7. Cấu trúc của luận văn:
3.2.2. Biện pháp phát triển năng lực xác định vị trí địa lí các đối tượng trên bản đồ
Bước 3: GV chia nhóm cặp đôi để HS đối chiếu bảng chú giải và tìm các đối tượng biểu hiện trên lược đồ
Bước 4: Các nhóm ghi lại và lên chỉ trên lược đồ các đối tượng : chỉ các sông, hồ và các nhà máy thủy điện của Việt Nam
Bước 5: Các nhóm bổ sung, chỉ và đọc lại. Sau đó GV nhận xét và chỉ lại tên các con sông và nhà máy thủy điện, đọc to, rõ ràng. HS ghi lại vào vở
Như vậy, việc hình thành kiến thức thông qua lược đồ và tìm hiểu rõ các kí hiệu làm các em ghi nhớ nội dung lâu dài hơn, kết hợp với câu hỏi gợi mở, giúp học sinh nhớ bài lâu hơn.
3.2.2. Biện pháp phát triển năng lực xác định vị trí địa lí các đối tượng trên bản đồ đồ
3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa
Vị trí địa lý của một đối tượng là mối quan hệ không gian của nó đối với những đối tượng nằm bên ngoài nó và có liên quan đến nó, hoặc về mặt toán học, hoặc về mặt tự nhiên, hoặc về mặt kinh tế, hoặc về mặt chính trị quốc phòng.
Vị trí địa lý của một khu vực cho phép chúng ta xét đoán về đặc điểm khí hậu và qua đấy xét đoán cả về đặc điểm tự nhiên của khu vực đó, vì khí hậu tác động sâu sắc đến địa hình, đến sự hình thành thổ nhưỡng, chế độ thủy văn và đời sống của sinh vật.
3.2.2.2. Cơ sở khoa học
- Bản đồ là một mô hình phẳng của bề mặt Trái Đất, nó biểu hiện được sự phân bố của sự vật, hiện tượng địa lí trong không gian. Về mặt toán học, vị trí địa lí được xác định nhờ hệ thống hệ tọa độ (kinh độ, vĩ độ)
- Trên cơ sở khoa học này mà HS xác định được vị trí địa lí của các đối tượng địa lí trên bản đồ.
3.2.2.3. Quy trình và biện pháp thực hiện
a. .Quy trình tiến hành
- Bước 1 : Hướng dẫn HS xác định vị trí địa lí của đối tượng nào? (quốc gia, châu lục, khu vực hay 1 đối tượng: dãy núi, đồng bằng, sông, hồ,…
- Bước 2 : Hướng dẫn HS chọn lọc các đối tượng bên ngoài có liên quan đến vị trí của đối tượng (ví dụ như: biển, đại dương, dãy núi, châu lục, quốc gia).
- Bước 3 : Xác định vị trí địa lí tự nhiên của dối tượng
+ Nếu là vị trí của châu lục hay khu vực: Nằm ở bán cầu nào, từ vĩ độ đến vĩ độ nào, giáp với đại dương và lục địa nào?
+ Nếu là quốc gia: Nằm ở châu lục, khu vực nào, giáp biển, núi,...
- Bước 4: Xác định vị trí địa lí kinh tế và chính trị (nếu cần thiết): Nếu là quốc gia thì giáp các nước nào, nằm ở khu vực chính trị nào như ASEAN,…
- Bước 5 : Chỉ, xác định ranh giới, vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ
b. Biện pháp thực hiện
- Bước đầu tiên, từ nội dung bài học, yêu cầu HS nói rõ là xác định vị trí địa lý của đối tượng nào?
- Muốn xác định vị trí địa lý của mỗi đối tượng thì chúng ta chỉ cần xem xét mối quan hệ của nó với các đối tượng khác có chọn lọc, những hiện tượng có ý nghĩa nhất đối với nó.
Ví dụ: + Khi xác định vị trí địa lý của một châu lục, cần phải xem xét mối quan hệ của châu lục với các đường xích đạo, chí tuyến, vòng cực, hoặc phải xét mối quan hệ của nó với các châu lục khác, các đại dương, biển chảy ven bờ (nếu có).
+ Khi xác định các khu vực của châu lục, ta chỉ xem xét nó trong mối quan hệ không gian của chính châu lục đó (xem nó nằm ở phía nào của châu lục? Giáp biển, vịnh dòng biển nào? các khu vực địa hình lân cận..)
+ Khi xác định vị trí một quốc gia, ngoài việc lựa chọn các đối tượng để xác định vị trí địa lý như đối với các khu vực tự nhiên như: nằm ở khu vực nào của châu lục, giáp biển hay núi, đồng bằng,.... Đôi khi cần xem xét thêm quốc gia đó nằm trong khu vực, đới khí hậu nào và cả các nước tiếp giáp..
- Sau khi xác định mối quan hệ, HS xác định đối tượng trên bản đồ: xác định cả ranh giới và vị trí và ghi lại. Ví dụ: Vị trí địa lí của Việt Nam
+ Việt Nam nằm ở rìa ĐN của châu Á, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa của châu Á, Việt Nam giáp với biển Đông
+ Việt Nam nằm trong khu vực ĐNÁ, thuộc khối ASEAN
c. Ví dụ minh họa
Bài 1: Việt Nam – đất nước chúng ta (Phần Địa lí Việt Nam, trang 66)
* Mục tiêu bài học :
- Mô tả sơ lược về vị trí địa lí và giới hạn đất nước VN
- Biết được vị trí của VN trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực ĐNA. VN vừa có đất liền, vừa có đảo, quần đảo; Phần đất liền VN giáp với các nước: Lào, Campuchia, Trung Quốc
- Chỉ được phần đất liền của VN trên bản đồ, lược đồ
* Nội dung rèn luyện năng lực xác định vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ
Hoạt động 1 : Xác định vị trí địa lí và giới hạn của Việt Nam
LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM TRONG
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
* Quy trình và biện pháp thực hiện
- Bước 1 : GV cho HS đọc tên lược đồ “Lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á”, từ tên lược đồ, HS xác định yêu cầu bài là nêu vị trí địa lý của Việt Nam.
- Bước 2 : Cho HS quan sát lược đồ và đọc kĩ bảng chú giải để xác định các đối tượng bên ngoài có liên quan đến vị trí của Việt Nam. Ví dụ : biển, đại dương, dãy núi, châu lục, quốc gia.
- Bước 3 : GV cho HS hoạt động nhóm đôi và yêu cầu các nhóm quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi sau :
+ Việt Nam nằm ở bán cầu nào ? Thuộc khu vực nào ?
+ Xác định ranh giới của Việt Nam trên lược đồ và kể tên những nước tiếp giáp phần đất liền của nước ta.
+ Cho biết tên biển tiếp giáp với lãnh thổ phần đất liền của nước ta? + Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta.
HS hoạt động nhóm đôi và trả lời các câu hỏi của GV
- Bước 4: GV cho HS lên bảng chỉ, xác định ranh giới, vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ.
- Bước 5: GV gọi một vài HS chỉ và xác định lại một lần nữa. Sau đó GV chốt về vị trí địa lí của Việt Nam để các em nhớ, hiểu và ghi vào vở.
+ Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực ĐNA; Việt Nam vừa có đất liền, vừa có đảo, quần đảo;
+ Phần đất liền VN giáp với các nước: Trung Quốc ở phía Bắc, Lào, Campuchia ở phía Tây; Phía Đông giáp với biển Đông
+ Việt Nam có 1 số đảo: Cát Bà, Cô Tô, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Qúy, Phú Quốc, Bạch Long Vĩ và các quần đảo lớn : Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Sơn, Thổ Chu.