Biện pháp phát triển năng lực mô tả các đối tượng địa lý trên bản đồ

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực sử dụng bản đồ cho học sinh trong dạy học phần địa lí lớp 5 1 (Trang 66 - 81)

7. Cấu trúc của luận văn:

3.2.3. Biện pháp phát triển năng lực mô tả các đối tượng địa lý trên bản đồ

3.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa

- Các đối tượng địa lí trên bản đồ rất đa dạng, bao gồm các yếu tố tự nhiên như: địa hình, khí hậu, sông ngòi, sinh vật,…và các yếu tố kinh tế xã hội như: dân cư, lao động, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,..

- Mô tả các đối tượng là miêu tả những đặc điểm bên ngoài của các sự vật hiện tượng địa lý như: hình dạng, kích thước, cao, thấp, bằng phẳng, màu sắc,… để từ đó rút ra được tính chất cơ bản của sự vật hiện tượng địa lí.

- Mô tả các đối tượng có ý nghĩa lớn trong dạy học địa lí:

+ Giúp học sinh nhận biết được đối tượng địa lí một cách dễ dàng, phân biệt được đối tượng này với đối tượng khác

+ Thông qua mô tả các đặc điểm bên ngoài sẽ giúp cho học sinh hiểu được một số đặc điểm bên trong và mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.2.3.2. Cơ sở khoa học

- Bản đồ cuốn sách giáo khoa thứ 2, biểu hiện các yếu tố tự nhiên (địa hình,

khí hậu, sông ngòi, đất đai, sinh vật), các yếu tố kinh tế, xã hội (dân cư, nông

nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,...) thông qua hệ thống kí hiệu ước hiệu. Nắm được hệ thống kí hiệu, ước hiệu, HS sẽ hiểu được những đặc điểm bên ngoài của sự vât hiện tượng địa lý, từ đó có thể phát triển tư duy, hiểu được bản chất và các mối quan hệ của các sự vật hiện tượng địa lí biểu hiện trên bản đồ.

3.2.3.3. Quy trình và biện pháp thực hiện

a. Mô tả địa hình

* Địa hình là hình dạng bên ngoài của bề mặt đất, là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài và phức tạp; Địa hình bề mặt đất rất đa dạng, phức tạp: bằng phẳng, cao, thấp, nông, sâu, rộng, hẹp, lồi, lõi,..

* Trên bản đồ giáo khoa, địa hình được biểu hiện bằng kí hiệu thang màu (độ

đậm nhạt của màu sắc và một số kí hiệu về độ cao, dộ sâu, dãy núi,…)

* Quy trình tiến hành

- Bước 1: Cho học sinh đọc tên bản đồ, xác định đối tượng cần mô tả

- Bước 2: Cho học sinh nghiên cứu bảng chú giải để biết kí hiệu biểu hiện địa hình

- Bước 3: Xác định phạm vi mô tả địa hình: của châu lục, khu vực hay quốc gia,…

- Bước 4: Mô tả những nét chung của địa hình: địa hình châu lục, khu vực, quốc gia chủ yếu là địa hình gì: đồi núi hay đồng bằng, cao nguyên, cao thấp, rộng hẹp,…

- Bước 5: Mô tả đặc điểm riêng của từng dạng địa hình: đồi núi, cao nguyên (cao, thấp, hình thái, hướng núi,..), đồng bằng (loại đồng bằng bồi tụ, ven biển, cao, thấp, bằng phẳng,…), thung lung, sông, hồ,…

* Biện pháp thực hiện

- GV cho học sinh đọc tên bản đồ, và xác định đối tượng cần mô tả là địa hình - Yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng chú giải để biết được địa hình trên bản đồ được biểu hiện bằng phương pháp nào: thang màu, số liệu ghi độ cao, độ sâu ….. - Dựa vào bài học cụ thể, cho học sinh tiến hành mô tả địa hình một khu vực, một miền, một quốc gia hay một châu lục theo câu hỏi gợi mở:

+ Đầu tiên mô tả những nét chung của địa hình: Dạng địa hình nào là chủ yếu? Tỉ lệ ước đoán của mỗi loại (đồi núi chiếm bao nhiêu? đồng bằng chiếm bao nhiêu?). Phân bố của từng loại địa hình ở phía nào của khu vực, quốc gia, châu lục?

+ Sau đó chuyển sang mô tả đặc điểm riêng của từng dạng địa hình: Vị trí các dạng địa hình đó thuộc phần nào của lãnh thổ; tiếp giáp với những dạng địa hình, với những vịnh biển, đại dương nào; Độ cao địa hình: cao, thấp hay trung bình. Đỉnh cao nhất là bao nhiêu mét, thấp nhất là bao nhiêu mét; Hướng địa hình và các dãy núi điển hình

* Ví dụ minh họa

Bài 2: Địa hình và khoáng sản (Phần địa lí Việt Nam, trang 68)

- Mục tiêu bài học

+ Nêu được đặc điểm chính của địa hình: Phần đất liền của VN có ¾ diện tích là đồi núi, ¼ diện tích là đồng bằng

+ Nêu được tên một số khoáng sản chính của VN

+ Chỉ được các dãy núi, đồng bằng lớn trên bản đồ, lược đồ + Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ, lược đồ

- Nội dung rèn luyện năng lực mô tả địa hình

Hoạt động 1: Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam

- Quy trình và biện pháp thực hiện

Bước 1: GV cho học sinh đọc tên lược đồ, từ đó xác định được đối tượng cần mô tả (lược đồ địa hình Việt Nam, đối tượng cần miêu tả là địa hình Việt Nam)

Bước 2: Cho học sinh nghiên cứu bảng chú giải để biết địa hình được biểu hiện bằng thang màu và các số ghi độ cao, độ sâu, kí hiệu dãy núi

Bước 3: HS xác định phạm vi mô tả là địa hình Việt Nam. Bước 4: GV đặt câu hỏi gợi mở và cho HS hoạt động nhóm

+ Dạng địa hình chủ yếu của Việt Nam là gì? So sánh diện tích của vùng đồi núi với đồng bằng nước ta.

+ Địa hình đồi núi phân bố tập trung ở khu vực nào? Địa hình đồng bằng phân bố ở khu vực nào?

+ Dựa vào màu sắc địa hình, hãy nêu khu vực cao nhất và khu vực thấp nhất ? + Đồi núi Việt Nam chạy theo những hướng nào là chủ yếu?

HS hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi

Bước 5: Các nhóm dựa vào bản đồ để báo báo, chỉ miền núi, đồng bằng, xác định dãy núi, hướng núi trên bản đồ

Từ báo cáo của các nhóm, GV nhận xét và chốt lại nội dung bài để HS ghi chép

+ Địa hình Việt Nam chủ yếu là đồi núi, đồi núi chiếm 3/4 diện tích, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích.

+ Địa hình núi Việt Nam chủ yếu là đồi núi thấp 500 - 600m, miền núi cao nhất Việt Nam là Tây Bắc, dãy cao nhất là Hoàng Liên Sơn trên 2000m, đỉnh cao nhất là Fanxipăng 3143m; đồng bằng thấp, độ cao trung bình 50 – 100m, thấp nhất là đồng bằng sông Cửu Long 0 – 2 – 4m

+ Địa hình đồi núi phân bố chủ yếu ở phía Bắc và phía Tây lãnh thổ, đồng bằng tập trung ở phía Đông và Nam.

+ Địa hình đồi núi chạy theo 2 hướng chính: hướng Tây Bắc – Đông Nam (Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Bắc Trường Sơn,...), hướng vòng cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, Nam Trường Sơn,...)

b. Mô tả khí hậu

* Khí hậu là thời tiết trung bình nhiều năm của một khu vực, bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, gió các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.

* Các yếu tố khí hậu biểu hiện trên bản đồ giáo khoa bằng nhiều kí hiệu như nền màu biểu hiện nhiệt độ, lượng mưa, mũi tên chỉ hướng gió, đường biểu hiện đường đi của bão,…

* Quy trình tiến hành

- Bước 1: Học sinh đọc tên bản đồ và xác định đối tượng mô tả là khí hậu - Bước 2: Nghiên cứu bảng chú giải, xác định phạm vi mô tả khí hậu của khu vực, miền, quốc gia,...

- Bước 3: Xác định các yếu tố khí hậu của khu vực, vùng, miền, quốc gia cần mô tả: nhiệt độ, mưa, gió,…

- Bước 4: Tiến hành mô tả từng yếu tố: nhiệt độ (trung bình, phân hóa mùa, nhiệt độ cao nhất, thấp nhất,...), lượng mưa (trung bình, phân hóa mùa, nhiệt độ cao nhất, thấp nhất,...), hướng gió chính, bão,…

- Bước 5: Rút ra đặc điểm khí hậu của khu vực, miền, quốc gia, địa phương đó * Biện pháp thực hiện

- GV cho học sinh sử dụng lược đồ khí hậu trong sách giáo khoa, bản bản đồ khí hậu treo tường; HS đọc tên bản đồ và xác định đối tượng cần mô tả là khí hậu .

- Cho học sinh nghiên cứu bảng chú giải để biết được các yếu tố của khí hậu biểu hiện bằng các kí hiệu nào trên bản đồ (có thể là phân tầng màu, đường chuyển động, đồ thị, chữ số, đường đẳng nhiệt…), GV hướng dẫn để HS hiểu về bảng chú giải các yếu tố khi hậu để có thể mô tả các yếu tố

- HS xác định phạm vi mô tả khí hậu của khu vực, miền hay quốc gia, châu lục,... và xác định các yếu tố khí hậu cần mô tả là nhiệt độ, mưa, gió,… (đây là 3 yếu tố cơ bản để có thể rút ra đặc điểm khí hậu).

+ Nhiệt độ: trên bản đồ được biểu hiện bằng thang màu thì xác định được những khu vực có nhiệt độ cao, thấp, trung bình. Nếu biểu hiện bằng biểu đồ đường thì xác định sự thay đổi nhiệt độ trong năm (nhiệt độ dao động ít hay nhiều, thay đổi theo mùa, mùa nóng, lạnh, từ tháng mấy đến tháng mấy), mỗi khu vực có 1 biểu đồ thì sẽ xác định được nơi nào nào nóng, lạnh, ôn hòa,…

+ Mưa: trên bản đồ được biểu hiện bằng thang màu thì xác định được những khu vực có lượng mưa lớn, và những vùng có lượng mưa nhỏ. Nếu biểu hiện bằng biểu đồ cột thì xác định sự phân bố mưa trong năm (mưa nhiều mùa nào, từ tháng mấy đến tháng mấy), mỗi khu vực có 1 biểu đồ thì sẽ xác định được nơi nào mưa nhiều, nơi nào mưa ít,...

+ Gió: Được thể hiện bằng mũi tên (mũi tên đỏ chỉ gió thịnh hành tháng 7, mũi tên màu xanh chỉ gió thịnh hành tháng 1); Xác định được trong năm lãnh thổ chịu sự tác động của những loại gió nào, hướng gió, ảnh hưởng của loại gió đó đến đặc điểm khí hậu…

+ Sau khi phân tích từng yếu tố sẽ rút ra đặc điểm khí hậu của địa phương, khu vực mô tả: có khí hậu nóng, lạnh hay ôn hòa, mưa nhiều hay ít, loại gió nào thịnh hành, có sự thay đổi theo mùa hay không,…

* Ví dụ minh họa:

Bài 3 : Khí hậu (Phần địa lí Việt Nam, trang 72)

- Mục tiêu bài học:

+ Nêu được đặc điểm cơ bản của khí hậu VN là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và khí hậu có sự khác nhau giữa 2 miền Nam – Bắc; Xác định được ranh giới khí hậu của miền Bắc – Nam trên lược đồ

+ Biết được ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống sản xuất của nhân dân ta (tích cực và tiêu cực)

- Nội dung tập trung vào 2 hoạt động

Hoạt động 1: Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam Hoạt động 2: Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau.

Bước 1 : Cho học sinh đọc tên lược đồ, xác định được đối tượng cần mô tả: đặc điểm khí hậu Việt Nam.

Bước 2: Cho học sinh nghiên cứu bảng chú giải để biết được một số phương pháp biểu hiện khí hậu trên bản đồ: nhiệt độ thể hiện qua phân tầng màu, gió được thể hiện bằng các mũi tên chuyển động; Xác định phạm vi mô tả khí hậu của Việt Nam.

Bước 3 : Xác định những yếu tố cần mô tả: nhiệt độ và gió của hai miền Bắc - Nam

Bước 4: GV đặt câu hỏi và chia nhóm để HS thảo luận

+ Dựa vào hệ tọa độ trên lược đồ trong sách giáo khoa cho biết Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

+ Nhiệt độ, lượng mưa và các loại gió ở nước ta như thế nào? + Rút ra đặc điểm chung nhất của khí hậu Việt Nam

+ Việt Nam có mấy miền khí hậu? Ranh giới của các miền nằm ở đâu? + Nhiệt độ và lượng mưa của mỗi miền như thế nào?

Bước 5: Cho các nhóm lên báo cáo, xác định các yếu tố trên bản đồ treo tường (có thể chia ra, mỗi nhóm báo cáo, trả lời 1 vấn đề, 1 câu hỏi) . GV nhận xét, bổ sung và chốt các vấn đề để HS nhớ, hiểu và ghi vào vở:

LƯỢC ĐỒ KHÍ HẬU VIỆT NAM

+ Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, nói chung là nóng, trừ những vùng núi cao thương mát mẻ quanh năm. Gió và mưa ở nước ta thay đổi theo mùa. Trong một năm có hai mùa gió chính : một mùa gió đông bắc, còn mùa kia là gió tây nam hoặc đông nam.

+ Khí hậu Việt Nam phân hóa thành 2 miền khác nhau: Miền Bắc mùa hạ nóng, nhiều mưa, mùa đông lạnh, ít mưa. Giữa hai mùa là những thời kì chuyển tiếp, quen gọi là mùa xuân và mùa thu. Mùa xuân có mưa phùn ẩm ướt. Mùa thu trời se lạnh, khô hanh.

Miền Nam khí hậu nóng quanh năm, chỉ có mùa mưa và mùa khô hanh.

c. Mô tả sông ngòi trên bản đồ

* Sông là nguồn nước chảy theo dòng, từ nơi cao xuống nơi thấp, có nguồn cung cấp là nước mặt và nước ngầm; Sông ngòi có nhiều yếu tố rất phức tạp về mạng lưới, về dòng chảy nước, về dòng chảy rắn (Cát bùn),...

* Việc mô tả sông ngòi trên bản đồ giáo khoa đối với HS lớp 5 chỉ dừng lại ở việc mô tả những đặc điểm bên ngoài của mạng lưới như nhiều, ít, dày đặc hay thưa thớt, sông dài hay ngắn,…

* Quy trình tiến hành

Bước 1: Cho học sinh đọc tên bản đồ, từ đó xác định được đối tượng cần mô tả là sông ngòi

Bước 2: Cho học sinh nghiên cứu bảng chú giải để biết được sông, hồ được biểu hiện bằng những kí hiệu nào

Bước 3: Mô tả những nét tổng quan của sông ngòi: mạng lưới dày đặc hay thưa thớt, sông lớn hay nhỏ, dài ngắn, bắt nguồn từ đâu, hướng chảy,.…

Bước 4: Nhận xét về đặc điểm mạng lưới sông ngòi của một lãnh thổ quốc gia hay vùng miền, châu lục,…

*Biện pháp thực hiện

- Yêu cầu HS đọc tên lược đồ trong sách giáo khoa hoặc bản đồ treo tường, từ đó biết được nội dung thể hiện của bản đồ là sông ngòi

- Cho học sinh nghiên cứu bảng chú giải để biết được sông ngòi được biểu hiện trên bản đồ bằng các kí hiệu nào,....

- Đối chiếu trên lược đồ và mô tả những nét khái quát nhất của sông:

+ Mạng lưới sông ngòi: Dày hay thưa, phân bố đều hay không đều, sông nhỏ hay lớn. các phụ lưu và chi lưu quan trọng

+ Hướng chảy của sông: sông chảy theo những hướng nào? Đổ vào những biển hoặc đại dương nào?

- Từ việc mô tả những đặc điểm của sông ngòi học sinh có thể nhận biết được đặc điểm của các yếu tố tự nhiên khác: địa hình, khí hậu…

* Ví dụ minh họa

Bài 4: Sông ngòi (Phần địa lí Việt Nam, trang 74)

- Mục tiêu bài học

+ Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi VN + Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi + Chỉ được vị trí 1 số con sông lớn trên lược đồ

- Nội dung:

Hoạt động 1: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc

- Quy trình và biện pháp thức rèn luyện năng lực mô tả sông ngòi

Bước 1: Yêu cầu HS đọc tên lược đồ trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: Đối tượng biểu hiện chủ yếu trên bản đồ là gì? Xác định đối tượng cần mô tả là hệ thống sông ngòi Việt Nam.

Bước 2: Học sinh nghiên cứu bảng chú giải để xác định sông ngòi được biểu hiện như thế nào, HS đối chiếu kí hiệu lên bản đồ

Bước 3: Chia nhóm, yêu cầu các nhóm HS nghiên cứu bản đồ để trả lời các câu hỏi sau:

LƯỢC ĐỒ SÔNG NGÒI

+ Mạng lưới sông ngòi Việt Nam dày đặc hay thưa thớt? Phân bố giữa các vùng miền như thế nào?

+ Các sông chủ yếu chảy theo các hướng nào?

+ Chỉ trên bản đồ và đọc tên các con sông lớn ở các miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam

+ Nêu các vai trò của sông ngòi đối với sản xuất và đời sống

Bước 4: Các nhóm sử dụng bản đồ hoặc lược đồ để báo cáo kết quả thảo luận Sau khi các nhóm báo cáo, GV bổ sung, nhận xét và chốt lại nội dung để HS

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực sử dụng bản đồ cho học sinh trong dạy học phần địa lí lớp 5 1 (Trang 66 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)