhận thức rõ ràng và được thực hiện một cách đồng bộ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn về phía lãnh đạo nhà trường, giáo viên và học sinh. Để tiếp tục thực hiện việc dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực đem lại hiệu quả tuyệt đối và hoàn thiện cần khắc phục những khó khăn mà GV gặp phải.